Tag

Tìm kiếm thị trường cho nông sản trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona hoành hành

Nông thôn mới 04/02/2020 09:12
aa
TTTĐ – Nhằm tìm kiếm giải pháp xuất khẩu nông sản trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona gây ra đang bùng phát mạnh tại nhiều nước trong khu vực, đặc biệt  là Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Công thương và 6 tỉnh, thành phố có đường biên giới giáp Trung Quốc tổ chức hội nghị thúc đẩy thương mại.

Tìm kiếm thị trường cho nông sản trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona hoành hành

Tạm dừng thông quan tại nhiều cửa khẩu vì virus corona, nhiều chủ xe đưa dưa hấu quay đầu về Hà Nội, Bắc Giang bán rẻ

Bài liên quan

Sợ virus Corona, khách hàng và nhân viên tiệm vàng đeo khẩu trang phòng dịch

Hà Nội: Chuẩn bị cơ số thuốc để phòng chống dịch bệnh do nCoV

Huyện Đông Anh thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nCoV

Gia Lâm: Tổng vệ sinh môi trường phòng ngừa dịch bệnh do chủng mới của virus Corona

Nông sản Việt 'lao đao' vì virus corona

Trong năm 2019 vừa qua, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 8,47 tỷ USD. Trong đó có nhiều nhóm nông sản như: thanh long, dưa hấu có tỉ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc rất lớn, lên đến 80%...

Tuy nhiên, trong những ngày đầu năm 2020, do diễn biến phức tạp, khó lường của dịch viêm phổi cấp (virus nCoV gây ra) tại Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất nhập khẩu giữa 2 nước.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai, đến ngày 3/2 có 307 xe hàng nông sản và 2.000 tấn mặt hàng tinh bột sắn đã tập kết tại khu vực cửa khẩu chờ xuất khẩu sang Trung Quốc (Quảng Ninh: 2.000 tấn mặt hàng tinh bột sắn; Lạng Sơn: 167 xe hàng nông sản, thanh long là chính; Lào Cai: 140 xe hàng nông sản, chủ yếu là thanh long, 10 xe dưa hấu). Tuy nhiên, đến thời điểm này một số chủ xe đã quay về tiêu thụ tại Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn…

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết: Các mặt hàng trái cây chủ lực như dưa hấu, thanh long - vốn chiếm tỉ trọng lớn phục vụ thị trường Trung Quốc trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán và lễ sau Tết nhưng hiện nay việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Tạm dừng thông quan tại nhiều cửa khẩu vì virus corona, nhiều chủ xe đưa dưa hấu quay đầu về Hà Nội, Bắc Giang bán rẻ
Tạm dừng thông quan tại nhiều cửa khẩu vì virus corona, nhiều chủ xe đưa dưa hấu quay đầu về Hà Nội, Bắc Giang bán rẻ

“Qua rà soát, từ nay đến hết rằm tháng Giêng âm lịch, tại tỉnh Long An lượng thu hoạch thanh long khoảng 21.600 tấn. Đầu tháng 3, tại Tiền Giang thu hoạch khoảng 10.000 tấn. Hầu hết các sản phẩm trái cây nêu trên là xuất khẩu tươi, chưa qua chế biến. Tuy các địa phương đã hướng dẫn, chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất nhưng tình trạng ùn tắc, dư cung cục bộ đã diễn ra, do hình thức giao dịch tại các cặp chợ biên giới gặp khó khăn vì các biện pháp đảm bảo công tác phòng chống dịch viêm phổi cấp.

Hiện các doanh nghiệp thu mua chỉ hỗ trợ nông dân 4.000 đồng/kg thanh long cho các đơn hàng bị hủy này, gây thất thu lớn cho nông dân (giá trước đó là 35.000- 37.000 đồng/kg)”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam thông tin.

Không chỉ nông sản xuất qua tiểu ngạch mà ngay nông sản chính ngạch cũng gặp khó khăn như sữa, thuỷ sản... Cụ thể, Việt Nam mới được phép xuất khẩu chính ngạch sản phẩm sữa từ tháng 10/2019 nhưng đến đầu năm 2020, Việt Nam vẫn chưa xuất khẩu được sang thị trường này do dịch bệnh.

Tương tự, đối với mặt hàng thuỷ sản, phía Trung Quốc đã thông báo tạm dừng nhập khẩu đến hết ngày 9/2/2020 hoặc cho đến khi có thông tin bình thường hóa các hoạt động trở lại từ Chính phủ Trung Quốc.

Chủ động tìm kiếm thị trường mới

Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý đến hết ngày 9/2/2020, nếu dịch viêm phổi cấp không được kiểm soát hiệu quả, lây lan diện rộng thì không loại trừ Chính phủ Trung Quốc tiếp tục phải áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh, dẫn tới tình hình xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam có nguy cơ chịu tác động rất cao.

Trước ảnh hưởng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có một số giải pháp khắc phục. Trong đó, Bộ đã giao Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, các cục chuyên ngành chủ động phối hợp với cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại các nước trên thế giới để xúc tiến, phát triển thị trường trọng điểm để tạo sự đột phá trong đa dạng hóa thị trường.

Trong đó đoàn công tác do lãnh đạo Bộ dẫn đầu cùng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ sang Dubai (UAE) từ 15/2 để mở rộng thị trường Trung Đông; sang Hoa Kỳ từ 22/2 để phát triển thị xuất khẩu nông sản ở thị trường này. Ngoài ra, đoàn cũng sẽ đi xúc tiến để phát triển thị trường ở Nhật Bản, Nga, Úc, châu Âu...

Đối với thị trường Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thường xuyên trao đổi thông tin với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để liên hệ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thu xếp các chuyến công tác nhằm tháo gỡ khó khăn; Đồng thời, tổ chức diễn đàn xúc tiến thương mại trong nước kết nối thu mua nông sản giữa các địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân.

Lo sợ dịch viêm phổi cấp do virus corona bùng phát, phía Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp hạn chế giao thương, lùi thời gian mở cửa khẩu với Việt Nam
Lo sợ dịch viêm phổi cấp do virus corona bùng phát, phía Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp hạn chế giao thương, lùi thời gian mở cửa khẩu với Việt Nam

Để hạn chế thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp khi xuất qua cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng cho biết: “Tỉnh đã đàm phán với phía Trung Quốc sớm cho thông quan hàng hoá tại các cửa khẩu chưa phát hiện dịch bệnh nhằm giải tỏa ùn ứ nông sản cho nông dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các bến bãi giảm chi phí lưu bãi, hỗ trợ ăn ở miễn phí cho các chủ xe hàng. Trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo doanh nghiệp không nên đưa hàng lên cửa khẩu…”.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cũng cho biết thêm, hiện Bộ đang tăng cường công tác xúc tiến đầu ra cho nông sản. Bộ yêu cầu Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam tham gia hỗ trợ bảo quản nông sản cho nông dân. Bên cạnh đó, Bộ sẽ ưu tiên thị trường nội địa, đẩy mạnh tổ chức xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa nông sản tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn... nhất là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ nghiên cứu, tư vấn để điều chỉnh một số đối tượng cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ, cũng như lợi thế của từng địa phương, để tránh xảy ra việc sản xuất ồ ạt, dư thừa so với nhu cầu thị trường.

Hiện nay, phía Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp hạn chế giao thương. Tất cả cửa khẩu phụ tại Lạng Sơn gồm Na Hình, Bình Nghi, Nà Nưa sẽ tạm dừng thông quan hàng hóa đến ngày 9/2 (tức 16 tháng Giêng). Riêng cửa khẩu Hữu Nghị được thông quan hàng hóa từ ngày 3/2 (tức mùng 10 tháng Giêng).

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm