Tag

Tình nguyện viên vượt khó, thích ứng bối cảnh "tình hình mới"

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 13/12/2021 17:38
aa
TTTĐ - Thích ứng với thời đại mới, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 phức tạp, thanh niên có thể “vượt khó” tham gia tình nguyện theo nhiều phương thức khác nhau, nhằm tích lũy trải nghiệm cũng như trưởng thành trong nhận thức và tư duy để cùng nhau xây dựng một xã hội bền vững, yêu thương.
Ra quân tình nguyện mùa Đông năm 2021 và Xuân tình nguyện 2022 Chàng trai lái xe cứu thương hỗ trợ chống dịch nhận giải thưởng tình nguyện Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2021 nhận được 253 hồ sơ đề cử, ứng cử

Trưởng thành khi tham gia tình nguyện

Nguyễn Diệu Hoa, học sinh cấp 3 trường THPT Kim Liên (Hà Nội) đã có những tâm sự rất thật khi là người trẻ nhất tham gia chuyến thiện nguyện Đông ấm Yêu thương của Quỹ Vì tầm vóc Việt.

Nguyễn Diệu Hoa bế một em nhỏ khi tham gia tình nguyện ở vùng cao
Nguyễn Diệu Hoa tham gia tình nguyện ở vùng cao (Ảnh tư liệu)

Diệu Hoa tâm sự: “Khi vượt qua 400km để đến huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) trao những món quà yêu thương cho 206 em nhỏ tại 5 điểm trường mầm non, mình nhận thấy còn quá nhiều số phận đáng thương đang cần được giúp đỡ, còn rất nhiều mảnh đời thiếu thốn dù là nhu cầu thiết yếu cơ bản nhất.

Đặc biệt, cảm giác khi đứng trên ngọn đồi cao, nhìn xuống khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nhưng thật đẹp của Việt Nam, lòng mình bình yên hẳn. Khoảnh khắc đó khiến mình học được cách bỏ qua những cảm xúc tiêu cực đeo đẳng suốt thời gian dài”.

Cô gái 17 tuổi dần tìm lại được bản thân mình sau chuỗi ngày giông bão. Trong chuyến đi, ngoài những anh chị sinh viên, Hoa còn được gặp gỡ, giao lưu, sinh hoạt với rất nhiều cô, chú lớn gấp hai, gấp ba tuổi mình. Được học hỏi thêm nhiều kỹ năng trước đây là điểm yếu của bản thân và lắng nghe những câu chuyện thú vị từ người trưởng thành là trải nghiệm vô giá với một thanh niên mới lớn.

Diệu Hoa (áo xám) tham gia các hoạt động giao lưu và hỗ trợ các em bé ở Cao Bằng
Diệu Hoa (áo xám) tham gia các hoạt động giao lưu và hỗ trợ trẻ em ở Cao Bằng (Ảnh tư liệu)

Khác Diệu Hoa, cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Hiền đến khi trở thành sinh viên đại học mới có thể biến ước mơ tham gia tình nguyện thỏa thích thành hiện thực. Ngay từ năm nhất, Hiền đã trở thành tình nguyện viên ở nhiều chương trình, trong đó nổi bật là chương trình SJ Việt Nam và Hyundai Jump School.

Thu Hiền khi nhận được giấy chứng nhận của chương trình Hyundai Jump School
Thu Hiền khi nhận được giấy chứng nhận của chương trình Hyundai Jump School

Với Hyundai Jump School, dự án tình nguyện giáo dục này kéo dài 10 tháng, cũng là chương trình lớn nhất Hiền tham gia. Công việc của cô là điều phối một nhóm gồm 7 tình nguyện viên tổ chức dạy học, sinh hoạt, vui chơi cho 19 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt tại trường Tiểu học thị trấn Quốc Oai B, cách nhà trọ của Hiền gần 20km.

Bên cạnh quãng đường di chuyển dài, một trong những khó khăn của đội là việc duy trì hoạt động dạy học liên tục trong 10 tháng vào các ngày cuối tuần. Đã có lúc Hiền dường như muốn bỏ cuộc nhưng với sự trách nhiệm cao cô bạn quyết tâm thực hiện. Sau đó, Thu Hiền đã trở thành một trong 10 tình nguyện viên xuất sắc được chương trình vinh danh và khen thưởng.

"Là nhóm trưởng, mình luôn cố gắng nhắc các bạn hoàn thành đúng số giờ. Có những hôm thứ 7 mà lịch bận ập đến, không còn cách nào khác, mình phải hủy buổi dạy. Sau đó, mình phải cố gắng bù giờ vào các buổi tối", Thu Hiền chia sẻ.

Một buổi dạy của Hiền với các em nhỏ tại trường tiểu học thị trấn Quốc Oai B
Một buổi dạy của Hiền với các em nhỏ tại trường tiểu học thị trấn Quốc Oai B

Hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực tình nguyện, chị Trần Hồng Điệp, hiện là Phó Giám đốc Quỹ Vì tầm vóc Việt đã tham gia điều phối rất nhiều dự án. Chứng kiến sự thay đổi của các tình nguyện viên sau mỗi chương trình, chị Điệp quan niệm giá trị của mỗi chuyến đi là một lần được lớn lên.

Đối với chị Điệp: “Các bạn trẻ được trải nghiệm sống tử tế, cảm thấy mình có ích và được yêu thương, chia sẻ với người khác, đó là quá trình làm giàu tâm hồn. Điều này cũng giúp các bạn trở nên mạnh mẽ và lạc quan hơn trong cuộc sống”.

Chị Điệp trao quà cho các bé khi đến khánh thành cầu Khuổi Luồn, Hà Giang - dự án xây dựng cầu là một trong số rất nhiều dự án chị điều phối trong 21 năm hoạt động trong lĩnh vực tình nguyện
Chị Điệp trao quà cho các bé khi đến khánh thành cầu Khuổi Luồn (Hà Giang)

Cũng theo chị Điệp, tham gia tình nguyện giúp các bạn trẻ hoàn thiện nhiều kỹ năng cần thiết, kết nối mạng lưới các mối quan hệ để hoàn thiện công việc hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động đem đến cho các bạn trẻ cơ hội chung tay giải quyết các vấn đề xã hội mà bản thân họ là một phần trong đó.

Làm mới tư duy tình nguyện

Hai năm trở lại đây, khi Hà Nội và các địa phương khác thực hiện giãn cách xã hội kéo dài vì dịch COVID-19, các hoạt động trực tuyến diễn ra dày đặc hơn bao giờ hết. Tình nguyện cũng không phải ngoại lệ, việc đổi mới tư duy tình nguyện là điều tất yếu, giúp các bạn trẻ phát huy tối đa sức mạnh để lan tỏa, cống hiến các giá trị tới cộng đồng.

Khác với câu chuyện của Nguyễn Diệu Hoa và Nguyễn Thị Thu Hiền, cơ duyên của Phạm Giang Yên Bình (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) bắt nguồn từ những bài báo đầu tay tại Đài PT-TH tỉnh Phú Yên ngay từ năm lớp 11.

Thời gian đầu, Yên Bình thường viết về các tấm gương có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực vươn lên trong học tập. Dần dần, Bình nhận ra việc đưa tin đến nhiều mạnh thường quân để vận động kêu gọi tài trợ về cả vật chất lẫn tinh thần cho các số phận kém may mắn là rất cần thiết.

Yên Bình từng là tình nguyện viên của các chương trình Tết vì người nghèo, Dự án Môi trường trái đất hình vuông, Hyundai Jump School (HJS) mùa 1, tình nguyện viên giáo dục tại Làng Hữu nghị Việt Nam, Ngày hội Thể thao cho trẻ em khuyết tật.

Yên Bình (áo xanh) trong một buổi Mini Talk của HJS để khám phá thế mạnh của bản thân, từ đó nhận biết phong cách giảng dạy phù hợp và ứng dụng trong giảng dạy cho trẻ khuyết tật
Phạm Giang Yên Bình (áo xanh) trong một buổi Mini Talk của HJS để khám phá thế mạnh bản thân, từ đó nhận biết phong cách phù hợp và ứng dụng trong giảng dạy cho trẻ khuyết tật

Dù tham gia nhiều hoạt động, cách Yên Bình nhận thức và tham gia tình nguyện rất khác, đặc biệt trong khi tình hình dịch bệnh khó lường. “Đi làm tình nguyện đâu nhất định phải đến tận nơi trao quà. Mình hoàn toàn có thể đem giá trị đến cho các hoàn cảnh khó khăn bằng việc lan tỏa những câu chuyện đẹp qua phương tiện truyền thông đại chúng”, Bình cho biết.

Tình nguyện viên Yên Bình rạng rỡ trong Ngày hội thể thao Sports Day cho trẻ em khuyết tật tại Làng Hữu Nghị Việt Nam
Tình nguyện viên Yên Bình rạng rỡ trong Ngày hội thể thao Sports Day cho trẻ em khuyết tật tại Làng Hữu nghị Việt Nam

Hoàng Yến là cựu sinh viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cô gái sinh năm 2000 từng là Chủ nhiệm CLB Thanh niên vận động hiến máu của trường; Hoạt động tình nguyện tại Hyundai Jump School mùa 1 và chùa Bồ Đề (quận Long Biên).

Chia sẻ chung suy nghĩ với Yên Bình, Hoàng Yến cũng có cách hoạt động vì xã hội rất riêng: “Mình đã từng có ý định trở thành tình nguyện chuyên nghiệp. Sau đó nhận được sự tư vấn từ anh chị đi trước, mình đã đưa ra quyết định là thời điểm này sẽ hỗ trợ từ xa. Mình tư vấn, đưa lời khuyên cho các thế hệ tình nguyện tiếp theo, kết hợp với việc truyền thông trên mạng xã hội”.

Hoàng Yến (bên phải) và các thành viên của CLB Thanh niên vận động hiến máu
Hoàng Yến (bên phải) và các thành viên của CLB Thanh niên vận động hiến máu

Những người yêu tình nguyện sẽ có một cộng đồng đoàn kết trên các nền tảng mạng xã hội. Hoàng Yến bày tỏ: “Bây giờ cứ có một chương trình nào thì ngay lập tức Facebook của mình ngập tràn chia sẻ nhằm lan tỏa đến nhiều người hơn từ những người bạn đó”.

Nhận định về hiệu quả truyền thông mạnh mẽ của thông tin trong thời đại công nghệ, cô Phạm Thị Kim Xuyến (Tiến sĩ Xã hội học thuộc trường Đại học Công Đoàn, Hà Nội) chia sẻ: “Thời đại công nghệ thông tin giúp việc kết nối, tính lan tỏa rộng hơn và là huy động được nhiều nguồn lực hơn. Thời gian gần đây nhiều người trẻ tự tổ chức hoạt động tình nguyện và kết nối với các nguồn lực theo cách riêng của mình và đã thành công".

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Kim Xuyến, Đại học Công Đoàn, Hà Nội
Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Kim Xuyến, Đại học Công đoàn, Hà Nội

"Tuy nhiên, thanh niên tham gia công tác tình nguyện gặp nhiều khó khăn do còn trẻ, chưa nhận được nhiều sự tin tưởng của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm vì nhiều người nghĩ rằng thanh niên ăn chưa no, lo chưa tới sao làm được việc lớn. Thứ hai là, do còn trẻ nên mạng lưới các mối quan hệ còn hạn chế, khó khăn hơn trong việc kết nối, huy động các nguồn lực", Tiến sĩ Kim Xuyến phân tích.

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận nhiều bạn trẻ ngày nay đã tận dụng rất tốt các chương trình tình nguyện để giải quyết nhiều vấn đề xã hội như: Nghèo đói, môi trường, bất công trong tiếp cận giáo dục... bằng rất nhiều cách thức, giải pháp.

“Không chỉ là trao tặng đồ dùng thiết yếu hay tiền, các bạn trẻ có thể triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức và kỹ năng cho các cá nhân và cộng đồng yếu thế; Hoặc tổ chức các sự kiện giúp nhiều nhóm đối tượng khác nhau được lên tiếng, thể hiện mong muốn của mình với các bên liên quan”, chị Trần Hồng Điệp bày tỏ.

Phó Giám đốc Quỹ Vì Tầm Vóc Việt Trần Hồng Điệp
Phó Giám đốc Quỹ Vì tầm vóc Việt Trần Hồng Điệp

Điều đó hoàn toàn có thể minh chứng trong đại dịch COVID-19 ở Việt Nam qua những đơn xin tham gia đoàn chi viện miền Nam của các y, bác sĩ trẻ; Những tổ vận chuyển miễn phí oxy điều trị F0 của dự án ATM Oxy hay nhóm thanh niên xung kích phát nhu yếu phẩm ngay tại tâm dịch.

Các bạn trẻ đã và đang đóng góp bằng rất nhiều cách khác nhau với cả thời gian, công sức và trí tuệ vì sự phát triển của cộng đồng xã hội.

Đọc thêm

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản

TTTĐ - Những ngày cuối tuần, tại các công trình di sản Thủ đô đã tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia của những người trẻ.
Xem thêm