"Thất vọng nặng nề" vì nhà vệ sinh
Bệnh viện “kêu cứu” do việc thanh toán thủy tinh thể bị tạm dừng Tiếng “kêu cứu” từ đại ngàn Đăk Pxi Nhiều sở, ngành trình UBND tỉnh An Giang xem xét vụ bệnh viện “kêu cứu” |
Không đẹp như "giao diện bên ngoài"
Công trình “thai nghén 16 năm”, được kỳ vọng là khởi đầu cho bức tranh văn minh của thành phố hiện đại nhưng hiện tại, các nhà vệ sinh trên hầu hết tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông không đáp ứng được mong đợi của người dân. Đánh giá mặt bằng chung các nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội, thực tế, nhà vệ sinh tại các ga đường sắt trên cao không quá bẩn. Tuy nhiên, mới vận hành được hơn 2 năm, các khu vệ sinh ở đây không được quan tâm xứng đáng, đang có dấu hiệu xuống cấp rõ rệt.
Càng ngày càng nhiều người chọn đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông làm phương tiện di chuyển |
Nằm giữa trục đường đông đúc nhất Hà Nội, ga Cát Linh mỗi ngày đón hàng chục nghìn lượt khách ra vào bến. Nhiều người phản ánh, giờ cao điểm như cuối chiều hay cuối tuần, người dân phải đứng xếp hàng chờ để “được đi vệ sinh”.
“Mình chỉ đi vệ sinh ở đây trong trường hợp cấp bách, do bị ám ảnh bởi nhà vệ sinh công cộng ở Thủ đô. Đặc biệt, những vết bẩn trên tay nắm cửa hay hoen ố trên cửa ở ga Cát Linh và một số ga khác khiến mình khá e ngại. Đôi lúc mình còn bắt gặp tình trạng bồn cầu chưa xả, để lâu tạo thành mảng ố vàng, rất mất thẩm mỹ”, bạn Triệu Linh (20 tuổi, hộ khẩu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
Ba buồng vệ sinh tại ga Cát Linh bị “cửa đóng then cài” và ghi chữ “tạm dừng sử dụng”. |
Tại ga Cát Linh, nhà vệ sinh nữ có 3 buồng thì chỉ sử dụng được 1 buồng, 2 buồng còn lại bên thì hỏng cửa, bên đóng hoàn không thể sử dụng. Nhà vệ sinh nam còn kinh khủng hơn khi gian buồng kín khóa cửa hoàn toàn, chỉ có khu vệ sinh đứng là có thể hoạt động bình thường và bốc mùi hôi, khai khó chịu.
Anh Lê Hải Hoàng (22 tuổi, khách đi lại thường xuyên) ái ngại bày tỏ: “Khi xuống tàu bắt buộc quá thì tôi mới sử dụng thôi. Nếu để chấm thì nhà vệ sinh ở đây chỉ đạt điểm trung bình. So với những gì đẹp đẽ ngoài ga tàu và sự kỳ vọng của Nhân dân, tôi thấy thật đáng tiếc”.
Gian trong cùng khu vệ sinh nữ, nhân viên dọn dẹp phải giữ lại cửa chắn tạm cho người dân sử dụng mỗi khi nhà vệ sinh quá tải. |
Chị Khánh Ly (21 tuổi, hộ khẩu Hà Nội) cũng có trải nghiệm không mấy tốt đẹp tại nhà vệ sinh ga Cát Linh. “Một lần sau khi đi vệ sinh, tôi rất sốc khi phát hiện buồng vệ sinh đã hết giấy, phải gọi điện nhờ người thân bên ngoài mang vào, đến khi ra ngoài rửa tay thì nước rửa tay lại hết. Khi đi vệ sinh thêm lần khác tại đây, tôi phải kiểm tra các buồng vệ sinh trước khi sử dụng thì lại gặp tình trạng hết giấy, đành phải nhịn đến khi về nhà”, chị Ly than thở.
Không chỉ tình trạng giấy các buồng vệ sinh lúc có, lúc không mà giấy để lau tay cũng tuyệt nhiên không có, gây bất tiện cho người dân.
Nhà vệ sinh tại ga Văn Quán |
Không chỉ vấn đề không gian sử dụng, điều khiến người dân càng thêm thắc mắc, hệ thống cấp nước ở đây đang được hoạt động như thế nào. Ông Vương Ngọc Lưu (69 tuổi, quê quán Hà Nội) cho biết, nhiều lúc không có nước để rửa tay, khiến họ phải lau khô lên giấy, quần áo, có người thì mặc kệ.
Tình trạng đột nhiên mất nước không chỉ xuất hiện ở ga Cát Linh, theo phản ánh của một số người dân khác, những điểm ga như Thượng Đình, Yên Nghĩa đôi lúc cũng xuất hiện trường hợp tương tự. Nhân viên vệ sinh tại sân ga đã phải xách nước từ chỗ khác mang về cho người dân dùng.
Không cần 5 sao, chỉ cần hoạt động bình thường
Tiện nghi ở các ga tàu điện là nhu cầu thiết yếu cần được ưu tiên dọn dẹp, lau chùi hàng giờ. Không những sàn nhà sạch bóng loáng mà chính nhà vệ sinh cũng là một trong những nơi dành được nhiều sự quan tâm của hành khách đi tàu.
Không gian chung khu nhà vệ sinh của người khuyết tật bị lấn chiếm |
Bạn Triệu Linh (20 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi nghĩ phần lớn vấn xuất phát từ người dùng. Nhà vệ sinh tại điểm chờ các ga tàu gần như được coi là nhà vệ sinh công cộng, chủ yếu phục vụ người dân. Vì vậy, chúng ta trực tiếp sử dụng và phải có ý thức giữ gìn. Ngược lại, đa số mọi người chỉ sử dụng chứ chưa đề cao việc giữ gìn, có thể vì xuất phát từ tâm lý không phải đồ của mình nên không cần giữ cẩn thận”.
Chị Nguyễn Hân (34 tuổi, hành khách tuyến Yên Nghĩa - La Thành) thì cho rằng: “Tôi nghĩ vấn đề hỏng hóc hay hôi khai thuộc trách nhiệm cả về người dùng và ban quản lý. Người dùng không ý thức dẫn đến tình trạng xuống cấp, còn ban quản lý không kiểm tra thường xuyên dẫn đến sửa chữa không kịp thời. Chất lượng sẽ phản ánh một phần hoạt động giám sát, kiểm tra của ban quản lý với các nhà vệ sinh ở ga tàu”.
Cặn vàng, cặn trắng bám đầy khu vực rửa tay, một số chỗ còn hết nước rửa tay nhưng không được thay mới |
Nhiều người cũng đã phản ảnh lại vấn đề với nhân viên nhà ga nhưng chỉ nhận được cái cười trừ.
Với những người đi tàu, họ không mong nhà vệ sinh phải "sang - xịn - mịn" như khách sạn nhưng họ cần là một nhà vệ sinh đủ sạch sẽ, tiện nghi.
“Tôi chỉ mong cái gì vốn phải được hoạt động bình thường cần được hoạt động trở lại. Tôi mong những phản ánh mà người dân, nhân viên được ban quản lý để tâm. Chứ không phải 3 buồng vệ sinh nam thì khóa kín cả ba”, bạn Duy Khánh (sinh năm 1999, ở Hà Nội) chia sẻ.
Nhiều nơi bị lấn chiếm Khu vực công cộng tại ga Văn Quán (tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông) còn bị "lấn chiếm" trở thành nơi nghỉ của nhân viên dọn dẹp. Theo đó, các nhân viên trải thảm nhựa để ăn uống, sinh hoạt. Khung cảnh này gây mất thẩm mỹ, tạo thói quen bừa bãi, luộm thuộm tại tuyến đường sắt vốn đang được đánh giá là văn minh, hiện đại của Hà Nội. Không gian chung mặt đất của ga Cát Linh hiện tại còn mở thêm cả căng-tin bán đồ ăn uống. Bên cạnh đó là bãi đỗ xe máy "bao phủ" cả đoạn dài vỉa hè tại ga. Nhiều người dân lo sợ, nếu không có những chấn chỉnh, xử lý kịp thời của các cơ quan, ban, ngành, không bao lâu vẻ đẹp hiện đại, văn minh của công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông - "điểm đến của du khách khi đến thăm Hà Nội" rơi vào cảnh luộm thuộm, hỏng hóc, xuống cấp lãng phí. |