Tag

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Môi trường 28/09/2023 09:30
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 898/CĐ-TTg ngày 28/9/2023 về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ tại Trung Bộ Lâm Đồng: Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất EVNNPC khắc phục hậu quả mưa lũ với phương châm “4 tại chỗ” Hà Nội hỗ trợ Nhân dân Lào Cai 300 triệu đồng khắc phục hậu quả mưa lũ
Mưa lũ gây ngập sâu ở H.Quỳ Châu
Mưa lũ gây ngập sâu ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Nguồn: TNO)

Công điện nêu: Từ ngày 25/9 đến nay, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa to đến rất to, nhiều nơi tới trên 500mm, gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất, một số tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng làm gián đoạn giao thông, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống Nhân dân tại nhiều địa phương nhất là các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Dự báo trong những ngày tới có thể tiếp tục còn xảy ra mưa to đến rất to, nguy cơ xảy ra lũ chồng lũ, ngập sâu tại vùng trũng thấp, lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi.

Để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiến cứu nạn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động chỉ đạo khẩn trương triển khai có hiệu quả công tác ứng phó và khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ theo phương châm "bốn tại chỗ", trong đó lưu ý một số nhiệm vụ chủ yếu dưới đây.

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh khẩn trương rà soát, sơ tán ngay những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, không đảm bảo an toàn, nhất là vùng trũng thấp có nhiều khả năng bị chia cắt, cô lập do ngập lụt sâu, các khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở đất, lũ quét, không để xảy ra chết người; Kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ có nguy cơ thiếu đói, kiên quyết không để người dân nào bị thiếu đói.

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc đi lại qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; Có phương án đảm bảo an toàn cho học sinh tại các khu vực bị ngập lụt.

Các địa pưhương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các cơ sở hạ tầng đang trong quá trình thi công, đê điều, hồ đập, nhất là các công trình xung yếu; Kịp thời huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ngay sau khi nước rút; Sẵn sàng lực lượng để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức dự báo, cảnh báo mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo cho các cơ quan chức năng và địa phương theo đúng quy định để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó hiệu quả với mưa lũ.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời huy động nhân lực, máy móc để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.

Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Y tế theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ thuỷ điện nhỏ, hồ thuỷ lợi xung yếu, vệ sinh môi trường, khẩn trương khôi phục lại sản xuất, ổn định cuộc sống cho người dân ngay sau mưa lũ, không để xảy ra dịch bệnh.

Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an chủ động chỉ đạo và phối hợp với các địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai.

Đọc thêm

Đã đến lúc cần “bàn tay thép” Môi trường

Đã đến lúc cần “bàn tay thép”

TTTĐ - Để giải quyết các vấn đề cấp bách, thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường, trong đó tăng cường giám sát ngăn chặn tình trạng đốt rác thải bừa bãi; Hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn ở 4 quận nội thành. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để, theo các chuyên gia môi trường, các cơ quan chức năng cần có biện pháp quyết liệt ngăn chặn và phối hợp xử lý nghiêm tình trạng vi phạm…
Bài 4: “Sứ giả” lan tỏa phong trào xanh - sạch - đẹp Môi trường

Bài 4: “Sứ giả” lan tỏa phong trào xanh - sạch - đẹp

TTTĐ - Thời gian qua, hưởng ứng phong trào, cuộc vận động về bảo vệ môi trường do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội phát động, các phường, xã, cán bộ cơ sở, người dân đã có nhiều hoạt động thiết thực, trở thành những “sứ giả” lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, để Thủ đô Hà Nội thực sự là một nơi đáng sống.
Nhà máy nước Vĩnh An đã có đánh giá tác động môi trường Môi trường

Nhà máy nước Vĩnh An đã có đánh giá tác động môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng vừa ký quyết định Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy nước Vĩnh An, công suất 10.000m³/ngày - đêm" của Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Đắk Lắk: Chuyển đổi gần 67ha rừng cho dự án hồ Krông Pách Thượng Môi trường

Đắk Lắk: Chuyển đổi gần 67ha rừng cho dự án hồ Krông Pách Thượng

TTTĐ - Gần 67ha rừng tại Đắk Lắk có thể được chuyển đổi để xây dựng dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng (giai đoạn 1). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Đắk Lắk siết chặt quản lý khai thác khoáng sản Môi trường

Đắk Lắk siết chặt quản lý khai thác khoáng sản

TTTĐ - Trước thực trạng nhiều bất cập trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản, tỉnh Đắk Lắk đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn thất thoát tài nguyên và chống thất thu thuế.
Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm Môi trường

Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm

TTTĐ - Đối ngược với hình ảnh vứt rác nơi công cộng xấu xí, là những người công nhân môi trường cần mẫn, thu gom rác thải; là bác tổ trưởng Tổ dân phố “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” lo chuyện “bao đồng” để ngõ phố luôn sạch đẹp.
Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn Môi trường

Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn

TTTĐ - Ngày 4/4, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị thông tin, đến nay đã có 5 dự án khắc phục hậu quả bom mìn tại Quảng Trị do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đã được phép hoạt động trở lại.
Triển khai các giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng trong giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí Môi trường

Triển khai các giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng trong giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 153/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn.
Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ Môi trường

Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ

TTTĐ - Sáng nay (4/4), Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ”. Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 120 đại biểu, khách mời.
Bắc Bộ đêm rét, ngày nắng ấm Môi trường

Bắc Bộ đêm rét, ngày nắng ấm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
Xem thêm