Tag

Tháo gỡ “điểm nghẽn” phát triển năng lượng tái tạo: Góc nhìn từ những người trong cuộc

Kinh tế 22/12/2021 11:44
aa
TTTĐ - Tọa đàm "Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng tái tạo" nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng nhà đầu tư về cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo.
Sembcorp Industries và BCG Energy hợp tác nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam Hai nhà máy điện mặt trời của BIM Energy lọt Top 10 Dự án Năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam 2021 Trung Nam, Sao Mai góp mặt top 10 dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu Bamboo Capital (BCG) phát hành thêm 148 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Tháo gỡ “điểm nghẽn” phát triển năng lượng tái tạo: Góc nhìn từ những người trong cuộc
Tọa đàm Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng tái tạo, do tạp chí Nhà đầu tư tổ chức diễn ra sáng 22/12/2021 tại Hà Nội

Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư cho biết: So với dự thảo Quy hoạch tháng 3/2021, phương án điều hành trong dự thảo Quy hoạch điện VIII do Bộ Công thương trình Chính phủ tháng 11/2021 đã thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp hơn với cam kết của Việt Nam về cắt giảm phát thải khí nhà kính tại Hội nghị COP26 tổ chức tại Vương quốc Anh ngày 2/11 vừa qua.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần có một lộ trình rõ ràng hơn đối với việc cắt giảm các nguồn năng lượng hóa thạch và nhanh chóng tháo gỡ các rào cản để thúc đẩy đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo một cách hiệu quả, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của nước ta.

Đối với phát triển năng lượng tái tạo, những vấn đề vướng mắc nổi lên cần được thảo luận để thống nhất nhận thức và có giải pháp xử lý sớm là: Thứ nhất, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất nguồn điện như thế nào là hợp lý? Có ý kiến cho rằng, do phải phụ thuộc vào tự nhiên không ổn định nên điện gió, điện mặt trời không thể chiếm quá 30% tổng công suất phát điện, nghĩa là điện nền phải chiếm tối thiểu 70%. Điều này có đúng không? Để khắc phục tình trạng không ổn định, có thể đầu tư cho tích trữ năng lượng không?

Thứ hai, vấn đề truyền tải điện. Hiện nhà nước đang độc quyền đầu tư truyền tải điện, các nhà đầu tư tư nhân chưa chủ động được khâu truyền tải. Thời gian qua, lưới điện chưa đáp ứng kịp việc phát triền nguồn điện và nhu cầu sử dụng điện. Thực tế, nhiều dự án năng lượng tái tạo bị điện lực các địa phương đơn phương yêu cầu tiết giảm, sa thải công suất phát điện gây thiệt hại lớn cho chủ đầu tư và lãng phí tài sản xã hội.

Hiện tại nhiều dự án năng lượng tái tạo công suất lớn đang được đầu tư làm cho vấn đề này càng trở nên nan giải hơn. Vấn đề này đã được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận và dự kiến cuối năm nay Quốc hội sẽ sửa Luật Điện lực theo hướng cho phép tư nhân tham gia đầu tư đường dây truyền tải dưới 500 kV. Quy hoạch điện VIII cần có cơ chế, chính sách gì đề thu hút hiệu quả đầu tư của tư nhân vào hệ thống truyển tải điện mà vẫn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia?

Thứ ba, về giá mua và bán điện. Do đại dịch COVID-19, hiện có khoảng 4000 MW điện gió với tổng mức đầu tư khoảng 7 tỷ USD lỡ hẹn với giá FIT, các nhà đầu tư đang rất “chơi vơi”. Liệu Bộ Công thương có nên gia hạn giá FIT và gia hạn đến bao giờ là hợp lý? Sau giá FIT cần áp dụng cơ chế mua điện như thế nào là hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế?

Hiện đang có khoảng trống về luật pháp, chính sách từ giá FIT đến áp dụng cơ chế mới về giá điện. Cần làm gì để sớm khắc phục khoảng trống không đáng có này? Về giá bán điện có ý kiến cho rằng, hiện giá bán điện cho sản xuất còn thấp hơn so với nhiều nước. Cần điều chỉnh giá điện như thế nào cho hợp lý, để vừa hỗ trợ sản xuất kinh doanh vừa khuyến khích phát triển năng lượng sạch? Cần có giải pháp gì để thúc đẩy hình thành thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình đã đề ra?

Thứ tư, vấn đề đấu thầu các dự án điện mặt trời, điện gió. Có ý kiến cho rằng, quy trình này sẽ rất phức tạp, khó khả thi và có thể dẫn tới tình trạng nhiều dự án sẽ rơi vào nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến hệ lụy về an ninh quốc phòng? Cần xử lý vấn đề này như thế nào cho hợp lý, để vừa thu hút được vốn, công nghệ của nước ngoài cho phát triển năng lượng tái tạo, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng và quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam?

Thứ năm, vấn đề chuyển nhượng dự án. Trong thời gian qua có không ít dự án của nhà đầu tư Việt Nam sau khi được cấp phép đã chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài với thuế chuyển nhượng rất thấp. Cần đánh giá như thế nào về xu hướng này cả về mặt tích cực và tiêu cực?

Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề nghị sớm ban hành cơ chế đấu thầu phát triển các dự án NLTT theo các bước: Xác định khối lượng cần đầu tư xây dựng các dự án điện trong từng năm, theo từng vùng, miền nhằm tránh quá tải cho các đường dây; Các dự án điện mặt trời không nên tập trung quá lớn tại một hoặc một vài địa điểm nhằm tránh quá tải cho lưới điện; Các dự án được chọn trên cơ sở giá đề xuất từ thấp đến cao cho đến khi đủ công suất theo yêu cầu.

Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Phạm Như Ánh, Thành viên Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank), Chúng ta nói về năng lượng xanh, nhưng chính sách ưu đãi khi ngân hàng tham gia thì chưa có. Như vậy, một số chính sách tính toán, ưu đãi của ngân hàng với nhà đầu tư hướng tới COP26 là chưa có. Do đó, tôi đề nghị cần có thêm các hướng dẫn cụ thể.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” phát triển năng lượng tái tạo: Góc nhìn từ những người trong cuộc
Ông Sébastien Prioux, Tổng giám đốc Công ty TNHH Green Yellow Việt Nam.

Một doanh nghiệp đến từ Pháp, ông Sébastien Prioux, Tổng giám đốc Công ty TNHH Green Yellow Việt Nam cho biết, là một nhà đầu tư đến từ Pháp và một nhà điều hành các hệ thống năng lượng tái tạo, tôi mong muốn thể hiện rõ rằng chúng tôi đặc biệt ủng hộ việc Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng thực hiện, ban hành các quy định chặt chẽ hơn để nâng cao sự quản lý việc phát điện năng lượng tái tạo phát lên lưới điện.

Chúng tôi có tham vọng mạnh mẽ và đặc biệt mong muốn thực hiện đầu tư nhiều hơn nữa tại Việt Nam nhưng sự thật chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn với hành lang pháp lý hiện tại của Việt Nam đối với ngành năng lượng tái tạo.

Trước đó, Tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 tại Vương Quốc Anh vào đầu tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Giới chuyên gia đánh giá đây là mục tiêu đầy tham vọng và thách thức. Để hiện thực hoá cam kết này, một trong những biện pháp khả dĩ nhất là đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo.

Phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện rõ qua Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 140 của Chính phủ, trong đó có nội dung: "Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045".

Hiện nay, Bộ Công thương đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2045 (Quy hoạch điện VIII). Đây là bản quy hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiều mặt của đời sống kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng của cả nước trong nhiều thập kỷ tới. Trong đó, vai trò của năng lượng tái tạo cũng như các giải pháp, phương hướng thúc đẩy

Đọc thêm

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet Doanh nghiệp

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet

TTTĐ - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong Top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại Lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Thị trường - Tài chính

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Sáng 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế Thị trường - Tài chính

Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế

TTTĐ - Sáng 22/11, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm Thị trường - Tài chính

MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

TTTĐ - Ngân hàng Quân đội (MB) hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sửa chữa, mở rộng quy mô và tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói "Vay nhanh siêu tốc - Bứt tốc kinh doanh" lãi suất chỉ từ 5,5%/năm và mức vay lên tới 90% nhu cầu vốn.
Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024 Doanh nghiệp

Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024

TTTĐ - Mới đây, Tập đoàn MetLife vừa ghi tên mình trong danh sách 25 "Nơi làm việc tốt nhất thế giới" năm 2024 do Tạp chí Fortune phối hợp cùng tổ chức Great Place to Work thực hiện. Danh sách này dựa trên 7,4 triệu phản hồi từ người lao động trên toàn cầu, đánh giá các công ty về khả năng xây dựng môi trường làm việc lý tưởng và tạo ra tác động tích cực cho nhân sự tại nhiều quốc gia.
SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam Doanh nghiệp

SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

TTTĐ - Môi trường làm việc an toàn, danh tiếng công ty cùng chế độ tưởng thưởng hấp dẫn là những lý do chính giúp Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tiếp tục góp mặt trong danh sách Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe công bố
Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô Doanh nghiệp

Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô

TTTĐ - Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ ngày 20 - 24/11 tại Quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, 72A Thanh Xuân, Hà Nội.
PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc Doanh nghiệp

PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ; nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh LNG, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch ngày càng tăng cao và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng Doanh nghiệp

VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng

TTTĐ - VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.
PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024 Kinh tế

PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024

TTTĐ - Chiến dịch “Hành trình Trang sức xuyên Việt 2023” và “Thần Tài 2023” không chỉ gây tiếng vang trong nước mà còn giúp PNJ được vinh danh 2 giải thưởng Marketing tại đấu trường quốc tế Dragons of Asia 2024.
Xem thêm