Thích ứng để phục hồi và phát triển
Dưới tác động của dịch bệnh, toàn thể xã hội từ các doanh nghiệp, cá nhân cho đến các ngành nghề, tổ chức đều phải tìm cách để thích ứng một cách hiệu quả và an toàn. Chương trình “Thích ứng” được phát sóng vào các khung giờ vàng lúc 20h30 trên kênh VTV2 ngày 1/1/2022 và 20h40 trên VTV1 ngày 2/1/2022 đã từng bước đưa khán giả truyền hình với những câu chuyện hết sức chân thực nhưng cũng không kém phần mới lạ để thấy được các lĩnh vực của nền kinh tế đã chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.
Doanh nghiệp thích ứng an toàn trong sản xuất
Bức tranh chung của cộng đồng doanh nghiệp đang có sự suy giảm mạnh của quy mô hoạt động và sự gia tăng mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh ấy, cộng đồng doanh nghiệp đã nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm và thu nhập cho người lao động.
Có thể thấy, dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự thay đổi công nghệ trong toàn nền kinh tế. Theo thống kê, hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10/2021 đã có những dấu hiệu phục hồi khi chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 6,9% so với tháng trước.
Tinh thần xả thân và nhiệt huyết của các chiến sĩ áo trắng trong phòng, chống dịch COVID-19.
Trong 2 năm qua, lực lượng y tế chính là những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch. Tinh thần xả thân và nhiệt huyết của các chiến sĩ áo trắng là không thể phủ nhận để giúp chúng ta kiểm soát dịch bệnh.
Từ tháng 4 đến tháng 9/2021 là 5 tháng thật sự khó khăn và đầy thử thách trong lịch sử của ngành y tế. Hàng trăm nghìn cán bộ, y bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên y tế tại các tỉnh, thành có dịch và gần 20.000 thầy thuốc chi viện từ các đơn vị y tế tuyến trung ương và địa phương đã kề vai sát cánh cùng các lực lượng tuyến đầu vào các điểm nóng dịch COVID-19, đương đầu với dịch bệnh.
Ngành giáo dục thích ứng trong một năm học đầy khó khăn
Trong năm qua, y tế và giáo dục là hai trong số những lĩnh vực gặp nhiều khó khăn thách thức lớn do đại dịch COVID-19 gây ra. Tuy nhiên, toàn ngành nói chung và đội ngũ thầy cô giáo đã khắc phục khó khăn, biến nguy thành cơ, coi đây là cú hích để chúng ta thay đổi tư duy quản lý, phát huy sự sáng tạo trong mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và toàn ngành giáo dục để tăng khả năng thích ứng hoàn cảnh, nhất là quản lý rủi ro. Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng là cơ hội để ngành giáo dục đẩy mạnh chuyển đổi số, là tiền đề cho nhiều lĩnh vực khác, tác động lớn đối với sự phát triển đất nước, cả trước mắt và lâu dài.
Không chỉ ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, ngay tại những thành phố lớn, các thầy, cô giáo cũng đang đối mặt với những thách thức lớn, đòi hỏi sự thay đổi tư duy, sáng tạo trong cách dạy và học để bám trụ với nghề. Để thích ứng, các thầy, cô giáo đã từng bước sử dụng công nghệ nhằm tìm ra cách thức "sống" với nghề trong giai đoạn này.
Thủ tướng Chính phủ đã đã phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhằm huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có điều kiện học trực tuyến. Qua chương trình, quyết tâm thực hiện mục tiêu năm học 2021 bảo đảm việc phủ sóng di động toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương, phủ sóng toàn bộ 1.910 điểm chưa kết nối Internet di động trên toàn quốc.
Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử - bán lẻ
Trong khi nhiều ngành kinh tế khác khó khăn, chật vật xoay sở do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 thì thương mại điện tử lại có những điểm sáng và tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu ấn tượng
Không chỉ dừng ở tiêu thụ sản vật trong nước, tháng 6/2021, dưới sự hỗ trợ của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Viettel Post đã xuất khẩu thí điểm thành công hơn 4 tấn vải thiều Bắc Giang sang thị trường Châu Âu. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện xuất khẩu theo phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới trên nền tảng thương mại điện tử "Make in Việt Nam".
Bên cạnh việc đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm, doanh nghiệp cho biết, quy trình giao - nhận hàng an toàn cũng được đặc biệt chú trọng. Đội ngũ nhân viên giao hàng đã được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 và thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người dân, phun khử khuẩn hàng hóa trước khi giao…
Chính phủ đã chuyển hướng rất kịp thời, linh hoạt từ chủ trương "Zero COVID-19" sang thích ứng an toàn, linh hoạt để nỗ lực đạt được 2 mục tiêu là kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội. Không sợ COVID-19 là cách sống mới mà chúng ta cần chấp nhận. Thích ứng linh hoạt, sống chung với dịch bệnh một cách chủ động, khoa học, cũng có thể hiểu là chiến thắng đại dịch.
PV GAS Trading đồng hành cùng chương trình “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” 2021 TTTĐ - Vừa qua, tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, Công ty Kinh doanh Sản phẩm Khí (PV GAS Trading) tham dự Lễ ... |
Năng lượng sạch vì sự phát triển bền vững TTTĐ - Chương trình Phát triển kinh tế năng lượng với chủ đề “Năng lượng sạch vì sự phát triển bền vững”, cùng với ... |
PVOIL VOC 2021- Kịch tính tranh tài, xác định những tay đua xuất sắc TTTĐ - Kịch tính đến tận những phút cuối cùng, PVOIL VOC 2021 đã khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc, đánh dấu ... |
Quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 trong doanh nghiệp TTTĐ - Chương trình Phát triển kinh tế năng lượng với chủ đề “Quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 trong doanh ... |