Tag

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Kinh tế 29/11/2022 08:42
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động khó lường do dịch bệnh, xung đột, thiên tai và các hiện tượng thiên nhiên bất thường của biến đổi khí hậu, mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn Phát triển nông nghiệp xanh giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Sinh viên luôn là trung tâm, giá trị cốt lõi của Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phát triển kinh tế xanh: Mục tiêu hướng đến của các hợp tác xã nông nghiệp

Đó là vấn đề được quan tâm nhiều tại Diễn đàn trực tuyến "Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) vừa tổ chức tại Hà Nội.

Giải pháp để nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ” của nền kinh tế

Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: Trong bối cảnh toàn cầu có nhiều thay đổi, biến động khó lường do dịch bệnh, xung đột, thiên tai và các hiện tượng thiên nhiên bất thường do biến đổi khí hậu, mặc dù tăng trưởng bứt phá nhanh, nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Để có thể “dĩ bất biến ứng vạn biến”, biến thách thức thành cơ hội, ngành nông nghiệp đã đưa ra rất nhiều các định hướng chiến lược, chính sách và giải pháp để nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ” của nền kinh tế, trong đó phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là mũi nhọn, là chìa khoá thành công tạo nền tảng cho phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Ngành nông nghiệp Việt Nam rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đối tác quốc tế, trong đó có Nhóm Quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu CGIAR để cùng hợp tác phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng và giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu; giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về giảm phát thải và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến

Theo ước tính khoa học - công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của ngành và 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Khoa học công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, điều nhân...

Trong giai đoạn 2016 – 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tăng nhanh, đạt 238,81 tỷ USD, trung bình đạt hơn 39,8 tỷ USD/năm, riêng năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD.

Tuy nhiên trên thực tế, quy mô ứng dụng khoa học công nghệ còn nhỏ bé, số lượng sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp còn khiêm tốn, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp Việt Nam, trình độ khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp còn thấp; Quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và thiếu tính bền vững.

Có thể thấy rằng, khoa học công nghệ không chỉ góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị cho sản xuất nông nghiệp, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân và làm thay đổi đáng kể diện mạo của nông thôn Việt Nam. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn được xem là “chìa khóa” để ngành nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững và có trách nhiệm...

Đánh giá của ngành nông nghiệp cho thấy, trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất chiếm khoảng 1/4 lượng phát thải khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu. Phát thải nông nghiệp lớn nhất đến từ việc chuyển đổi đất đai, chẳng hạn như phát quang rừng làm trang trại; Mêtan từ chăn nuôi và sản xuất lúa gạo; Khí nitơ oxit từ việc sử dụng phân bón tổng hợp...

Nông nghiệp cũng là ngành tiêu thụ đất và nước lớn nhất, có tác động đến rừng, đồng cỏ, đất ngập nước và đa dạng sinh học. Công nghệ và thực hành nông nghiệp đổi mới đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu.

Thể hiện trách nhiệm của mình với lượng phát thải khí nhà kính, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp và hành động cụ thể để thực cam kết đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050; Cam kết về “Giảm phát thải khí methan toàn cầu” và “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
Hiện tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nông nghiệp

Hiện tại Bộ cũng đang triển khai xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 để chuyển đổi hệ thống lương thực, thực thực phẩm theo hướng “xanh”, ít phát thải và bền vững.

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng được xây dựng trên quan điểm sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững; Phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Như vậy để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững; phấn đấu đến năm năm 2030, nông nghiệp Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nước phát triển trên thế giới theo mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII, Việt Nam cần phải sử dụng chiếc “chìa khoá” khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo một cách thật hiệu quả, coi đây là cú huých mang tính đột phá để nông nghiệp nông thôn Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững và có trách nhiệm.

Đọc thêm

HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Doanh nghiệp

HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang

TTTĐ - HDBank và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang ký kết Ghi nhớ hợp tác về tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống Nông thôn mới

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống

TTTĐ - Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Lao động - Việc làm

Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

TTTĐ - Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc, tặng quà, động viên người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị Doanh nghiệp

SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK - Hàn Quốc) tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
Công ty Nhựa Tiền Phong thực hiện tốt Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Doanh nghiệp

Công ty Nhựa Tiền Phong thực hiện tốt Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

TTTĐ - Chiều 1/7, đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã đến đến khảo sát, làm việc với UBND thành phố Hải Phòng, lấy ý kiến tại các doanh nghiệp về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT).
NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc Doanh nghiệp

NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc

TTTĐ - Ngày 1/7, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard khởi động chương trình khuyến mãi toàn quốc “Chạm tinh tế - Sống phong cách” nhằm thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc trong nửa cuối năm 2024.
PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 Doanh nghiệp

PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa được vinh danh trong danh sách VIE50 và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng VIE10 ở lĩnh vực Dầu khí - Năng lượng - Điện.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa thị trường Doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa thị trường

TTTĐ - Sáng 1/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc.
MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản Doanh nghiệp

MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

TTTĐ - Với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn tài chính, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2022 - 2026, Ngân hàng Quân đội (MB) xác định quản trị rủi ro thông minh và vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược.
Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam Doanh nghiệp

Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam

TTTĐ - Trưa 1/7, tại Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung và ông Shin Dong-bin, Chủ tịch Tập đoàn Lotte.
Xem thêm