Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang
![]() |
Chủ trì cuộc tọa đàm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đề nghị các đại biểu tập trung nêu ý kiến đóng góp về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; đóng góp về nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể, đặc biệt là nêu rõ các giải pháp để giải quyết những khó khăn, hạn chế còn tồn tại khi thực hiện.
Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ: nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư, Quyết định, Nghị định của Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, Bộ đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành tham mưu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.
Toàn cảnh cuộc họp
Nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn tổ chức việc cưới, việc tang ở các địa phương được ban hành để xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa, lành mạnh. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc thực hiện nếp sống văn minh của cán bộ, công chức, viên chức vẫn có biểu hiện chưa nghiêm túc, chưa gương mẫu; có cán bộ, công chức, viên chức vụ lợi trong việc tổ chức việc cưới, việc tang hoặc phô trương, hình thức, vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tạo tâm lý không tốt trong quần chúng nhân dân...
Các đại biểu đều thống nhất phạm vi điểu chính đối tượng áp dụng tại Chỉ thị là cán bộ, công chức, viên chức bởi đây là lực lượng nòng cốt, cần làm gương thực hiện nếp sống văn minh để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị cần xắp xếp lại một số nội dung trong dự thảo Chỉ thị để đảm bảo tính logic giữa hai việc cưới và việc tang.
Dự thảo Chỉ thị có đề cập đến việc tổ chức tang lễ còn chưa thể hiện các biểu hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, y tế, an toàn giao thông, cần bổ sung thêm các nội dung về an toàn thực phẩm và an ninh trật tự xã hội. Sau khi Chỉ thị được ban hành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần hướng dẫn cụ thể để địa phương thực hiện; xây dựng mô hình tổ chức việc cưới việc xin làm điển hình; chế tài cụ thể trong xử lý các vi phạm cần quyết liệt hơn...
Tham dự tọa đàm, các chuyên gia văn hóa cho rằng cần đưa các nội dung về thực hiện nếp sống văn hóa vào hương ước, quy ước của các làng, xã, thôn, bản... vì dù không phải là văn bản pháp luật nhưng hương ước, quy ước lại đóng vai trò to lớn trong sinh hoạt của người dân.
Ngoài ra, cách thức tuyên tuyền, hình thức tuyên truyền về đời sống văn hóa cần phải hợp lý với từng địa phương, từng đối tượng để đạt được hiệu quả thay đổi nhận thức đến hành động. Việc tuyên truyền cần sự chung tay của cộng đồng, trong đó lãnh đạo các đơn vị cần thực hiện gương mẫu để các cấp dưới học tập và noi theo. Bên cạnh đó, báo chí và các phương tiện truyền thông xã hội cần góp sức tuyên tuyền, phát hiện, nêu gương các điển hình, chia sẻ bài học kinh nghiệm...
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy khẳng định: Ý kiến của các đại biểu góp ý tại tọa đàm đều nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành Chỉ thị hướng tới đối tượng công chức, viên chức bởi hành động tích cực của đối tượng sẽ có tác động thay đổi nhận thức, hành vi thực hành của xã hội...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới

Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử

Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng

Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới

“Động và tĩnh” trong tranh trừu tượng Trần Hải Minh và Trần Lưu Mỹ

Trưng bày 268 ý tưởng sáng tác “Gặp tôi trong tương lai”

Yên Bái: Tưng bừng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới
