Tag

Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 3: "Đất có lề, quê có thói” thời hiện đại

Nhịp điệu cuộc sống 21/09/2021 12:41
aa
TTTĐ - Từ thực tế cho thấy, hương ước vẫn có những tác dụng to lớn đối với đời sống văn hóa, xã hội của làng xã. Đặc biệt trong thời hiện đại, chúng ta càng phải kế thừa phát triển những tinh hoa cũ làm nền tảng cho văn hóa ngày nay.
Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 2: Vận dụng hương ước, rào làng chống dịch Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 1: Nền tảng từ ngàn năm giữ làng

Những xung đột khó tránh

Trên thực tế, không phải việc “rào làng chống dịch”, đóng cửa cài then với bên ngoài như thời gian giãn cách chặt chẽ theo quy định và chiểu theo hương ước vừa rồi không tạo nên những mâu thuẫn, thậm chí xung đột nhẹ giữa những người trong cùng cộng đồng. Tất cả những điều này đều tạo nên bức tranh muôn màu trong công cuộc chống dịch bệnh của Nhân dân ta. Dù vậy, cũng bởi những điều đó mà ta càng thấy, hương ước tồn tại đến ngày nay dù đươc gọi với tên như thế nào thì vẫn là thể hiện mong muốn của cộng đồng, vì lợi ích của cộng đồng làng xã.

Chị Lê Thị Minh, một công dân trong ngõ 18 phố Định Công Thượng (Hoàng Mai, Hà Nội) có chồng của người bạn thân không may phải đi bệnh viện điều trị hai tuần. Khi chồng bạn khỏi bệnh về nhà ở khu vực Kim Giang, chị muốn đi thăm. Nghe chị “trình bày mục đích”, những người thân và cả hàng xóm đều khuyên can không nên đi. Lý do là bệnh nhân đi bệnh viện về, rất có thể tiếp xúc với nhiều người, chẳng may mang mầm bệnh thì rất nguy hiểm. Chị sang thăm có thể mang theo nguồn bệnh về ngõ, đe dọa sự bình yên của con ngõ vốn được chốt chặn canh gác nghiêm ngặt này.

Những ai ở khu vực này đều biết, ngõ 18 nhỏ nhưng dài, ngoắt nghoéo, nhiều ngách, dân bản địa là người làng khu Thượng xưa đông đúc nhiều thế hệ. Người dân nơi đây đa phần đều là họ hàng anh em thân thiết, có phong tục, tập quán từ nhiều đời nay, có truyền thống bảo vệ làng nước rất cao. “Chị mà cố tình đi em báo chốt trực chặn chị lại. Rồi sau này có vấn đề gì chị đừng trách người làng người nước không thèm quan tâm đến”, một cô em họ “đe”. Chị Minh nghe ra, đành lựa lời nói với bạn thân, gửi chút quà qua tài khoản để bạn mua thức ăn bồi dưỡng cho chồng.

“Rất may, cô bạn tôi cũng thông cảm, bảo dịch bệnh không phải đến thăm. Tấm lòng của tôi bạn cũng nhận, thế là mình đỡ áy náy. Đúng là mùa dịch bệnh mọi quan niệm đều có thể thay đổi, miễn sao giữ an toàn cho mình, cho người thân là được”, chị Minh tâm sự.

Dù có một vài xung đột không tránh khỏi khi người dân muốn đi qua chốt theo nhu cầu cá nhân nhưng mọi người đều sớm nhận thức được việc bảo vệ sự an toàn cho mình và người thân
Dù có một vài xung đột không tránh khỏi khi người dân muốn đi qua chốt theo nhu cầu cá nhân nhưng mọi người đều sớm nhận thức được việc bảo vệ sự an toàn cho mình và người thân

Chị Phạm Thị Thủy (ở Khê Ngoại, Mê Linh, Hà Nội) kể ban đầu chị khá ấm ức do ngày giỗ bà ngoại ở làng Văn Khê cách nhà chị tầm một cây số mà khi chị mang lễ đến, chốt trực đầu làng nhất định không cho chị vào. Chị là người Văn Khê, lấy chồng trên Khê Ngoại. Nhà chồng với nhà bà ngoại chị nằm dọc hai bên thân đê sông Hồng. Cả hai làng đều là ngôi làng ven sông lâu đời của vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ nhưng cũng thấm đẫm văn hóa, giàu truyền thống. Làng vẫn còn những quy định từ thuở mấy trăm năm trước, dòng họ Phạm nhà chị cũng có những quy tắc riêng dành cho con gái lấy chồng bên ngoài.

“Không vào lễ bà ngoại được thì không tròn đạo con cháu mà mình là thân gái lấy chồng làng khác nếu cứ cố xin rồi gây điều tiếng cho làng chồng, mang tiếng cho dòng họ mình thì cũng ngại. Cuối cùng, mình gọi điện cho các bác, chưa kịp trình bày các bác đã nói ngay rằng đang dịch bệnh phức tạp, giỗ bà năm nay bác cũng chỉ thắp hương đơn giản, chắc bà cũng thể tất cho. Thế là mình yên tâm phần nào”, chị Thủy cho biết.

Ông Nguyễn Vũ Hán, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Quốc Oai cho biết, người làng giữ chốt, bảo vệ làng theo quy định, theo hương ước chặt chẽ đến nỗi có những trường hợp muốn vào làng, kể cả xã xuống làm việc, dân làng vẫn nhất quyết không mở chốt.

Anh Phan Ngọc Hải kể anh cùng hai người đi viếng đám ma người thân một đồng nghiệp ở huyện Chương Mỹ mà phải đứng ngoài chốt, gửi lễ vào bên trong chứ nhất quyết người dân không cho vào. Cất công đi xa, “nghĩa tử là nghĩa tận”, không được vào tận nơi phúng viếng chia buồn với tang quyến, bản thân anh cũng cảm thấy không được chu đáo nhưng do quy định, do truyền thống bảo vệ làng xã của người dân nơi đây, “nhập gia tùy tục”, anh không có cách nào khác được.

Những “hàng rào mềm” giữ cuộc sống bình yên

Mỗi ngôi làng của Việt Nam xưa kia đều có cổng làng, có hàng rào tre vững chắc để vừa tạo cảnh quan, vừa có tác dụng đóng kín, bảo vệ làng khỏi các nguy cơ giặc giã, đạo tặc, dịch bệnh… Đó là những hàng rào cứng, tương tự như những cách mà người dân các vùng của Hà Nội mang cánh cửa, tấm gỗ, bàn ghế, khung sắt… ra để chặn luôn lối ra vào của ngõ ngách, làng xóm ở những nơi không đặt chốt trực hiện nay.

Còn hàng rào mềm, một thứ hàng rào vô cùng quan trọng của ý chí cộng đồng, đại diện cho sự đoàn kết, nhất trí chung lòng của người dân, bằng mọi cách ngăn chặn nguy cơ từ bên ngoài, bảo vệ vững chắc sự bình yên của xóm thôn, đó chính là hương ước. Trải bao năm thăng trầm của lịch sử, nhiều nguy cơ đến từ thiên tai nhân tai, làng xã Việt Nam bình yên đến nay, tồn tại đến nay cũng là một phần nhờ cái hàng rào mềm mại mà vững chắc ấy.

Nó là một phần tính chất, cốt cách và văn hóa đặc trưng của mỗi ngôi làng và cho đến ngày nay, nó tiếp tục phát huy sự đúng đắn, tác dụng thiết thực với đời sống người dân nơi đó.

Dù còn nhiều bất tiện, xung đột khi làng nọ không được sang làng kia, tang ma không được tổ chức rộn rịch như trước, nhu cầu tập thể dục, thư giãn trong làng.... bị hạn chế nhưng rõ ràng, chúng ta càng thấy trong đời sống hiện đại ngày nay, hương ước đã góp phần giữ vững "đất có lề, quê có thói" để làng quê vẫn tồn tại trong tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ.

Cùng với lũy tre, cổng làng, hương ước cũng chính là một hàng rào để bảo vệ làng xã khỏi dịch bệnh, giặc giã
Cùng với lũy tre, cổng làng, hương ước cũng chính là một hàng rào để bảo vệ làng xã khỏi dịch bệnh, giặc giã (Ảnh minh họa)

Đây chính là những dải phân cách mềm, hàng rào mềm để mỗi người tự điều chỉnh hành vi sao cho mình sống đúng với nhịp sống, yêu cầu của xã hội xung quanh. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, khi có dịch thì làng quê có lợi thế hơn phố phường chính là ở sự có lề, có thói, có hương ước, có quy định riêng của mình, như thêm một vũ khí hữu hiệu và mạnh mẽ để chống dịch.

Có lẽ chính vì thế mà trong suốt thời gian giãn cách xã hội để chống dịch như vừa qua, tại các huyện ngoại thành, nơi văn hóa làng xã vẫn thấm đượm, nơi người dân thuận theo hương ước, áp dụng triệt để các quy định chống dịch thì cuộc sống tương đối an yên hơn, các ca bệnh dù có cũng nhanh chóng được khoanh vùng, không bị bùng phát và lây lan rộng như tại một số nơi trong nội thành. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận và tự hào.

Qua đó, một lần nữa chúng ta khẳng định, hương ước, tinh hoa của ý chí người dân làng xã trong cộng đồng vẫn có tác dụng thiết thực với đời sống hiện đại. Đó là lý do chúng ta nên gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa này.

Đọc thêm

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 Nhịp điệu cuộc sống

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

TTTĐ - Nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng, tăng cường kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ cương trong việc thực hiện các quy định, thể lệ vận tải và đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách của các đơn vị vận tải. Xây dựng phương án chi tiết và sẵn sàng phối hợp với các đơn vị vận tải, đơn vị hoạt động buýt để giải tỏa phương tiện, hành khách khi cần.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ lễ 30/4 Giao thông

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ lễ 30/4

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Đánh thức Núi Chứa Chan - viên ngọc xanh ẩn mình Du lịch

Đánh thức Núi Chứa Chan - viên ngọc xanh ẩn mình

TTTĐ - Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau Núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.
TP Hồ Chí Minh: Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp 30/4 Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp 30/4

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025 trên địa bàn thành phố.
Tưng bừng chuỗi hoạt động du lịch tại TP Hồ Chí Minh dịp 30/4 Du lịch

Tưng bừng chuỗi hoạt động du lịch tại TP Hồ Chí Minh dịp 30/4

TTTĐ - Hướng tới cột mốc lịch sử 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh vừa chính thức phát động chuỗi hoạt động hưởng ứng trong năm 2025.
Sắp diễn ra Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 Nhịp điệu cuộc sống

Sắp diễn ra Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025

TTTĐ - Theo kế hoạch của UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 dự kiến khai mạc vào tối 24/4 tại Quảng trường biển, Khu du lịch biển Hải Hòa.
Trải nghiệm Sở hữu kỳ nghỉ xanh từ ALMA Timeshare Du lịch

Trải nghiệm Sở hữu kỳ nghỉ xanh từ ALMA Timeshare

TTTĐ - Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA) tiên phong áp dụng mô hình sở hữu kỳ nghỉ xanh thông qua ALMA Resort tại Bãi Dài, Cam Ranh, Nha Trang.
Vẽ Việt Nam bằng AI trong minigame “Beloved Vietnam” Du lịch

Vẽ Việt Nam bằng AI trong minigame “Beloved Vietnam”

TTTĐ - Không cần ảnh thật, chỉ cần cảm xúc thật. “Beloved Vietnam” đang khuấy đảo mạng xã hội khi mời bạn kể chuyện yêu nước bằng ảnh AI siêu sáng tạo.
Khẩn trương chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long Giao thông

Khẩn trương chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long

TTTĐ - Chiều 20/4, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên các lực lượng thi công dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ dự án này và khẩn trương triển khai dự án cao tốc từ Cà Mau tới Đất Mũi và nối tới cảng Hòn Khoai.
Chính thức khai thác hai tuyến đường ven biển Bình Thuận Nhịp điệu cuộc sống

Chính thức khai thác hai tuyến đường ven biển Bình Thuận

TTTĐ - Đường trục ven biển ĐT 719B và Hàm Kiệm - Tiến Thành, hai tuyến trọng điểm nối cao tốc Bắc - Nam và quốc lộ 1 xuống khu vực du lịch biển phía Nam Phan Thiết với tổng đầu tư 1.274 tỷ đồng chính thức thông xe.
Xem thêm