Tag

Tiếp tục ưu tiên, dành nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới

Nông thôn mới 08/07/2022 19:08
aa
TTTĐ - Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII vừa tổ chức hội nghị giao ban về kết quả thực hiện chương trình đến hết quý II-2022; Nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm trong xây dựng Nông thôn mới.
Dồn lực hoàn thiện các tiêu chí khó để về đích Nông thôn mới nâng cao Sớm đưa hai xã Võng Xuyên và Hát Môn về đích Nông thôn mới nâng cao Hà Nội: Phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân ngoại thành Xã Đan Phượng tạo bước đà để xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU chủ trì hội nghị. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Trưởng ban Thường trực ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU và các thành viên Ban Chỉ đạo.

15/18 huyện, thị xã về đích nông thôn mới

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ cho biết: Trong quý II/2022, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 04-CTr/TU.

Đến nay, thành phố có 15/18 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh và thị xã Sơn Tây. Các huyện Ứng Hòa, Ba Vì và huyện Mỹ Đức đang bám sát Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, tiến hành hoàn thiện các tiêu chí huyện, phấn đấu trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022.

Về công tác xây dựng Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, hiện Hà Nội có 48 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, riêng huyện Đan Phượng đã có 100% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, có 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Tiếp tục ưu tiên, dành nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ báo cáo tại hội nghị

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hiện thành phố có 1.649 sản phẩm OCOP (gồm 4 sản phẩm 5 sao, 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao).

Thành phố có 1.342 hợp tác xã nông nghiệp; Trong đó, có 60 hợp tác xã nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ; 84 hợp tác xã nông nghiệp có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho trên 118,9 nghìn lao động, đạt 74,3% kế hoạch giao năm 2022, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021… Tổng kinh phí huy động thực hiện xây dựng Nông thôn mới 6 tháng đầu năm là 3.950 tỷ đồng.

Tại hội nghị, đại diện các đơn vị, địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 04-CTr/TU. Trong đó, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Phạm Anh Tuấn cho biết, huyện đang rà soát lại các tiêu chí Nông thôn mới cấp huyện giai đoạn 2021 - 2025 và cơ bản đã đạt được 7/9 tiêu chí; Còn 2 tiêu chí chưa đạt là về môi trường và nhà văn hóa xã.

Huyện Ứng Hòa cũng đang rà soát, bố trí nguồn lực để xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại các xã, huy động sự vào cuộc của đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Huyện kiến nghị thành phố quan tâm, tạo điều kiện xây dựng hạ tầng giao thông tại khu vực phía Nam thành phố, qua đó hỗ trợ các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên phát triển.

Đại diện lãnh đạo huyện Ba Vì, huyện Mỹ Đức cũng chia sẻ những khó khăn về cơ sở hạ tầng và nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt trong quá trình xây dựng Nông thôn mới. Tuy nhiên, đại diện các huyện đều khẳng định sẽ phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng Nông thôn mới đã được thành phố giao năm 2022.

Tiếp tục dồn lực để hoàn thành các tiêu chí khó

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao những kết quả xây dựng Nông thôn mới của các địa phương đã đạt được trong quý II/2022.

Chỉ rõ những khó khăn, hạn chế còn tồn tại liên quan đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô; Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều; Chưa có nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, mô hình liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ quy mô lớn... Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ để sớm đề ra các biện pháp khắc phục.

Nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong 6 tháng cuối năm, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bám sát những chỉ đạo mới của Trung ương về xây dựng Nông thôn mới, nông thôn văn minh, hiện đại; Những định hướng lớn về phát triển nông nghiệp, nông thôn được thể hiện tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục ưu tiên, dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu về đích theo đúng kế hoạch.

Cùng với đó, các địa phương là tăng cường tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân; Qua đó khơi dậy tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm và sự đồng thuận của Nhân dân trong quá trình xây dựng Nông thôn mới.

Tiếp tục ưu tiên, dành nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận hội nghị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng đề nghị các quận tiếp tục quan tâm hỗ trợ các huyện đang xây dựng Nông thôn mới theo quy định, đặc biệt là các huyện còn nhiều khó khăn và các huyện phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt huyện Nông thôn mới năm 2022.

Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn hướng dẫn huyện Đan Phượng hoàn thiện hồ sơ đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 3 huyện Ba Vì, Ứng Hòa và Mỹ Đức hoàn thành tiêu chí, hồ sơ xét công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, để trong năm 2022, thành phố có 100% số huyện đạt chuẩn Nông thôn mới; Huyện Đan Phượng đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao,15 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online...

Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU cũng đề nghị các địa phương, đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; Hỗ trợ, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, liên kết đầu tư, mở rộng sản xuất để nâng cao thu nhập...

Đối với kiến nghị của các địa phương, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy giao Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố tổng hợp, báo cáo đầy đủ các kiến nghị, phân loại các nhóm vấn đề, tham mưu giao các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ban, ngành tập trung giải quyết và báo cáo kết quả thực hiện vào kỳ giao ban cuối năm của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số Nông thôn mới

Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số

TTTĐ - Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Những nghề thủ công tinh xảo, từ làm gốm, dệt lụa, đan lát, đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ... đã gắn bó với đời sống của người dân hàng trăm năm qua. Bằng những sản phẩm độc đáo, các làng nghề Hà Nội đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước.
Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường Nông thôn mới

Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng nay (25/3), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo tổng kết tuyên truyền viên giỏi Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.
Bình Định: Cấm biển đối với tàu cá "3 không" Nông thôn mới

Bình Định: Cấm biển đối với tàu cá "3 không"

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đưa ra “tối hậu thư” cấm biển đối với những tàu cá “3 không” và tàu cá “lưu vong” nguy cơ vượt biên đánh bắt hải sản trái phép ở các tỉnh miền Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành dự án đập dâng Phú Phong Kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành dự án đập dâng Phú Phong

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định khai thác hiệu quả, bền vững đập và hồ chứa Phú Phong; phát huy tối đa các công năng của công trình, hoàn thành dứt điểm việc thanh quyết toán, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Ngọn lửa thiêng - Niềm tự hào dân tộc được tiếp nối qua các thế hệ, góp sức dựng xây đất nước Nông thôn mới

Ngọn lửa thiêng - Niềm tự hào dân tộc được tiếp nối qua các thế hệ, góp sức dựng xây đất nước

TTTĐ - Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang và thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Thành lập Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và môi trường Hà Nội Nông thôn mới

Thành lập Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và môi trường Hà Nội

TTTĐ - Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và Môi trường Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực Nông thôn mới

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực

TTTĐ - Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm diện tích trồng lúa, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao, mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh hàng năm. Đặc biệt là chuyển đổi các diện tích sản xuất lúa tại các vùng khó khăn về tưới tiêu sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Nông thôn mới

Tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1594/QQD-UBND về việc “Tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông Hà Nội”.
Làng nghề gỗ Thiết Úng được công nhận là Điểm du lịch Nông thôn mới

Làng nghề gỗ Thiết Úng được công nhận là Điểm du lịch

TTTĐ - UBND thành phố ban Hà Nội đã hành Quyết định số 1567 về việc công nhận Điểm du lịch làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội).
Xem thêm