Tag
Sửa đổi Luật Thủ đô

Tạo sức bật mới cho Hà Nội phát triển

Tin tức 21/11/2023 14:04
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tương đối toàn diện. Hầu hết các quy định còn hạn chế hay thiếu trong quá trình triển khai Luật Thủ đô năm 2012 đều được sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, nhiều nội dung mới, quan trọng được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô như các quy định về đô thị thông minh, phát triển theo định hướng giao thông kết nối (TOD)…
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng

Thông tin trên được đưa ra tại tọa đàm “Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức, ngày 21/11.

Sửa Luật để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Xuân Khánh - Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị cho biết, sửa đổi Luật Thủ đô năm 2012 là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện kể từ khi thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

Tạo sức bật mới cho Hà Nội phát triển
Ông Nguyễn Xuân Khánh - Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị phát biểu khai mạc tọa đàm

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) xây dựng dựa trên 5 quan điểm chỉ đạo: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; bám sát 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; chi tiết, cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; kế thừa, phát triển các quy định đang phát huy tác dụng tốt của Luật Thủ đô 2012 đã được thực tiễn kiểm nghiệm; luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô.

"Dự thảo Luật Thủ đô có nhiều quy định mang tính đột phá để tạo cơ hội phát triển xứng tầm cho Hà Nội cũng như góp phần thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng Thủ đô. Tuy nhiên, việc xây dựng luật không nằm ngoài tổng thể hệ thống pháp luật", ông Khánh nhấn mạnh.

Tạo sức bật mới cho Hà Nội phát triển
Các diễn giả trao đổi tại tọa đàm

Trao đổi tại tọa đàm, TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng, Luật Thủ đô năm 2012 sau một thời gian triển khai đã đạt những kết quả quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô cũng như cả nước. Tuy nhiên, sau 10 năm, đất nước đã có những hướng phát triển mới, Thủ đô cũng có những yêu cầu mới, xuất phát từ thực tiễn, đặc biệt là những vấn đề về kinh tế, xã hội, khoa học giáo dục, y tế…; vì vậy, cần thiết phải sửa đổi luật. Luật Thủ đô không chỉ phục vụ cho Hà Nội mà còn phục vụ cho việc phát triển của cả nước. Vì vậy, Hà Nội cần những cơ chế mới, mang tính chất đặc thù, vượt trội để đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của Thủ đô, một cách nhanh và bền vững, đạt được các mục tiêu mà chúng ta đã đề ra.

"Chỉ có những cơ chế đặc thù vượt trội mới có thể tạo nguồn lực nhằm giải quyết sự thiếu hụt nguồn lực và hoàn thành được một khối lượng khổng lồ kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là 9 tuyến được sắt đô thị, các tuyến đường nối các đô thị vệ tinh với trung tâm, các cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đà... Từ đó, tạo nền tảng để đưa Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao", TS. Lê Duy Bình nhận định.

Tạo sức bật mới cho Hà Nội phát triển
TS. Lê Duy Bình, chuyên gia Kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tương đối toàn diện

Theo TS. Nguyễn Ngọc Bích - Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Trường Đại học Luật Hà Nội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này tương đối toàn diện. Hầu hết các quy định còn hạn chế hay thiếu đều được sửa, bổ sung. Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô như các quy định về đô thị thông minh, vùng phát thải thấp, phát triển theo định hướng giao thông kết nối (TOD).

Đáng chú ý, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã dành Chương II để quy định về tổ chức chính quyền tại thành phố Hà Nội. Đây là quy định lần đầu tiên được đưa vào Luật Thủ đô, dành riêng cho một địa phương.

TS. Nguyễn Ngọc Bích - Trưởng Bộ môn luật Hành chính, Trường đại học Luật Hà Nội nêu ý kiến tại toạ đàm
TS. Nguyễn Ngọc Bích - Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Trường Đại học Luật Hà Nội nêu ý kiến tại toạ đàm

“Tôi đánh giá cao Chương II trong dự thảo vì nội dung này làm cho Luật Thủ đô quy định toàn diện về Hà Nội. Luật năm 2012 đã chú trọng chính sách và trách nhiệm xây dựng Thủ đô toàn diện các mặt nhưng lại chưa quy định về bộ máy để thực hiện. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đưa vào quy định về việc tổ chức chính quyền tại TP Hà Nội. Đây là một chương rất quan trọng để đảm bảo cho Luật Thủ đô có thể bao trùm tất cả các vấn đề đang diễn ra, các vấn đề Hà Nội đang gặp”, bà Bích nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Ngọc Bích cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã trình Quốc hội, nếu Quốc hội thông qua và sau khi đưa vào triển khai có thể tạo ra những tác động lớn, làm thay đổi tư duy của các cấp chính quyền, người dân thì việc Hà Nội sửa đổi Luật Thủ đô có thể coi là thử nghiệm cho cả nước.

“Hà Nội đang đi tiên phong để thực hiện những quy định mới, đến khi những quy định ấy đã có thời gian, có minh chứng và đã thành công thì chúng ta có thể triển khai một cách rộng khắp…”, bà Bích nói.

Tạo sức bật mới cho Hà Nội phát triển
Ban tổ chức tặng hoa cho các diễn giả tham gia toạ đàm

Các diễn giả cho rằng, việc sửa đổi Luật Thủ đô cần đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Bởi, Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước nên người dân đều mong muốn xây dựng, phát triển xứng tầm với vị thế, vai trò, đảm bảo trở thành trung tâm lớn về chính trị, văn hóa, xã hội.

Nhiều vấn đề được đặt ra khi sửa đổi Luật như: quy định đột phá về thu hút nguồn lực, đầu tư tài chính, đáp ứng nhu cầu tổ chức chính quyền và phát triển kinh tế của Thủ đô. Việc phát triển TOD (giao thông công cộng), đây là cơ chế hiệu quả để khai thác nguồn lực từ đất đai, phát triển kinh tế, hạ tầng mà nhiều nước phát triển trên thế giới đã áp dụng. Đi cùng với đó là phát triển không gian ngầm, không gian xanh, không gian giao thông và quy định về trọng dụng nhân tài trong chiến lược phát triển Thủ đô...

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sau khi nghe Tờ trình và thảo luận tại tổ vào chiều 10/11, các đại biểu Quốc hội nhất trí cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) với những nội dung cơ bản như trong tờ trình của Chính phủ, để xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước; phấn đấu đưa Hà Nội phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực như các nghị quyết của Đảng đã đề ra.

Tin liên quan

Đọc thêm

Đi trước, đi đầu trong chiến lược phát triển của đất nước Tin tức

Đi trước, đi đầu trong chiến lược phát triển của đất nước

TTTĐ - Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Sông Hồng là trung tâm của mọi sáng tạo Hà Nội Tin tức

Sông Hồng là trung tâm của mọi sáng tạo Hà Nội

TTTĐ - GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh, sông Hồng là điều kiện tiên quyết, là trung tâm của mọi hoạt động mưu sinh, trung tâm của mọi sáng tạo văn hóa của người Hà Nội.
Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội kết nối toàn cầu Tin tức

Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội kết nối toàn cầu

TTTĐ - Phát triển Thủ đô Hà Nội là một nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội. Tầm nhìn mới của Thủ đô sẽ góp phần hiện thực hoá tầm nhìn phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới
Tập trung phân tích, dự báo để đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm Tin tức

Tập trung phân tích, dự báo để đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

TTTĐ - Sáng 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương.
Làm rõ các định hướng, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội Tin tức

Làm rõ các định hướng, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Sáng 7/10, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.
Tầm nhìn, cơ hội mới xây dựng TP Hà Nội kết nối toàn cầu Tin tức

Tầm nhìn, cơ hội mới xây dựng TP Hà Nội kết nối toàn cầu

TTTĐ - Sáng nay (7/10), tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, TP Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.
Ngày 7/10, khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tin tức

Ngày 7/10, khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

TTTĐ - Văn phòng Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10/10/2024 và ngày 14/10/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Airbus và Tập đoàn Safran Thời sự

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Airbus và Tập đoàn Safran

Chiều 5/10 (theo giờ địa phương), tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Thương mại toàn cầu, Phó Chủ tịch cấp cao, Thành viên Ban điều hành Tập đoàn Airbus, ông Benoit De Saint-Exupery và Giám đốc Tập đoàn về phát triển quốc tế và Chính Tập đoàn Safran, ông Philippe Errera.
Tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa của Thủ đô Tin tức

Tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Ngày 6/10, UBND thành phố Hà Nội long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Sáng nay (6/10) diễn ra chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” Tin tức

Sáng nay (6/10) diễn ra chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”

TTTĐ - Sáng nay (6/10), chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Hà Nội.
Xem thêm