Tag

Thị trường lúa gạo hết “đóng băng”: Vẫn còn đó những nghi ngại...

Kinh tế 14/05/2020 17:15
aa
TTTĐ - Thị trường lúa gạo cả nước nói chung, vựa lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang “ấm” dần lên kể từ khi quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trở lại trạng thái bình thường từ đầu tháng 5/2020. Đằng sau câu chuyện “đóng băng” lúa gạo do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã hé lộ những nghi ngại...

Thị trường lúa gạo hết “đóng băng”: Vẫn còn đó những nghi ngại...

Hoạt động thua mua gạo IR50404 gặp nhiều khó khăn do nguồn cung thiếu

Bài liên quan

Hủy hợp đồng đấu thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia: “Găm” hàng để “thổi” giá?

Đi tìm nguyên nhân...

Để có bài viết này, phóng viên đã mất khá nhiều ngày lăn lộn ở các tỉnh, thành của vựa lúa lớn nhất cả nước. Ghé thăm nhiều doanh nghiệp thu mua lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để ý và lắng nghe tâm sự của nhiều thương lái đã cho chúng tôi cái nhìn toàn cảnh về một sự thật của bức tranh thu mua lúa gạo nơi đây.

Những ngày đầu tháng 5, nắng rát da nhưng dọc các con kênh, rạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động mua bán lúa gạo của các doanh nghiệp đang dần sôi động trở lại. Tiếng máy nổ của những chiếc ghe chất đầy lúa gạo vào ra các điểm thu mua tấp nập. Trên băng chuyền, những bao gạo được bốc lên, chuyển xuống hối hả, khẩn trương...

Một công nhân bốc xếp tại Công ty TNHH Tự Lực (ở ấp Tân Thành, xã Tân Quy Tây, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) cho biết: "Công ty mới thu mua gạo trở lại. Thời điểm dịch bệnh Covid-19, công ty phải đóng cửa nên chúng tôi cũng không có việc làm".

Còn đại diện Công ty TNHH Tự Lực thì cho rằng: "Từ khi Chính phủ có quyết định xuất khẩu trở lại trạng thái bình thường, thị trường lúa gạo nơi đây mới bớt “ảm đạm”. Thời điểm cách đây chừng hai tháng, chúng tôi rất khó khăn, doanh nghiệp rất khó thu mua lúa gạo. Sản lượng thu mua sụt giảm rất nhiều".

Hoạt động thua mua lúa gạo đã trở lại tại Đồng Tháp những ngày đầu tháng 5
Hoạt động thua mua lúa gạo đã trở lại tại Đồng Tháp những ngày đầu tháng 5

Trong những tháng vừa qua, thị trường lúa gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bớt sôi động. Nguyên nhân theo nhiều thương lái cho biết là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên rất khó thu mua lúa gạo. Trong khi đó, trong nước, hạn mặn đang đe dọa vùng Đồng bằng sông Cửu Long khiến nhiều diện tích gieo sạ vụ hè thu khó thực hiện. Chưa kể, do ảnh hưởng của dịch, tâm lý người dân găm, trữ hàng hóa nên không xuất bán.

Ông Nguyễn Minh Phương, Phó Giám đốc Công ty TNHH Phát Tài (đóng tại ấp Bình Hiệp B, xã Bình Thạnh Trung, huyện Lò Vấp, tỉnh Đồng Tháp), cho hay: So với cùng kỳ, sản lượng thu mua lúa gạo của công ty sụt 30%. Nguyên nhân là người dân không bán, mặt khác do ảnh hưởng của dịch bệnh, hạn hán… nên rất khó thu mua khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, có một sự thật mà nhiều người chưa năm rõ, đó là, loại gạo IR50404 cung ứng cho dự trữ quốc gia thực sự rất khó thu mua. IR50404 là loại giống mà tại các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người dân đã không mặn mà gieo cấy do giá thành thấp, chất lượng gạo thấp. Người dân không nấu cơm ăn mà dùng chủ yếu phục vụ cho nấu rượu, làm bánh, bia… Gạo này chủ yếu xuất cho một số thị trường thấp như: Malaysia, Cu Ba, Đông Timo, Philippines… Điều này vô tình gây khó khăn cho thương lái trong ký kết, thu mua lúa gạo nói chung.

Nhiều người ngạc nhiên khi vì sao loại gạo IR50404 chủ yếu được mua để phục vụ cho mặt hàng dự trữ quốc gia. Ông Cao Văn Phúc - một thương lái chuyên thu mua lúa gạo ở tỉnh An Giang nói: Gạo IR50404 mà Cục dự trữ thu mua là loại gạo rất dễ bảo quản. Thời gian bảo quản được lâu hơn so với các loại gạo khác.

Từ thực tế trên cho thấy, hàng loạt doanh nghiệp trúng thầu đang rất khó “thanh minh” một cách thuyết phục về lý do mình từ chối ký hợp đồng cung ứng gạo dự trữ quốc gia. Ẩn chứa sau câu chuyện trên là bao điều khó nói mà chỉ những “người trong cuộc” mới hiểu rõ.

Cần những chiến lược dài hơi

Quyết định cho phép xuất khẩu gạo trở lại trạng thái bình thường đã giúp giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ. Hiện lúa IR50404 giá 4.900 - 5.000 đồng/kg, trong khi trước đó giá chỉ 4.600 - 4.800 đồng/kg; còn giá gạo IR50404 đóng gói là 8.500 đồng/kg. Đó là tín hiệu rất khả quan trong bối cảnh hiện nay đối với cả nông dân và thương lái thu mua.

Nhiều doanh nghiệp kêu trời vì rất khó thu mua lúa gạo IR50404 do giá thành và chất lượng thấp, ảnh hưởng của dịch bệnh và hạn hán nên người dân không bán
Nhiều doanh nghiệp kêu trời vì rất khó thu mua lúa gạo IR50404 do giá thành và chất lượng thấp, ảnh hưởng của dịch bệnh và hạn hán nên người dân không bán

Qua khảo sát của phóng viên, lượng gạo hiện có tại các thương lái đầu mối không nhiều. Khi chúng tôi đặt vấn đề cần mua một lượng lớn gạo IR50404, một số doanh nghiệp tại Cái Bè (Tiền Giang) như doanh nghiệp Thanh Thảo, lắc đầu: Lượng gạo IR50404 không có nhiều, chỉ chừng vài trăm tấn. Để gom được lượng lớn thì phải lấy hàng từ rất nhiều đại lý khác mới đủ.

Với thực tế chất lượng lúa gạo IR50404 thấp, người dân ít tiêu dùng dẫn tới thu hẹp diện tích sản xuất. Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng đối mặt với hạn hán nặng… khiến việc sản xuất lúa gặp khó khăn thì việc đáp ứng đủ sản lượng gạo IR50404 phục vụ dự trữ quốc gia và xuất khẩu là rất đáng lo.

Ông Cao Văn Phúc - một thương lái chuyên thu mua lúa gạo ở tỉnh An Giang cho biết, giá gạo IR50404 thấp, dân càng ngày càng ít gieo sạ hơn so với các loại lúa khác nên diện tích và năng suất giảm đáng kể. Với thâm niên 13 năm trong nghề thu mua lúa gạo, ông Phúc chia sẻ thêm, vùng trồng giống lúa IR50404 trong nước chủ yếu là An Giang, các tỉnh thành khác của Đồng bằng sông Cửu Long trồng không nhiều.

Trong chiến lược xuất khẩu và an ninh lương thực, nên chăng, Chính phủ cần có chiến lược dài hơi, nghiên cứu để đặt hàng cho người nông dân sản xuất để chủ động hơn. Mặt khác, Chính phủ có thể nghiên cứu thêm để đưa vào dự trữ cũng như xuất khẩu các loại gạo khác thay thế giống IR50404. Nói như các thương lái thì gạo IR50404 dễ bảo quản.

Do đó, Chính phủ cũng cần phải tính đến việc nâng cao giá thành cho loại gạo này để kích thích sản xuất nếu tiếp tục lựa chọn loại gạo này cho dự trữ và xuất khẩu. Tổng cục Dự trữ cũng cần phải thay đổi, nâng cao các biện pháp bảo quản lúa gạo tốt hơn đối với các loại giống khác để tính đến phương án thay thế.

An ninh lương thực là vấn đề sống còn trong bối cảnh dịch bệnh "bủa vây", hạn hán đe dọa… Trước khi xuất bán, bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải tính đến tích trữ. Trong khi đó, nhìn từ thực tế khó khăn trong việc thu mua lúa gạo thời gian qua đã cho thấy chúng ta chưa thể chủ động được nguồn cung chắc chắn. Đó là vấn đề đáng lo ngại!

“Chính phủ cần có chính sách để làm sao có chiến lược hợp lý nhằm chủ động nguồn hàng dự trữ một cách chắc chắn. Không thể, cứ việc ký kết hợp đồng cung ứng lúa gạo không thành thì "quả bóng" trách nhiệm lại "lăn vào chân" doanh nghiệp như hiện nay.

Sẽ là bất cập khi trong nước đang dần hạn chế sản xuất lúa IR50404 do giá thành và chất lượng gạo thấp, thì đây lại là loại gạo chủ yếu cung ứng cho dự trữ quốc gia. Nếu không chủ động nguyên liệu một cách chắc chắn thì việc đấu thầu gạo cung ứng cho dự trữ quốc gia hằng năm sẽ dễ dàng “đổ bể”, các thương lái đồng loạt nêu ý kiến.

Đọc thêm

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống Nông thôn mới

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống

TTTĐ - Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Lao động - Việc làm

Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

TTTĐ - Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc, tặng quà, động viên người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị Doanh nghiệp

SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK - Hàn Quốc) tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc Doanh nghiệp

NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc

TTTĐ - Ngày 1/7, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard khởi động chương trình khuyến mãi toàn quốc “Chạm tinh tế - Sống phong cách” nhằm thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc trong nửa cuối năm 2024.
PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 Doanh nghiệp

PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa được vinh danh trong danh sách VIE50 và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng VIE10 ở lĩnh vực Dầu khí - Năng lượng - Điện.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa thị trường Doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa thị trường

TTTĐ - Sáng 1/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc.
MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản Doanh nghiệp

MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

TTTĐ - Với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn tài chính, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2022 - 2026, Ngân hàng Quân đội (MB) xác định quản trị rủi ro thông minh và vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược.
Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam Doanh nghiệp

Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam

TTTĐ - Trưa 1/7, tại Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung và ông Shin Dong-bin, Chủ tịch Tập đoàn Lotte.
Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Doanh nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Sáng 1/7, tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc Tọa đàm bàn tròn với lãnh đạo gần 20 tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc trong các lĩnh vực.
AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành Doanh nghiệp

AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành

TTTĐ - Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) triển khai gói đầu tư trị giá 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phát hành.
Xem thêm