Tag

Thí sinh cần nắm rõ những quy định gì trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội?

Giáo dục 20/05/2020 17:35
aa
TTTĐ - Toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh, được phân chia theo địa giới hành chính, 4 đối tượng được tuyển thẳng… là những quy định thí sinh cần biết trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2020.

Thí sinh cần nắm rõ những quy định gì trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội?

Học sinh Hà Nội thi vào lớp 10 trong 2 ngày 17 - 18/7/2020

Bài liên quan

PVF tuyển sinh khóa 12, tìm kiếm tài năng bóng đá trẻ

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh đầu cấp năm học 2020 - 2021

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh năm 2020

Đại học Kinh tế Quốc dân công bố 3 phương thức tuyển sinh năm 2020

12 khu vực tuyển sinh

Để làm căn cứ cho việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021, ngày 19/5, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố quy định về việc phân chia khu vực tuyển sinh.

Theo đó, toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh, được phân chia theo địa giới hành chính. Học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực tuyển sinh nào được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường trung học phổ thông công lập trong khu vực tuyển sinh đó.

Khu vực tuyển sinh 1 gồm các quận: Ba Đình, Tây Hồ.

Khu vực tuyển sinh 2 gồm các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.

Khu vực tuyển sinh 3 gồm các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.

Khu vực tuyển sinh 4 gồm quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.

Khu vực tuyển sinh 5 gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Khu vực tuyển sinh 6 gồm các huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Khu vực tuyển sinh 7 gồm các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng.

Khu vực tuyển sinh 8 gồm các huyện: Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

Khu vực tuyển sinh 9 gồm các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai.

Khu vực tuyển sinh 10 gồm quận Hà Đông và các huyện: Chương Mỹ, Thanh Oai.

Khu vực tuyển sinh 11 gồm các huyện: Thường Tín, Phú Xuyên.

Khu vực tuyển sinh 12 gồm các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Sở GD&ĐT lưu ý những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu được phép đổi khu vực tuyển sinh với điều kiện: Hai nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào 2 trường trung học phổ thông công lập phải ở trong cùng một khu vực tuyển sinh.

Bên cạnh đó, học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên tại các trường THPT chuyên và các trường THPT có lớp chuyên, vào lớp 10 chương trình song bằng, vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính hoặc trường THPT ngoài công lập... thì không phải áp dụng quy định về khu vực tuyển sinh. Các trường này được phép tuyển học sinh trên toàn địa bàn thành phố.

Hồ sơ, độ tuổi và điều kiện dự tuyển

Theo Quyết định số 1612/QĐ-UBND do UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày 17/4/2020 về việc phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2020-2021, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên tại Hà Nội diễn ra vào ngày 17 và 18/7/2020 với ba bài thi gồm Ngữ văn, Ngoại ngữ và Toán. Trong đó, bài thi Ngữ văn và Toán thi theo hình thức tự luận, bài thi ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

Nếu học sinh có nguyện vọng dự thi vào lớp 10 chuyên, ngoài việc dự thi các môn nói trên thì phải dự thi thêm các bài thi môn chuyên vào chiều 18/7/2020 và sáng ngày 19/7/2020. Nếu học sinh có nguyện vọng dự thi vào lớp 10 chương trình song bằng thì phải dự thi thêm các bài thi theo chuẩn CAIE vào ngày 20/7/2020 và nếu đạt điều kiện sẽ dự phỏng vấn vào ngày 1/8/2020.

Về điều kiện dự tuyển đối với thí sinh thi vào lớp 10 công lập năm nay, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Ngoài quy định chung về độ tuổi, Sở GD&ĐT Hà Nội quy định, để dự tuyển vào trường THPT công lập, học sinh hoặc bố, mẹ của học sinh phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực tuyển sinh nào được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong khu vực tuyển sinh đó. Ngoài ra, học sinh phải lưu ý điều kiện để đăng ký ngoại ngữ học tại trường THPT bảo đảm nối tiếp chương trình đã học ở cấp trung học cơ sở theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

Sở GD&ĐT Hà Nội quy định, hồ sơ dự tuyển vào lớp 10 của học sinh, gồm: Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021; Bản sao giấy khai sinh; bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bổ túc trung học cơ sở hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời (đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2019-2020); Học bạ THCS (bản chính); Hộ khẩu thường trú hoặc xác nhận của công an cấp phường, xã, thị trấn về nơi cư trú của học sinh tại địa bàn; Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy cho phép được học vượt lớp, vào học sớm hoặc muộn so với quy định chung ở cấp học dưới (nếu có); Giấy xác nhận “không trong thời gian thi hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật” do chính quyền cấp xã, phường nơi cư trú cấp (đối với thí sinh tự do - là thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên từ những năm học trước).

Đặc biệt lưu ý đối với học sinh trong việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10, ông Toản nhấn mạnh: “Mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập ở cùng một khu vực tuyển sinh nhưng cần lưu ý là 2 trường này phải được xếp theo thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2. Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký nguyện vọng 2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm”.

Học sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ không được xét tuyển nguyện vọng 2. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường chỉ nhận học sinh đăng ký nguyện vọng 1, không nhận học sinh đăng ký nguyện vọng 2. Đây là quy định mà các em cần nắm vững để quyết định đăng ký, sắp xếp nguyện vọng dự tuyển phù hợp.

Bên cạnh đó, học sinh cũng cần lưu ý, khi đã trúng tuyển vào trường THPT công lập thì phải học ổn định hết cấp học tại trường THPT đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập cần chuyển trường thì phải được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép.

Nhằm bảo đảm quyền lợi cho học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội cho phép học sinh có thể thay đổi nguyện vọng dự tuyển một lần. Học sinh muốn thay đổi nguyện vọng dự tuyển nộp đơn (có mẫu) tại các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã trong hai ngày 24 và 25/6/2020.

Trước đó, vào ngày 23/6/2020, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố công khai số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường THPT.

Vào cuối tháng 5/2020, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ phát hành Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021. Học sinh nộp phiếu chậm nhất vào ngày 12/6/2020 tại trường nơi đang học lớp 9.

Từ ngày 18/6 đến ngày 20/6/2020, học sinh xem danh sách dự tuyển tại các cơ sở giáo dục nơi học sinh đang học (thí sinh tự do, thí sinh tỉnh ngoài xem tại phòng giáo dục và đào tạo nơi thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển). Học sinh kiểm tra toàn bộ thông tin cá nhân, nguyện vọng đăng ký, điểm ưu tiên…, nếu có sai sót đề nghị cơ sở giáo dục sửa chữa kịp thời.

Đọc thêm

Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu Giáo dục

Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu

TTTĐ - Gợi mở về bữa trưa miễn phí cho học sinh Hà Nội của Tổng Bí thư Tô Lâm khiến phụ huynh mừng vui, phấn khởi. Phía sau bữa trưa miễn phí là sự quan tâm thiết thực đến việc phát triển thể chất, tinh thần, tương lai thế hệ trẻ.
Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga Giáo dục

Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga

TTTĐ - Phòng Văn hóa Việt - Nga trở thành một không gian giao lưu văn hóa giúp học sinh thêm am hiểu về tinh hoa văn hóa thế giới, một không gian học tập với phương châm “học đi đôi với hành”.
133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học Giáo dục

133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học

TTTĐ - Sáng 8/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.
Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định Giáo dục

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định

TTTĐ - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đang khẩn trương xác minh thông tin giáo viên Trường THCS Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định.
Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng Giáo dục

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi các đơn vị về việc tuyên truyền học sinh, sinh viên cảnh báo thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng, thuê bao di động để chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam Giáo dục

Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam

TTTĐ - Trong tháng 5 này, Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) phối hợp cùng các đối tác tổ chức một loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành riêng cho học sinh sinh viên (HSSV) Việt Nam: Từ lớp học sáng tạo theo phong cách Kiwi”, trại hè mini” khám phá đất nước, con người New Zealand, cho đến Ngày hội Phiêu lưu New Zealand độc đáo.
10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới Giáo dục

Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”... Giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

TTTĐ - Để buổi họp phụ huynh không chỉ là “báo cáo - phê bình - kiến nghị” mà trở thành một buổi gặp gỡ thực sự có ý nghĩa, cô Lê Thị Thu Nết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã "thiết kế" một mô hình mới trong việc tổ chức họp phụ huynh ở tiểu học.
Xem thêm