Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ
Xây dựng đường sắt tốc độ cao cần gắn với chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ AI và phát triển bền vững: Luồng gió mới cho đào tạo công nghệ thông tin |
Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Bùi Huy Doanh, Phó trưởng Khoa phụ trách Khoa Chăn nuôi, nhấn mạnh: “Hội nghị hôm nay không chỉ là dịp để nhìn lại những kết quả nghiên cứu nổi bật, mà còn là cơ hội để chúng ta kết nối, chia sẻ và truyền cảm hứng. Với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, cùng sự góp mặt của doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, tôi tin rằng các bạn sinh viên sẽ có thêm động lực để theo đuổi nghiên cứu và đổi mới sáng tạo".
![]() |
TS. Bùi Huy Doanh phát biểu tại chương trình |
Hội nghị quy tụ nhiều chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành và đại diện các doanh nghiệp đối tác. Mở đầu chuỗi báo cáo khoa học, GS.TS. Nguyễn Xuân Trạch trình bày chuyên đề “Bổ sung axit béo không no trong khẩu phần ăn của bò”, tập trung vào các lợi ích trong cải thiện chuyển hóa thức ăn và chất lượng thịt bò. Báo cáo được đánh giá cao nhờ cơ sở thực nghiệm vững chắc và khả năng ứng dụng thực tế.
Trong khuôn khổ chương trình, với chủ đề “Ứng dụng mô hình hồi quy phi tuyến tính trong chăn nuôi”, PGS.TS. Hà Xuân Bộ đã phân tích sâu về các dạng mô hình phi tuyến được ứng dụng trong mô tả sinh trưởng, năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của vật nuôi.
![]() |
Hội nghị là diễn đàn học thuật và cầu nối hiệu quả giữa nhà khoa học, giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi |
Đặc biệt, ông nhấn mạnh: “Mô hình hồi quy phi tuyến tính - dạng phổ biến là mô hình mũ - cho phép mô phỏng sát thực tế hơn các quá trình sinh học, như xác định khối lượng trưởng thành tiệm cận, tốc độ sinh trưởng, thời điểm đạt năng suất cực đại. Đặc biệt, thông qua mô hình hóa, nhà chăn nuôi có thể dự đoán được diễn biến sinh trưởng theo thời gian, từ đó đưa ra các quyết định quản lý như thời điểm giết thịt tối ưu, chọn lọc cá thể vượt trội nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất".
Không chỉ dừng lại ở nghiên cứu chuyên môn, hội nghị còn truyền cảm hứng khởi nghiệp qua phần chia sẻ của ông Hoàng Nam Trung, Tổng giám đốc Công ty Hanophavico - cựu sinh viên Khoa Chăn nuôi. Với câu chuyện khởi nghiệp mang tựa đề “Từ sinh viên đến CEO”, ông nhấn mạnh vai trò của tinh thần đổi mới sáng tạo và tư duy thị trường trong việc đưa sản phẩm chăn nuôi đến với người tiêu dùng.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị “Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi năm 2025” |
Tại sự kiện, ông Vũ Đình Tôn và cộng sự đã trình bày tham luận Hệ thống chăn nuôi gà và tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam: Giải pháp để phát triển chăn nuôi bền vững. Tác giả đã có sự quan sát và phân tích chi tiết về chăn nuôi gà và những vấn đề liên quan đến hiệu quả chăn nuôi, dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Qua đó, tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp đồng bộ, đảm bảo phát triển chăn nuôi gà bền vững
Phần thảo luận cuối chương trình diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến từ sinh viên, giảng viên và doanh nghiệp, xoay quanh vấn đề ứng dụng công nghệ, cơ hội nghề nghiệp và phát triển mô hình chăn nuôi bền vững.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP

Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo

Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn

Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay

Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện

Hà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Thường Tín hoàn thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
