Tạo “đôi bạn cùng tiến” trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Ứng dụng sáng kiến khoa học trong khám chữa bệnh |
Động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững
PGS. TS Trương Thanh Tùng là một trong 10 cá nhân xuất sắc đạt giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiểu biểu 2022. Ngay khi là sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội, anh Tùng đã mải mê với những công trình nghiên cứu. Tốt nghiệp, anh lên đường du học Thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul- Hàn Quốc, sau đó làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đan Mạch, rồi sang Mỹ làm trợ lý giáo sư tại Đại học Pittsburgh nhằm mở mang tầm nhìn, hiểu biết về nền khoa học thế giới. Trải qua 8 năm học tập, làm việc tại nhiều quốc gia, anh Tùng tích lũy cho bản thân nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học.
Anh Tùng cũng nhận được nhiều lời mời làm việc với mức đãi ngộ hấp dẫn ở các quốc gia. Tuy nhiên, cuối năm năm 2019, anh quyết định trở về Việt Nam và chọn trường Đại học Phenikaa làm điểm dừng chân. Anh lập ra nhóm nghiên cứu thuốc mới và trực tiếp làm trưởng nhóm.
![]() |
PGS. TS Trương Thanh Tùng đạt được nhiều thành tích xuất sắc, trong đó có Gương mặt trẻ Việt Nam tiểu biểu 2022 |
Vừa tham gia giảng dạy, đào tạo sinh viên vừa cùng các cộng sự thực hiện các dự án về thuốc, anh Tùng mong muốn mở rộng, phát triển nhóm nghiên cứu của mình để trở thành một nhóm tiên phong trong lĩnh vực tổng hợp thuốc tại Việt Nam. Anh cũng đã kết nối quỹ nghiên cứu quốc tế, tìm sự hỗ trợ, hướng dẫn của các giáo sư hàng đầu thế giới, nhà khoa học đoạt giải Nobel để triển khai các dự án thuốc cho Việt Nam.
“Khát vọng lớn nhất của tôi và nhóm nghiên cứu là trong tương lai Việt Nam sẽ làm chủ hoàn toàn quy trình từ nghiên cứu, phát triển, tổng hợp sản xuất được các loại thuốc. Nước ngoài sẽ phải đến đất nước chúng ta để mua bản quyền sản xuất thuốc”, anh Tùng chia sẻ.
Là một nhà khoa học, anh Tùng dành sự quan tâm đặc biệt đối với Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Theo anh Tùng, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là bước tiến chiến lược, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của đất nước.
![]() |
PGS. TS Trương Thanh Tùng |
“Đối với tôi, một giảng viên và nhà khoa học trở về từ nước ngoài, Nghị quyết này giúp tháo gỡ các rào cản về thể chế, tạo điều kiện thuận lợi để tôi cống hiến. Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn đã ban hành "Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW", đây là một hành động trực tiếp, hiện thực hóa Nghị quyết 57 của Bộ chính trị. Đặc biệt chương trình sẽ giúp định hướng và hướng dẫn thanh thiếu nhi trong việc hưởng ứng và thực hiện nghị quyết này”, anh Tùng chia sẻ.
Tiên phong, dấn thân
Theo PGS. TS Trương Thanh Tùng thanh niên, nhà khoa học trẻ trong nước phải là lực lượng nòng cốt trong thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW, cần tiên phong, dấn thân, tự học và có ý thức nâng cao trình độ trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
“Khi làm được điều này, chúng ta sẽ tự chủ về nguồn nhân lực, đào tạo được các nhà khoa học hàng đầu với trình độ ngang tầm các nước phát triển, đủ khả năng tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Để hiện thực điều đó, cần có sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức Đoàn”, anh Tùng nói.
![]() |
PGS.TS Trương Thanh Tùng hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học |
Với thanh niên, phát huy và kết nối được “mạng lưới đổi mới sáng tạo” của thanh niên Việt Nam trong nước với quốc tế, giống như mô hình “đôi bạn cùng tiến trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo”, cùng nhau nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, có thể gánh vác các nhiệm vụ quốc gia, phát triển đất nước. Chúng ta cần chủ động phát triển bằng chính nội lực trong nước, không phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài.
Với thiếu niên, thiếu nhi, các cấp bộ Đoàn tiếp tục hỗ trợ, phát triển các chương trình STEM đang thực hiện ở các độ tuổi từ mầm non đến THPT. Các đơn vị nghiên cứu mô hình đồng hành “trường Đại học - trường THPT” ở mỗi địa phương để thực hiện các chương trình “Science Fair”, trong đó mời chuyên gia, nhà khoa học tới các trường để giới thiệu, hỗ trợ học sinh THPT được tiếp xúc, trải nghiệm khoa học công nghệ cao…
Những hoạt động này giúp định hướng, hướng nghiệp các ngành nghề khoa học, hỗ trợ cho việc cân đối sinh viên theo học các ngành STEM (hiện theo thống kê là thấp so với các ngành khác), đảm bảo chuẩn bị nguồn nhân lực khoa học công nghệ cho đất nước.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng

Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động

Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc

Khát vọng trẻ cống hiến, dựng xây quê hương
