Tag

Tăng cường liên kết, khơi thông nguồn lực phát triển cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tin tức 14/04/2022 20:47
aa
TTTĐ - Phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ luôn là mục tiêu được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm thực hiện trong suốt thời gian qua. Đã có nhiều chuyển biến tích cực trong triển khai chính sách phát triển ở khu vực này nhưng cũng vẫn còn không ít tồn tại cần khắc phục để thu hẹp khoảng cách phát triển với các tỉnh, thành trên cả nước.
Các tỉnh khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ đề phòng mưa lớn, sạt lở đất Quảng Nam: Mưa lớn kéo dài gây sạt lở hàng loạt khu vực miền núi Giải pháp cải thiện dinh dưỡng cho bà con vùng nông thôn và miền núi Phát triển nhanh, toàn diện vùng dân tộc thiểu số, miền núi của Thủ đô

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045 ra đời đã mở đường cho những chính sách mới thu hút nguồn lực để cho phát triển vùng trong giai đoạn tới.

Chất lượng tăng trưởng chưa cao

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh trực thuộc Trung ương và 21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Đây được coi là vùng có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú; Nhiều di sản văn hóa đặc sắc, là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, nhà ở, ẩm thực, phong tục tập quán…

Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”, phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn còn là phép cộng cơ học của các địa phương, chưa mang dấu ấn vùng.

Quy mô kinh tế còn khá nhỏ, đứng thứ 5 trong số các vùng kinh tế; Tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chất lượng tăng trưởng chưa cao; Phát triển của các địa phương trong vùng có xu hướng phân hoá mạnh. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao.

Bên cạnh đó, có một số dự án công nghiệp chậm tiến độ, hiệu quả kém, thậm chí thua lỗ. Tỷ lệ lấp đầy ở nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp còn thấp. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình sản xuất còn chậm, hiệu quả thấp.

Tăng cường liên kết, khơi thông nguồn lực phát triển cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Mặc dù được “ưu đãi” nhiều tài nguyên nhưng quy mô kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chỉ chiếm chưa tới 10% GDP cả nước

Là khu vực có nhiều thắng cảnh nổi tiếng và văn hóa đặc sắc của 32 dân tộc, thời gian qua, du lịch tại khu vực này đã có những bước phát triển nhanh cùng với cả nước, góp phần tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng, cần phải có các giải pháp tạo bước đột phát mạnh mẽ.

Trong khi đó, phát triển văn hoá - xã hội còn nhiều bất cập; Chất lượng giáo dục, đào tạo ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu; Thu nhập bình quân đầu người thấp. Ở một số địa phương, tỷ lệ số hộ dân được được sử dụng điện còn thấp hơn mức trung bình cả nước...

Đáng lưu ý, thể chế liên kết vùng còn hạn chế, năng lực kết nối, phát triển các hành lang kinh tế giữa các địa phương khu vực này vẫn còn yếu. Kết quả hợp tác, liên kết nội vùng, với các địa phương ngoài vùng và với các tỉnh của Lào và Trung Quốc còn khá khiêm tốn.

Việc chưa có mạng lưới liên kết trong phát triển sẽ là một thách thức lớn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong dài hạn.

Đổi mới tư duy, thu hút nguồn lực phát triển

Trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ lại là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước, việc cần có những chủ trương, chính sách và tầm nhìn xa hơn để phát triển nhanh và bền vững vùng; từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng khác trong cả nước là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Trong đó, việc xây dựng thể chế liên kết, điều phối phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đã trở thành vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Tăng cường liên kết, khơi thông nguồn lực phát triển cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Nghị quyết số 11 đặt ra yêu cầu tăng cường liên kết vùng, đặc biệt là đổi mới tư duy về liên kết vùng (Ảnh tư liệu)

Nhằm khẳng định sự quan tâm của Đảng đối với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, mở đường cho những cơ chế chính sách mới để phát triển vùng, Bộ Chính trị mới đây đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045.

Nghị quyết số 11 đặt ra yêu cầu tăng cường liên kết vùng, đặc biệt là đổi mới tư duy về liên kết vùng, mở đường cho chính sách mới và những cơ chế chính sách này giúp thu hút nguồn lực để cho phát triển của vùng trong giai đoạn tới.

Thực hiện tốt các định hướng tăng cường liên kết sẽ tạo điều kiện để các địa phương trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế, nắm bắt các cơ hội phát triển và tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới cao hơn nữa trong phát triển kinh tế, xã hội của vùng thời gian tới.

Liên kết vùng sẽ giúp tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các bên trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; Tạo ra sự bổ khuyết, hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra sự cộng hưởng và động lực lớn hơn trong quá trình phát triển của các bên; Đồng thời kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về các lĩnh vực của mỗi bên phát sinh trong quá trình các bên thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Với chủ trương đó, Nghị quyết 11 mang tầm chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Bổ sung nguồn lực, tạo điều kiện để các tỉnh trong vùng khai thác lợi thế, phát huy sức sức mạnh, bứt phá vươn lên.

Dự kiến, ngày mai (15/4), hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045, sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế Tiêu điểm

TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế

Sáng 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam.
Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" Tin tức

Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam"

TTTĐ - Sáng 21/4, Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2025.
Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Thời sự

Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Ngày 19/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước Tin tức

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước.
Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Tin tức

Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Sáng nay (19/4), huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND huyện, HĐND xã, thị trấn về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh Tin tức

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh

TTTĐ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà và Hải Hà.
Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững Tin tức

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

TTTĐ - Chiều 18/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

TTTĐ - Chiều 18/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 10 tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Theo đó, trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong chiều 18/4, thành phố đã tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn.
Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước Tin tức

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận Tin tức

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

TTTĐ - Cán bộ Mặt trận các quận, huyện, thị xã phải tích cực tuyên truyền, giám sát và tham gia lấy ý kiến Nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Xem thêm