Tag

Thực phẩm tăng giá chóng mặt: Sinh viên ăn rau thì hết tiền ăn thịt

Nhịp sống trẻ 21/12/2022 09:22
aa
TTTĐ - Những ngày gần đây, ghi nhận tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, giá cả nhiều mặt hang đang leo thang, đặc biệt là rau xanh. Điều này đã khiến mâm cơm sinh viên vốn “đã nghèo nay còn mắc cái eo”.
Sinh viên Bách khoa gặp gỡ chứng nhân lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” Giúp sinh viên nhận diện và tránh xa bán hàng đa cấp bất chính Sinh viên Nhân văn mang “Đông ấm” đến Lào Cai

Khi rau – thịt ngang “cơ”

Tại một số chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội như chợ Hôm - Đức Viên, chợ Nguyễn Công Trứ, chợ Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng), chợ Thành Công (quận Ba Đình), chợ Đồng Xa (quận Cầu Giấy)..., giá cả nhiều mặt hàng thực phẩm đã rục rịch leo thang, đặc biệt là các loại rau xanh.

Dẫn đầu đường đua là xà lách, rau thơm với sự tăng “đột biến” từ 35.000 đồng/kg lên khoảng 70.000 đồng/kg. Theo sau đó, các loại rau khác như hành lá, rau mùi tăng 30%, từ 60.000 đồng/kg lên 90.000 đồng/kg; dưa leo tăng 30%, từ 12.000 đồng/kg lên khoảng 17.000 đồng/kg; các loại rau cải xanh, cải ngọt tăng 30% - khoảng 5.000 đồng, lên mức 20.000 đồng/kg; rau ngót tăng 25%, từ 12.000 đồng/mớ lên 15.000 đồng/mớ; rau bắp cải, cải thảo tăng khoảng 20%, từ 18.000 đồng/kg lên 22.000 đồng/kg; rau muống tăng 20%, từ 10.000 đồng/mớ lên khoảng 15.000-20.000 đồng/mớ tùy kích cỡ; cà chua tăng 20%, từ 25.000 đồng/kg lên 30.000 đồng/kg; các loại bí đao, bầu, mướp tăng khoảng 20%, dao động từ 17.000 đến 18.000 đồng/kg; cà rốt, bí xanh tăng khoảng 15%, từ 17.000 đồng/kg lên 22.000 đồng/kg...

Giá rau phi mã không phanh
Giá rau tăng phi mã

Cô Hoàng Thị Hà, tiểu thương tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết: “Đợt vừa rồi, do ảnh hưởng của bão và mưa lớn kéo dài, lại thêm đợt rét mới đây nên một lương lớn rau bị hư hại, chất lượng đi xuống. Chỗ nào trồng được để cung cấp thì sẽ tăng giá”.

Đi chợ cũng là một cuộc chiến “cân não”

Nhặt một nhúm hành lá, 2 quả cà chua, một miếng bí đỏ, 1 mớ rau cải, Cao Linh Trang, sinh viên trường Đại học Thương mại giật mình khi cô bán hàng tính hết 62.000 đồng. Trang tưởng nghe nhầm, hỏi lại thì nhận được câu trả lời: “Rau đầu mùa lạnh nên hơi đắt. Cháu xem có muốn bỏ lại gì thì bỏ ra”.

Trước khi ra chợ, Linh Trang đã tính toán, cầm 80.000 ra chợ, có thể mua cả rau và thịt để nấu ăn cả ngày, cho phòng 3 người ăn. “Như này, một là chọn ăn rau, hai là chọn ăn thịt. Chứ để cân đối thì khó”, Trang chia sẻ.

Thêm vào đó, nếu như trước kia, các loại rau đi kèm như hành, ớt, chanh có thể được đi kèm với rau thì giờ các bạn cũng phải bỏ tiền ra mua. Tuy những khoản đó nhỏ nhưng nữ sinh viên trường Đại học Thương mai cho hay, nó cũng làm thâm hụt thêm vào tiền ăn uống, sinh hoạt hằng tháng.

“Số tiền bố mẹ chu cấp vẫn vậy, tiền sinh hoạt phí, tiền chi tiêu hàng ngày, mình cũng đã chắt bóp hết sức rồi. Hết thịt tăng rồi đến rau giờ cũng tăng thì mình khó có thể tính toán, chi tiêu hợp lý. Mấy chục nghìn ngày trước mua rau ăn được 2 bữa, giờ đây, số tiền ấy có khi chỉ mua được một nửa chỗ rau thôi”, Linh Trang bày tỏ.

Tăng xin, giảm mua

Bữa cơm có rau giờ được nhiều sinh viên đánh giá là bữa cơm sang
Bữa cơm có rau giờ được nhiều sinh viên đánh giá là bữa cơm sang

Để có thể sinh tồn giữa thời bão giá như vậy, bạn Huyền Trang, sinh viên năm 2, Đại học Hà Nội chọn cách nhờ bố mẹ ở quê gửi rau nhà trồng được ra, hoặc sẽ về lấy.

“Nhà mình cách Hà Nội 50km. Với tình hình này, mình định tuần về một lần cắt rau ở nhà mang lên. Đồ ăn mặn có thể không cần, nhưng thiếu rau thì khó ăn. Mà giá rau gần giá thịt như này, sức sinh viên như chúng mình không gánh được”, nữ sinh Đại học Hà Nội cho biết.

Để có thể đảm bảo bữa ăn như trước khi giá thực phẩm tăng, mỗi sinh viên phải chi ít nhất thêm 20.000 cho mỗi ngày ăn. Nhìn có vẻ ít, nhưng với những sinh viên sống xa nhà, đây thực sự là một thách thức.

“Rau cỏ, thịt thà giờ gì cũng tăng, mâm cơm nhiều hôm sẽ chỉ còn một món. Thịt mua về, phần lạc để rang, phần mỡ tách riêng, rán lấy mỡ, phần tóp để lại ăn với cơm. Hành lá mình cũng tự trồng trong những chai nước. Nhiều hôm, chỉ dám sốt cà chua với mỡ lợn đã rán làm canh, ăn lạc rang muối cho qua bữa.”, Phương Nhung, sinh viên Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chia sẻ cách thức tiết kiệm.

Giá cả leo thang, không có thêm tiền bù vào tiền ăn, nhiều sinh viên chỉ đành “rút ruột” mâm cơm. Vấn đề chi tiêu chưa bao giờ dễ dàng đối với các bạn trẻ, đặc biệt trong thời điểm bão giá như hiện nay.

Đọc thêm

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Chuyển đổi số

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Ngày 21/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim). Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối - Blockchain để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của bạn trẻ có độ tuổi từ 18 – 35.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo

TTTĐ - Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11 Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực

TTTĐ - Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng livestream trên TikTok với nỗ lực tương tác với người dùng qua những phiên LIVE trực tiếp, các nhà sáng tạo nội dung còn chứng minh được sức lan tỏa những giá trị tích cực mạnh mẽ đến cho cộng đồng.
Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Xem thêm