Thêm nhiều bệnh nhân "trắng xoá" phổi vì mắc cúm A
Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện trên cả nước ghi nhận sự gia tăng đáng kể các ca mắc cúm A. Ghi nhận tại Bệnh viện Hữu Nghị, từ đầu tháng 2 đến nay gần như ngày nào đơn vị cũng tiếp nhận bệnh nhân cúm A.
Số ca mắc cúm A đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện có sự gia tăng đột biến trong 3 tháng trở lại đây.
![]() |
Bệnh cúm A rất nguy hiểm đối với người cao tuổi nhiều bệnh lý nền mãn tính |
Ngay sát Tết Nguyên đán, bà H (78 tuổi, Hà Nội) xuất hiện triệu chứng ho, đau ngực, khó thở. Sau 5 ngày tự điều trị tại nhà không tiến triển, bà H được gia đình cho nhập viện.
Theo lời kể của người nhà, triệu chứng của bệnh nhân ngày càng tăng nặng, khó thở nên trong vòng 2 tuần đã chuyển liên tiếp 3 bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bà H dương tính với virus cúm A. Ngày 4/2, bà được đưa đến khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) trong tình trạng tổn thương viêm phổi lan tỏa 2 bên, nấm phổi trên nền viêm phổi kẽ.
BSCKI Nguyễn Thị Thủy, Phó trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị cho biết: Đây là bệnh nhân cúm A có biến chứng nặng nhất mà chúng tôi tiếp nhận trong thời gian vừa qua. Phổi bệnh nhân bị tổn thương khoảng 50%. Trên phim chụp X-quang có thể thấy rõ nhiều vùng phổi bị tổn thương có màu trắng xóa.
Bệnh nhân được chỉ định điều trị kháng sinh tích cực, hỗ trợ thở oxy, chăm sóc hô hấp, bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp và theo dõi sát tình trạng bệnh. Sau 2 ngày điều trị, bà Hoa tiến triển tích cực.
Hiện tại, bệnh nhân không sốt, đỡ khó thở, tình trạng ho cải thiện nhiều, giảm được mức hỗ trợ thở oxy và thỉnh thoảng có thể tự thở nhưng tình trạng tổn thương phổi rất nặng nên cần theo dõi thêm.
Tương tự như trường hợp của bệnh nhân H, nhiều trường hợp điều trị nội trú tại khoa có các biến chứng của cúm A, tập trung vào nhóm đối tượng người cao tuổi và có bệnh nền.
"Cúm A thường có biến chứng viêm phổi, thậm chí là viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, suy đa tạng. Những đối tượng nguy cơ cao là người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền.
Ngược lại, việc mắc cúm cũng có nguy cơ làm trầm trọng hơn các bệnh lý nền, đặc biệt là các bệnh nền về đường hô hấp như COPD, hen suyễn…", BS Thủy phân tích.
Đáng chú ý, theo BS Thủy, ghi nhận tại khoa, phần lớn các ca cúm A biến chứng nặng là do bệnh nhân chủ quan và chỉ chờ đến khi có triệu chứng nặng mới đến bệnh viện, làm bỏ lỡ thời gian vàng để điều trị.
Do đó, khi có các triệu chứng nghi ngờ, người dân cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, phân loại và có chỉ định điều trị kịp thời, đặc biệt là các nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở

Phấn đấu 100% trạm y tế hoạt động nguyên lý y học gia đình

Nâng cao năng lực dự phòng, phát hiện và quản lý bệnh ung thư

Phát động phong trào thi đua cải cách hành chính ngành y tế

Bệnh nhân nặng hơn 100kg hôn mê sâu nguy kịch sau uống rượu

Công tác xã hội là yếu tố làm tăng sự hài lòng của người bệnh

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi

Bệnh viện Quân y 103 tổ chức chương trình “Hành quân về nguồn”

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng dịch sởi
