Tag

Tìm hướng phát triển sản xuất bền vững cho cây chanh leo

Nông thôn mới 04/07/2020 14:56
aa
TTTĐ - Để cây chanh leo trở thành cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao, phát triển bền vững, được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế đón nhận, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy phát triển sản xuất chanh leo bền vững”. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh dự và chủ trì hội nghị.

Tìm hướng phát triển sản xuất bền vững cho cây chanh leo

Gia Lai là tỉnh có điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng phù hợp để phát triển trồng và sản xuất chanh leo, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả cao

Bài liên quan

Thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên

HTX Đan Hoài: Tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển sản phẩm OCOP thành lợi thế để thu hút khách du lịch

Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ

Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng diện tích chanh leo cả nước đến cuối năm 2019 đạt khoảng 10,5 nghìn ha. Tổng sản lượng quả tươi ước đạt 222,3 nghìn tấn. Năng suất chanh leo bình quân cả nước đạt 20,32 tấn/ha, trong đó vùng Tây Nguyên đạt bình quân 26,1 tấn/ha, cá biệt có các mô hình đạt 70 - 100 tấn/ha.

Hiện chanh leo đứng vị trí thứ 17 trong số các loài cây ăn quả có quy mô diện tích sản xuất lớn trên 10 nghìn ha ở nước ta. Trong đó, 5 tỉnh sản xuất lớn nhất gồm Gia Lai, Sơn La, Đăk Nông, Lâm Đồng và Đăk Lăk với tổng cộng 9.060 ha, chiếm hơn 86,3% diện tích chanh leo cả nước.

Chanh leo là cây trồng hàng hóa mới phát triển nhưng định hướng thị trường xuất khẩu là chủ yếu và thị trường khá rộng rãi. Trong đó sản phẩm sơ, chế biến hiện là chủ yếu (khoảng trên 80%), cao hơn so nhiều loại trái cây khác nên có khả năng bảo quản, tồn trữ, tránh được rào cản về kiểm dịch thực vật, tăng xuất khẩu.

Giống chanh leo trong sản xuất hiện nay chủ yếu là giống quả tím Đài nông 1 (LPH04), chiếm hơn 95% diện tích. Giống được công nhận chính thức cho sản xuất tại vùng Tây Nguyên và các tỉnh vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ theo Quyết định số 4538/QĐ-BNN-TT ngày 05/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để phục vụ sản xuất trong nước, hiện nay một số đơn vị như Nafoods Group, Doveco... đang đầu tư vườn ươm nhân giống tại Nghệ An, Gia Lai để chủ động cung ứng cây giống cho sản xuất với năng lực sản xuất hàng triệu cây giống/năm.

Uớc tính, với nhu cầu trồng mới, trồng thay thế giống chanh leo hàng năm hiện nay khoảng 5.000 ha, do vậy yêu cầu cây giống khoảng 4,5 - 5 triệu cây/năm. Tuy nhiên, hiện các cơ sở sản xuất chưa đáp ứng đủ nguồn giống phục vụ nhu cầu trong nước.

Hiện tại, tỉnh Gia Lai đang tìm hướng phát triển sản xuất bền vững cho cây chanh leo
Hiện tại, tỉnh Gia Lai đang tìm hướng phát triển sản xuất bền vững cho cây chanh leo

Cũng theo Cục Trồng trọt, quả chanh leo chủ yếu được sơ chế dưới dạng dịch quả cất đông. Theo đó, các đơn vị đã đầu tư nhà máy chế biến với dây chuyền công nghệ tiên tiến, năng lực chế biến hàng trăm nghìn tấn chanh leo quả tươi/năm.

Sản phẩm chế biến chủ yếu là nước ép cô đặc, đông lạnh, sấy dẻo. Thị trường tiêu thụ, xuất khẩu chanh leo được mở rộng tới trên 50 nước, chủ yếu là Mỹ, EU, Đài Loan, Hồng Kông và các nước Trung Đông… một phần nhỏ chế biến nước giải khát tiêu thụ trong nuớc.

Thúc đẩy phát triển sản xuất chanh leo bền vững

Bên cạnh những mặt đạt được, việc trồng và chế biến chanh leo ở nước ta còn nhiều hạn chế. Cụ thể, chanh leo chưa được quan tâm nghiên cứu, đầu tư đầy đủ về giống và kỹ thuật canh tác; cây chanh leo trồng dễ bị các loại dịch hại tấn công, trong khi quy trình canh tác, thực hành nông nghiệp tốt chưa được áp dụng phổ biến đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Ngoài ra, giá cả chanh leo chưa ổn định, bấp bênh, ảnh hưởng tâm lý, hiệu quả đầu tư và thu nhập của người sản xuất.

Ông Kpă Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhận định, Gia Lai là tỉnh có điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng phù hợp để phát triển trồng và sản xuất chanh leo, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả cao. Định hướng phát triển cây chanh leo trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025 là khoảng 10.000 ha.

“Thông qua Hội nghị, tỉnh Gia Lai mong muốn cùng các đại biểu trao đổi, thảo luận các giải pháp nhằm phát triển bền vững cây chanh leo, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đánh giá, phân tích những tồn tại, hạn chế trong sản xuất, phát triển chanh leo tại các tỉnh để xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, góp phần phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển chanh leo nói riêng của từng địa phương”, ông Kpă Thuyên nói.

Nói về hướng phát triển cây chanh leo trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng: Để chanh leo phát triển sản xuất bền vững thì quy mô, diện tích trồng phải phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, địa bàn trồng và sản xuất phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai, truyền thống canh tác của các địa phương.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các địa phương để xây dựng đề án phát triển cây chanh leo. Trong đó, có quy hoạch diện tích, vùng phát triển cây chanh leo, đưa ra quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc cây chanh leo phù hợp với từng địa phương. Cùng với đó, cần xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về sản xuất cây chanh leo bền vững.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm