Tag

Tăng cường công cụ cho cơ chế điều phối liên ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển

Kinh tế 28/05/2025 16:31
aa
Sáng 28/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về cơ chế điều phối liên ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển.
Phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển Đổi mới và tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Phát triển các ngành kinh tế biển mới, theo hướng xanh, tuần hoàn carbon thấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, muốn phát triển bền vững kinh tế biển, điều kiện tiên quyết là phải xây dựng và vận hành hiệu quả cơ chế điều phối liên ngành, liên vùng và liên quốc gia - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, muốn phát triển bền vững kinh tế biển, điều kiện tiên quyết là phải xây dựng và vận hành hiệu quả cơ chế điều phối liên ngành, liên vùng và liên quốc gia - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tránh tình trạng việc gì cũng phải điều phối

Phó Thủ tướng cho rằng, cơ chế điều phối liên ngành cần được xem như một công cụ hỗ trợ ra quyết định, giúp lựa chọn phương án phát triển tối ưu trong bối cảnh có xung đột giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc địa phương khi trên cùng một vùng biển.

Vì vậy, cơ chế điều phối liên ngành cần được hình thành trên cơ sở nhận thức đầy đủ về tính chất đa ngành, đa lĩnh vực và liên vùng trong phát triển kinh tế biển. Hiện nay, chúng ta mới chỉ xây dựng được cơ chế quản lý tổng hợp vùng bờ, chưa mở rộng ra toàn bộ không gian biển, cho thấy đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu, có hệ thống và tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Quá trình xây dựng cơ chế điều phối cần làm rõ căn cứ lý luận, khoa học, pháp lý và thực tiễn để xác định chính xác những nội dung cần điều phối liên ngành, liên vùng. Đồng thời, phải tránh trùng lặp hoặc chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển (Ủy ban quốc gia). Tương tự, ở cấp địa phương, cũng cần thiết kế cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành một cách rõ ràng, hiệu quả.

"Quan trọng nhất là cần xác định rõ trọng tâm, đâu là vấn đề liên ngành, liên vùng, liên địa phương, hoặc thậm chí là liên quốc gia, nếu không rất dễ rơi vào tình trạng "việc gì cũng phải điều phối", dẫn tới quá tải, gây trở ngại kỹ thuật, tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển", Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh "cơ chế điều phối phải dựa trên nguyên tắc phân cấp, chỉ giữ lại những vấn đề thực sự cần điều phối ở cấp Trung ương, còn lại phải giao về địa phương".

Yêu cầu cấp thiết của các bộ, ngành, địa phương

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sau 7 năm triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược), các ngành kinh tế biển chủ đạo như du lịch – dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí, thủy sản, năng lượng tái tạo và một số ngành kinh tế biển mới đã có những bước phát triển tích cực.

Tuy nhiên, quá trình triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo Chiến lược vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Trong tổng số 169 đề án, dự án, nhiệm vụ được Chính phủ giao cho các bộ, ngành và 28 tỉnh, thành phố có biển, đến nay mới chỉ có 35 nội dung đang được triển khai, tương đương 20,7%. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ và mục tiêu chung của Chiến lược biển quốc gia.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là việc thiếu cơ chế điều phối liên ngành đủ mạnh để giám sát, cập nhật tiến độ, tháo gỡ vướng mắc và tạo sự kết nối giữa các dự án, đề án đang triển khai.

Do khối lượng dự án rất lớn và có sự tham gia của nhiều bộ, ngành nhưng lại thiếu cơ chế điều phối liên ngành, nên việc cập nhật tiến độ, tình hình triển khai việc thực hiện các đề án, dự án còn bất cập, hạn chế.

Các bộ, ngành, địa phương gặp khó khăn, vướng mắc, thiếu chia sẻ, tham khảo số liệu, tài liệu liên quan dẫn tới chậm triển khai các đề án, dự án hoặc trùng lặp nội dung, không kế thừa, khai thác kết quả của các đề án, dự án liên quan dẫn đến gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Trong bối cảnh nhiều quy hoạch liên quan đến không gian và tài nguyên biển đã được phê duyệt như Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác vùng bờ… thì yêu cầu về một cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan ngày càng trở nên cấp thiết. Tính đặc thù của không gian biển – nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế chồng lấn – càng đòi hỏi cần có một cơ chế điều phối đa ngành đủ mạnh để giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành phát sinh trong quá trình triển khai Chiến lược.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về cơ chế điều phối liên ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về cơ chế điều phối liên ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Vì vậy, cơ chế điều phối liên ngành về phát triển bền vững kinh tế biển nhằm cụ thể hóa quy chế hoạt động của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, tăng cường chia sẻ thông tin, hỗ trợ phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong triển khai thực tiễn, đồng thời bảo đảm không chồng chéo với pháp luật hiện hành và phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương; tạo nền tảng cho phát triển kinh tế biển một cách bền vững, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, Tài chính, Công Thương cho rằng việc xây dựng cơ chế điều phối liên ngành không chỉ phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam mà còn đáp ứng xu hướng quốc tế khi nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN và trên thế giới đã thiết lập các cơ chế tương tự; cần tận dụng và hoàn thiện cơ chế phối hợp hiện có, tránh phát sinh thủ tục mới, và rà soát hoạt động, kinh phí của Ủy ban quốc gia để nâng cao hiệu quả phát triển bền vững kinh tế biển.

Xây dựng các bộ tiêu chí, công cụ phân tích – đánh giá

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, muốn phát triển bền vững kinh tế biển, điều kiện tiên quyết là phải xây dựng và vận hành hiệu quả cơ chế điều phối liên ngành, liên vùng và liên quốc gia. Đây là nền tảng để quản lý, khai thác tổng hợp tài nguyên, giải quyết các xung đột và lựa chọn phương án tối ưu giữa các lĩnh vực phát triển trên biển.

Theo Phó Thủ tướng, chiến lược và quy hoạch là hai công cụ quan trọng trong điều phối liên ngành. Tuy nhiên, để giải bài toán phát triển đa ngành, đa lĩnh vực tại một vùng biển, nơi tiềm ẩn xung đột giữa hàng hải, điện gió, thủy sản, du lịch, dầu khí… thậm chí liên quan đến yếu tố quốc tế, thì cần bổ sung thêm những công cụ điều phối hữu hiệu khác.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế giải quyết xung đột phát triển, lựa chọn phương án dựa trên các tiêu chí trụ cột là hiệu quả môi trường, kinh tế và khả năng tạo việc làm…; nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ phân tích – đánh giá nhằm hỗ trợ quá trình lựa chọn phương án phát triển phù hợp ở những khu vực có nhiều tiềm năng, giải quyết tình huống xung đột liên ngành; cơ chế điều phối công tác điều tra, khảo sát tài nguyên môi trường biển phục vụ hoạt động triển khai chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế biển.

Chỉ rõ hai nội dung trọng tâm là xây dựng cơ chế điều phối liên ngành, liên vùng, liên quốc gia; và bảo đảm các điều kiện tài chính, tổ chức bộ máy, dữ liệu phục vụ cho cơ chế đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy chế, xác định phạm vi hoạt động của Ủy ban quốc gia. Trong đó, tập trung giải quyết các xung đột mang tính chất liên tỉnh, liên vùng hoặc liên quan tới dự án trọng điểm quốc gia, hoặc các vấn đề ở tầm quốc tế như thực hiện các thỏa thuận quốc tế, nghiên cứu khoa học biển, xử lý các sự cố môi trường mang yếu tố xuyên biên giới hoặc vượt quá năng lực của địa phương…; đề xuất cơ chế tài chính dành cho hoạt động điều tra cơ bản và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và địa phương về tài nguyên môi trường biển

Phó Thủ tướng lưu ý mối quan hệ chặt chẽ giữa tài nguyên môi trường biển và chiến lược phát triển kinh tế vùng, tỉnh. Nếu một chiến lược phát triển có nguy cơ ảnh hưởng đến không gian hoặc tài nguyên, môi trường biển, Ủy ban quốc gia phải có ý kiến. Ví dụ về rác thải nhựa đại dương là vấn đề toàn cầu, cần sự chỉ đạo xuyên suốt từ đất liền ra biển và phối hợp quốc tế.

Đọc thêm

ROX Group lan toả tinh thần sống đẹp cùng cộng đồng Doanh nghiệp

ROX Group lan toả tinh thần sống đẹp cùng cộng đồng

TTTĐ - Từ những huy hiệu “Sống đẹp” trong ROXMei 2025 đến mô hình CSR đổi mới và hệ sinh thái sản phẩm - dịch vụ nhân văn, tại ROX Group, sống đẹp không chỉ là một giá trị văn hóa nội tại, mà còn là triết lý kinh doanh bền vững, làm nên bản sắc thương hiệu.
Hot hơn cả nhiệt độ mùa hè, Lazada tung loạt ưu đãi đậm sâu dịp 6.6 Thị trường - Tài chính

Hot hơn cả nhiệt độ mùa hè, Lazada tung loạt ưu đãi đậm sâu dịp 6.6

TTTĐ - Mở màn đại hội mua sắm chào hè, Lazada, một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, chính thức khởi động chương trình ngày đôi “6.6- Sale rẻ kinh hoàng” diễn ra từ 20h ngày 5 đến hết ngày 8/6/2025, mang đến cơn lốc ưu đãi để người dùng thỏa sức tận hưởng niềm vui “chốt đơn”.
PVCFC đánh dấu 10 năm đồng hành và vững bước cùng nông nghiệp Campuchia Nhịp sống phương Nam

PVCFC đánh dấu 10 năm đồng hành và vững bước cùng nông nghiệp Campuchia

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) vừa chính thức khai trương Văn phòng đại diện tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, đánh dấu cột mốc 10 năm thương hiệu Đạm Cà Mau – Hạt ngọc mùa vàng hiện diện và phát triển tại thị trường quốc tế trọng điểm này.
Tập đoàn khí LNG hàng đầu Hoa Kỳ muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm phân phối khu vực Doanh nghiệp

Tập đoàn khí LNG hàng đầu Hoa Kỳ muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm phân phối khu vực

Trưa 29/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Excelerate Energy (Hoa Kỳ) Steven Kobos và các cộng sự đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cửa ngõ đầu tư, điểm hẹn tương lai Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cửa ngõ đầu tư, điểm hẹn tương lai

TTTĐ - Từ ngày 30/5/2025, Hội nghị Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ diễn ra tại Hồ Tràm, mở ra cơ hội kết nối, hợp tác cho nhà đầu tư trong và ngoài nước và khẳng định cam kết mạnh mẽ của tỉnh trong việc đồng hành, tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi và bền vững tại địa phương.
Chỉ cho vay đặc biệt khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt Thị trường - Tài chính

Chỉ cho vay đặc biệt khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt

TTTĐ - Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, điều kiện Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%, khoản vay không có tài sản bảo đảm là khi xảy ra rút tiền hàng loạt; tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt...
Đóng thuế chậm bị phạt thì cũng phải phạt hoàn thuế chậm Thị trường - Tài chính

Đóng thuế chậm bị phạt thì cũng phải phạt hoàn thuế chậm

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp chậm nộp thuế bị phạt thì khi cơ quan thuế chậm hoàn thuế cho doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm tương tự...
Giải pháp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh hô hấp ở trẻ từ GSK đã có mặt tại Long Châu Doanh nghiệp

Giải pháp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh hô hấp ở trẻ từ GSK đã có mặt tại Long Châu

TTTĐ - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ như viêm tai giữa và viêm phổi cộng đồng, hãng dược phẩm hàng đầu vương quốc Anh đã giới thiệu giải pháp điều trị cải tiến chuyên biệt cho trẻ nhỏ. Nhà thuốc Long Châu là một trong những đơn vị tiên phong được đối tác phân phối của GSK lựa chọn đồng hành cung ứng, thể hiện vai trò đối tác chiến lược trong việc cập nhật sớm các giải pháp điều trị hiện đại và cam kết đồng hành vì sức khỏe trẻ em Việt Nam.
Đã đến lúc trả vàng về thị trường đúng nghĩa Kinh tế

Đã đến lúc trả vàng về thị trường đúng nghĩa

TTTĐ - Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng, quản lý thị trường vàng theo hướng cạnh tranh có kiểm soát đang mở ra bước ngoặt lớn cho việc cải cách chính sách vàng - một lĩnh vực từng tồn tại nhiều bất cập kéo dài.
KITA Group hợp tác Chery Commercial Vehicle phát triển xe thương mại chạy điện Doanh nghiệp

KITA Group hợp tác Chery Commercial Vehicle phát triển xe thương mại chạy điện

TTTĐ - Tập đoàn KITA Group và Công ty Chery Commercial Vehicle (Bozhou) Co., Ltd. (thành viên của Tập đoàn Chery Auto Trung Quốc) hợp tác đầu tư sản xuất, lắp ráp xe ô tô thương mại chạy điện tại Việt Nam với công suất 20.000 xe/ năm.
Xem thêm