Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động
Gặp mặt, tri ân Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân |
Góp sức xây dựng quê hương
Tốt nghiệp ngành Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, anh Tuân xin được việc làm ở công ty theo đúng chuyên ngành học với mức lương tốt. Trong quá trình học tập, đi làm anh vẫn tích cực tham gia các hoạt động ở thôn, đồng thời hoàn thành chương trình thạc sĩ. Năm 2014, anh Tuân vinh dự được kết nạp Đảng ngay tại chi bộ thôn Đầm Sản.
Sau 1 năm thử thách anh Tuân trở thành đảng viên chính thức và được Chi ủy thôn tín nhiệm, vận động về quê làm việc cống hiến cho địa phương. Với khao khát góp sức xây dựng quê hương, anh quyết định “bỏ phố về quê” đảm nhận vị trí Bí thư Chi đoàn thôn dù khi đó chỉ nhận vỏn vẹn 250.000 đồng phụ cấp.
![]() |
Anh Nguyễn Mạnh Tuân (ngoài cùng bên trái) luôn làm tốt công tác dân vận |
Qua trình công tác anh Tuân luôn nỗ lực thực hiện tốt mọi nhiệm vụ nên được tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn Đầm Sản. “Khi mới nhận nhiệm vụ Trưởng thôn do cấp uỷ Đảng, chính quyền và Nhân dân giao, tôi thấy có chút áp lực, do bản thân còn trẻ, kinh nghiệm cuộc sống hạn chế. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực, cố gắng học hỏi, trao đổi, lắng nghe, thấu hiểu, từ đó có hướng vận động Nhân dân trong quá trình xây dựng quê hương”.
Một trong việc khó thể hiện sự năng nổ, nhiệt huyết của trưởng thôn trẻ đó chính là anh Tuân cùng tập thể lãnh đạo thôn vận động Nhân dân hiến đất làm đường. Thời điểm các năm 2017, 2019, thôn được huyện Ba Vì đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp đường Đầm Sản 1, đường Đầm Sản 2, ngân sách nhà nước hỗ trợ nguyên vật liệu và kinh phí thi công hai con đường. Song, để làm được tuyến đường rộng, đáp ứng các loại phương tiện tham gia giao thông, các hộ gia đình có nhà ở ven đường phải hiến từ vài chục đến 100m2 đất.
Nói đi đôi với làm
Anh Tuân cùng cấp uỷ Chi bộ thôn bàn bạc, thống nhất cách thức vận động Nhân dân. Với phương châm “Mưa dầm thấm lâu”, anh đến từng nhà dân để giải thích, tuyên truyền về lợi ích khi đường mở rộng và được đổ bê tông, việc đi lại thuận lợi, an toàn, đồng thời cảnh quan nông thôn sạch, đẹp hơn. Dần dần, các hộ dân trong thôn hiểu và đồng thuận hiến đất để làm 2 tuyến đường này.
Khi đó, cả thôn có 70 hộ ở ven 2 tuyến đường đều đồng thuận dỡ tường bao, chặt hạ cây để hiến đất với tổng diện tích 2.500m2. Đến nay, tuyến đường đã được mở rộng từ hơn 2m lên 3,5-5m. Nhân dân trong thôn cũng tham gia đóng góp gần 200 ngày công để dọn dẹp khi thi công các tuyến đường.
![]() |
Thôn Đầm Sản ngày càng phát triển có sự đóng góp của Trưởng thôn trẻ Nguyễn Mạnh Tuân |
Nhiều người dân cho biết, trưởng thôn Tuân đã giải thích tường tận, thấu tình đạt lý nên các hộ hiểu, đồng thuận hiến đất. Giờ thôn có đường rộng, đẹp, đi lại thuận tiện họ đều rất vui.
Một thành công nữa của Trưởng thôn Tuân là đã vận động được các hộ trả lại đất công cho địa phương. Trước đây, diện tích nghĩa trang thôn Đầm Sản rộng khoảng 18.000m2, đang sử dụng 4.000m2 cho việc chôn cất, cải táng và có 4 hộ gia đình sử dụng khu đất còn lại để canh tác, trồng các loại cây, như bạch đàn, keo…
"Chúng tôi rất hiểu tâm tư của các hộ, nên lãnh đạo xã Minh Quang, thôn Đầm Sản đã tổ chức 11 cuộc họp với 4 hộ để tuyên truyền, giải thích về công tác quản lý Nhà nước đối với đất công; đồng thời động viên, chia sẻ băn khoăn của người dân... Nhờ kiên trì thuyết phục, 4 hộ đã đồng thuận trả lại diện tích 14.000m2 đất công cho địa phương", anh Tuân cho hay.
Theo anh Tuân, để có thể hoàn thành tốt các công tác dân vận, ngoài việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực phối hợp với các tổ chức chính trị ở cơ sở trong việc vận động người dân, điều anh luôn tâm niệm là phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
"Để xây dựng được sự tin tưởng, tín nhiệm của người dân, các công tác thực hiện nhiệm vụ phải công khai, rành mạch, rõ ràng. Nói phải đi đôi với làm, các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra phải luôn cố gắng hoàn thành thật tốt", anh Tuân chia sẻ.
Từ việc xác định và thực hiện phương châm đó ở thôn Đầm Sản, đến nay, người dân trong thôn đã tự nguyện hiến 895m2 đất, ước giá trị khoảng 530.000.000 đồng. Người dân ở 8 ngõ tự quản đã đóng góp chi phí đổ bê tông đường ngõ với tổng chiều dài 417m, giá trị khoảng 200.000.000 đồng.
Theo người dân thôn Đầm Sản, những vấn đề mà người dân trong thôn phản ánh hay nêu ra, trưởng thôn Nguyễn Mạnh Tuân luôn ghi nhận, tìm hiểu tích cực và phản hồi nhanh. Không chỉ phản hồi bằng lời nói anh Tuân luôn gắn với xử lý, giải quyết. Vì sự nói đi đôi với làm như thế, đem lại lợi ích cho bà con, nên anh Tuân đã tạo dựng được chữ tín trong Nhân dân thôn Đầm Sản. Bây giờ các kêu gọi hay chỉ đạo công việc của anh luôn được người dân trong thôn đồng tình, hưởng ứng. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng

Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc

Khát vọng trẻ cống hiến, dựng xây quê hương

Sức trẻ bùng nổ với hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức lễ tri ân các anh hùng liệt sĩ

Thắp sáng lý tưởng và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Sức trẻ thành phố mang tên Bác hòa cùng hào khí tháng Tư
