Tag

Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản

Tin tức 19/05/2023 11:30
aa
TTTĐ - Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19-21/5/2023.
Tuổi trẻ Việt Nam – Nhật Bản chung tay xây đắp tình hữu nghị Tuổi trẻ Việt Nam – Nhật Bản vun đắp tình hữu nghị Đưa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên tầm cao mới Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp
Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dịp truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm với hòa bình, phát triển và các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dịp truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm với hòa bình, phát triển và các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 49 diễn ra từ ngày 19-22/5

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (Nhóm G7, Group of Seven), được thành lập vào năm 1976, là một liên minh gồm 7 nước có nền công nghiệp tiên tiến: Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy. Cùng với Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), G7 đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu.

G7 còn là tập hợp tiếng nói, phản ánh quan điểm tương đồng và lợi ích của các quốc gia phát triển trong giải quyết các vấn đề chung về an ninh quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận giải quyết thách thức toàn cầu. Các thành viên nhóm G7 sở hữu tổng cộng hơn một nửa giá trị tài sản thế giới, thường xuyên chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, với thị trường khoảng 10% tổng dân số thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức hằng năm, tập trung trao đổi, thúc đẩy, giải quyết các vấn đề toàn cầu từ kinh tế, chính trị, xã hội gồm tài chính, tăng trưởng, công nghệ, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, dịch bệnh, bình đẳng giới, các điểm nóng, xung đột trên toàn cầu…

Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7, với sự tham dự của các nước và tổ chức quốc tế khách mời, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham dự và đóng góp của các nước đang phát triển, đẩy mạnh quan hệ đối tác của G7 với các nước đang phát triển trong giải quyết các thách thức toàn cầu.

Chuyến công tác làm việc tại Nhật của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự tin cậy, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chuyến công tác làm việc tại Nhật của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự tin cậy, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 49 diễn ra từ ngày 19-22/5 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, trong đó Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng từ ngày 20-21/5.

Khách mời của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm lãnh đạo cấp cao của 8 quốc gia và 6 tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á).

Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm 3 phiên, với các chủ đề: "Hợp tác xử lý đa khủng hoảng" (tập trung vào các chủ đề lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới); "Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững" (tập trung vào các chủ đề khí hậu, môi trường và năng lượng) và "Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng" (tập trung vào các chủ đề hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương).

Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng dự kiến thông qua "Chương trình hành động Hiroshima về An ninh lương thực toàn cầu tự cường". Đây là lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng thông qua một văn kiện chung.

Đây là hội nghị đa phương quan trọng, diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, an ninh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến môi trường an ninh và phát triển của các nước. Hội nghị được Nhật Bản đăng cai tổ chức trong vai trò Chủ tịch Nhóm G7 năm 2023, đồng thời Nhật cũng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2024.

Thúc đẩy các nội dung hợp tác trọng tâm

Ngày 20/3/2023, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng 2023. Đây là lần thứ ba Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và là lần thứ hai theo lời mời của Nhật Bản.

Chuyến công tác làm việc tại Nhật của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự tin cậy, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển, đồng thời thúc đẩy các nội dung hợp tác trọng tâm như kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA thế hệ mới, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng...; tăng cường phối hợp, chia sẻ lập trường, hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Một trong những điểm nhấn trong chương trình chuyến công tác là Tọa đàm Kinh doanh Việt Nam - Nhật Bản với sự tham dự của hơn 50 tổ chức kinh tế, hiệp hội và doanh nghiệp Nhật Bản.

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản sẽ góp phần triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2033.

Chuyến công tác sẽ truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm với hòa bình, phát triển và các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Nhật Trường

Đọc thêm

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân Tin tức

Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, kiểm tra việc vận hành chính quyền hai cấp tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn TP Hà Nội.
Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân Tin tức

Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nghị quyết, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1/7, HĐND phường Đại Mỗ (Hà Nội) đã tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND phường khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, thông qua các nội dung quan trọng của bộ máy chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới Tin tức

Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 1/7, sau khi dự kỳ họp thứ nhất của HĐND xã Phú Xuyên, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra công tác vận hành vào ngày đầu hoạt động của bộ máy chính quyền xã Phú Xuyên sau sắp xếp.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội MultiMedia

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội

Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh,Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội, UBND phường Tây Hồ (Hà Nội).
HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển Tin tức

HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển

TTTĐ - HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức Kỳ họp thứ nhất xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Nhàn và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.
Tiền đề vững chắc để xã Thượng Phúc phát triển mạnh mẽ và bền vững Tin tức

Tiền đề vững chắc để xã Thượng Phúc phát triển mạnh mẽ và bền vững

TTTĐ - Ngày 1/7/2025, HĐND xã Thượng Phúc khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ nhất. Hội nghị đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, sẵn sàng để địa phương bắt tay vào hoạt động hiệu quả.
Ổn định tổ chức, tập trung phát triển kinh tế xã hội địa phương Tin tức

Ổn định tổ chức, tập trung phát triển kinh tế xã hội địa phương

TTTĐ - Ngày 1/7, HĐND xã Gia Lâm tổ chức kỳ họp thứ nhất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
HĐND phường Tam Thắng thông qua nhiều quyết sách quan trọng Nhịp sống phương Nam

HĐND phường Tam Thắng thông qua nhiều quyết sách quan trọng

TTTĐ - HĐND phường Tam Thắng (TP Hồ Chí Minh) vừa thông qua nhiều quyết sách quan trọng trong việc chọn nhân sự, thành lập các cơ quan chuyên môn và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Nhanh chóng đưa bộ máy HĐND xã Chương Dương hoạt động hiệu quả Tin tức

Nhanh chóng đưa bộ máy HĐND xã Chương Dương hoạt động hiệu quả

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND xã Chương Dương (thành phố Hà Nội) tổ chức kỳ họp thứ nhất khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với hơn 160 đại biểu tham dự. Chủ tịch HĐND xã Chương Dương Vũ Văn Tuân yêu cần nhanh chóng đưa bộ máy HĐND, UBND xã đi vào hoạt động hiệu quả với phương châm "gần dân, sát dân, trong công tác vì Nhân dân phục vụ".
Xem thêm