Tag

Thẩm định Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại 3 xã của huyện Mỹ Đức

Nông thôn mới 15/12/2024 09:00
aa
Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội tiếp tục thẩm định 3 xã của huyện Mỹ Đức đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Trong đó, các xã: Hợp Thanh, Hợp Tiến đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và xã Đại Hưng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Diện mạo vùng nông thôn mới Hoàng Diệu ngày càng khởi sắc Huyện Thanh Oai phấn đấu “về đích” Nông thôn mới nâng cao Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Hội Nông dân Hà Nội trao đổi kinh nghiệm với Hội Nông dân Đà Nẵng

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân liên tục đổi thay

Xã Đại Hưng được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023, tiếp tục bắt tay xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024. Chủ tịch UBND xã Vũ Văn Chùy báo cáo: Đại Hưng xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu trên lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo; y tế.

Kết quả, Đại Hưng đã có 3/3 trường học đạt chuẩn quốc gia; trong đó, Trường THCS của xã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở mức độ 3; trung tâm học tập cộng đồng của xã xếp loại tốt.

Đại Hưng cũng có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền… Đối với lĩnh vực y tế, Trạm Y tế xã Đại Hưng đã được đầu tư xây dựng mới với diện tích gần 2.100m2, được hoàn thành và dự kiến đi vào sử dụng 12/2024. Trạm có đầy đủ cơ sở vật chất, các phòng chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tính từ tháng 5/2023 đến tháng 10/2024, trạm đã khám, chữa bệnh cho gần 4.000 lượt người.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Hà Xá, xã Đại Hưng cho biết: Nhân dân trong thôn đã xã hội hóa đường cây, đường hoa, đường cờ, làm đẹp các tuyến đường.

Thẩm định Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại 3 xã của huyện Mỹ Đức
Hội nghị thẩm định tại 3 xã: Đại Hưng, Hợp Tiến và Hợp Thanh. Ảnh: Minh Phú

Ngoài ra, Nhân dân và doanh nghiệp còn chung sức xây dựng, tu tạo các công trình tâm linh khang trang. Tuy vậy, Nhân dân vẫn mong muốn được các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để những năm tiếp theo, sản xuất nông nghiệp của xã chuyển đổi sang hữu cơ, sạch, có giá trị kinh tế cao.

Tại các xã: Hợp Tiến và Hợp Thanh, sau nhiều năm xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân liên tục đổi thay. Đến nay, các xã đều không còn hộ nghèo.

Năm 2024, thu nhập bình quân tại 2 xã đều đạt hơn 74 triệu đồng/người, tăng từ 20,4 đến 22,8 triệu đồng so với năm 2021. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Đại diện Nhân dân xã Hợp Thanh, ông Nguyễn Chí Thành, Bí thư Chi bộ thôn Thọ cho hay: Hợp Thanh có dân số đông thứ 2 của huyện, lại có đông đồng bào Công giáo và Lương giáo sống đan xen, nhưng Nhân dân rất đoàn kết. Thôn đã huy động được nguồn lực rất lớn từ Nhân dân đóng góp cho quá trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao.

Còn ông Nguyễn Văn Đắc, Bí thư Chi bộ thôn Phú La, xã Hợp Tiến bày tỏ mong muốn được Nhà nước đầu tư xây dựng thêm trạm trung chuyển rác thải sinh hoạt để môi trường được tốt hơn.

Nâng cao chất lượng các tiêu chí

Kết luận hội nghị, ông Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, Trưởng đoàn thẩm định của thành phố đề nghị huyện Mỹ Đức và các xã tiếp tục quan tâm, Nhân dân vào cuộc nâng cao chất lượng các tiêu chí.

"Hiện thành phố Hà Nội định hướng xây dựng Nông thôn mới theo hướng đô thị, đề nghị các xã tính toán đầu tư xây dựng Nông thôn với tầm nhìn dài, cho hôm nay và mai sau. Trong quy hoạch và xây dựng, chú trọng mở đường đủ lớn, ô tô đi lại thuận lợi, bởi hiện nay rất nhiều gia đình ở nông thôn đã mua sắm được ô tô, phát triển kinh tế", ông Ngọ Văn Ngôn gợi mở.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức Đỗ Trung Hai đề nghị các xã nghiêm túc tiếp thu góp ý của Đoàn thẩm định thành phố để hoàn thiện báo cáo tốt nhất.

Trước đó, ngày 13/12, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu là: An Mỹ, Lê Thanh, Phù Lưu Tế và 1 xã Nông thôn mới nâng cao là Thượng Lâm.

Trong đó, 3 xã xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Mỹ Đức, là: An Mỹ, Lê Thanh và Phù Lưu Tế đều chọn thực hiện xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo. Riêng xã Lê Thanh xây dựng Nông thôn mới thêm lĩnh vực: Y tế.

Như vậy, năm 2024, huyện Mỹ Đức đã có thêm 4 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, vượt mục tiêu huyện đề ra và thành phố giao.

Đọc thêm

Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ Nông thôn mới

Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ

TTTĐ - Sáng 16/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi năm 2025”. Sự kiện không chỉ là diễn đàn học thuật chuyên sâu mà còn là cầu nối hiệu quả giữa nhà khoa học, giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.
Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025 Nông thôn mới

Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025

TTTĐ - Hơn 350 sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam sẽ được giới thiệu tại Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2025.
Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội Nông thôn mới

Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 10/6, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả

TTTĐ - Với cách làm sáng tạo, bài bản, Đông Anh đã thành công trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất bãi ven sông, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Thủ đô, đón đầu xu hướng đô thị khi Đông Anh trở thành quận.
Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường Nông thôn mới

Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường

TTTĐ - Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, khoa học công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí “đột phá quan trọng hàng đầu” với những mục tiêu quan trọng, cụ thể cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tại buổi Họp báo về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao Nông thôn mới

Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

TTTĐ - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước. Tuy vậy, số lượng sản phẩm được đánh giá 5 sao - sản phẩm quốc gia có thứ hạng cao nhất trong thang đánh giá OCOP của Hà Nội vẫn còn khá khiêm tốn. Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể.
Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu Kinh tế

Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn Nông thôn mới

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

TTTĐ - Chuyển đổi số đóng vai trò kết nối hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với người tiêu dùng trong nước và thế giới. Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản, tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Xem thêm