Tag

TP Hồ Chí Minh: Khốn khổ vì quy hoạch “treo”

Quy hoạch - Xây dựng 02/08/2023 10:31
aa
TTTĐ - Không biết từ bao giờ, người dân TP Hồ Chí Minh đã quen với khái niệm “quy hoạch treo” nhưng khái niệm này đang là một thực trạng ám ảnh người dân. Dạo quanh TP Hồ Chí Minh, thấy khu dân cư nào nhếch nhác, hoang tàn, nhiều nhà tạm, nhà tôn, hay những khu đất bạt ngàn nhưng không có hạ tầng cơ sở… thì như chắc chắn khu vực đó đang tồn tại quy hoạch “treo”. Nhìn từ bên ngoài các khu này thôi đã thấy “sợ” thì người dân đang cư trú bên trong sẽ vất vả ra sao?
Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng "quy hoạch treo" Trách nhiệm của Bộ Xây dựng ở đâu trong "quy hoạch treo bền vững"?

Bài 1: Sống “treo” theo quy hoạch

Những ngôi nhà tôn tạm bợ nằm dọc theo các con hẻm nhỏ trải đá, xà bần trên địa bàn các phường Hiệp Bình Chánh, Tam Phú, Bình Chiểu (TP Thủ Đức) Đây là nơi mà nhiều hộ dân đang sống trong cảnh khốn khó vì nhà đất đều nằm trong diện quy hoạch “treo”, có nơi đến hơn 20 năm. Những quy hoạch như đất ga dự trữ, đất công viên cây xanh, đất làm bến bãi… kéo theo bao ni khổ cho người dân sinh sống tại nơi đây.

Có đất nhưng không được cất nhà

Nếu các đồ án quy hoạch được thực hiện đồng bộ thì bộ mặt thành phố nay đã thay đổi rất nhiều, tiếc là nó chỉ tồn tại với cái tên. Đi trong thành phố, thấy những khu nào nhếch nhác, hoang tàn thì chắc một điều những nơi đó đã được áp quy hoạch.

Đi theo quy hoạch treo là hình ảnh hoang hóa, hạ tầng xập xệ, nhếch nhác
Đi theo quy hoạch treo là hình ảnh hoang hóa, hạ tầng xập xệ, nhếch nhác...

Dọc theo tuyến đường Phạm Văn Đồng, con đường đẹp nhất nhì TP Hồ Chí Minh, đoạn từ vòng xoay Bình Triệu ra hướng Linh Xuân, một bên nhà cửa xây dựng khang trang, sạch đẹp, còn bên kia lại tạm bợ, xập xệ, nhếch nhác. Sở dĩ có hình ảnh đô thị nhưng lụp xụp đó là do “vướng” quy hoạch. Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn 21 năm…

Ngày 18/3/2002, Kiến trúc sư Trưởng TP Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 839/KTST-QH về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 khu đầu mối giao thông và dân cư Bình Triệu, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức (cũ). Trong đó, đất ga đường sắt Bình Triệu được quy định tại cơ cấu sử dụng đất là 41,5ha.

Ngày 8/4/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 568/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Trong đó, ga Bình Triệu được quy hoạch là ga khách kỹ thuật phía Bắc trong khu đầu mối đường sắt TP Hồ Chí Minh.

Ngày 6/6/2013, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 1556/QĐ-BGTVT về phê duyệt quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP Hồ Chí Minh. Trong đó, tại mục 3 Điều 1 có quy hoạch ga Bình Triệu là một trong các ga chính trong khu đầu mối, có chức năng lập tàu khách; Là đầu mối trung chuyển khách từ đường sắt sang các phương tiện giao thông công cộng khác.

Ngày 11/9/2013, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4940/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu đầu mối giao thông Bình Triệu, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. Trong đó, đất ga đường sắt có diện tích 47,35ha (Quyết định này điều chỉnh Quyết định 839/KTST-QH ngày 18/3/2002 của Kiến trúc sư Trưởng thành phố) và đến nay chưa có sự thay đổi, điều chỉnh nào khác.

Có thể nói, từ ngày quy hoạch treo dính vào, đô thị khu đó mất mỹ quan, còn đời sống người dân chịu đủ mọi sự khó khăn, từ vệ sinh môi trường đến hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội, đời sống dân sinh…

Len lỏi trong một con hẻm đất gồ ghề trên đường số 6, vòng ra phía sau nhà ga đường sắt Bình Triệu, quận Thủ Đức (cũ) có một khu dân cư xập xệ bám dọc theo tuyến đường sắt này. Nhiều gia đình có đất với diện tích lớn nhưng để hoang cỏ mọc hoặc làm vườn kiểng. Người dân nơi đây cho biết, vị trí này nằm trong khu vực quy hoạch đất ga dự trữ. “Từ ngày bị quy hoạch, đất mới để hoang hóa, cỏ dại mọc um tùm như vậy”, một người dân ngán ngẩm.

Theo bà Lê Thị Vỹ Vân (SN 1973, sinh sống 3 đời tại đây), khu đất đã nằm trong quy hoạch trên 20 năm rồi. Đất do cha ông để lại và đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận. Trước đây khu vực này còn vắng vẻ, người dân ngụ cư sinh sống bằng nghề trồng rau, làm cây kiểng. Thế rồi, tốc độ đô thị hóa tràn về, người dân đến cư trú đông hơn, những thửa ruộng dần biến mất, thay vào đó là nhà cửa, đường xá mọc lên… Chưa kịp vui thì đùng một cái quy hoạch ập vào, mọi thứ rối tung. Cũng do quy hoạch nên chẳng ai ngó tới cơ sở hạ tầng nữa.

Người dân cũng cho biết, trước đây nước mưa thoát xuống ruộng, giờ ruộng thành nhà nên hết chỗ thoát. Mà nhà thì bị quy hoạch nên chẳng ai làm cống, cứ vậy khi trời mưa là y như rằng cả khu thành ao, ngập lụt, đường xá xuống cấp nên di chuyển rất khó khăn…

Bà Vân chỉ mốc cắm ranh quy hoạch tại khu đất nhà mình
Bà Vân chỉ mốc cắm ranh quy hoạch tại khu đất nhà mình

“Năm 2008, tôi có nhu cầu xây dựng lại nhà, lúc đó mới vỡ ra các thủ tục xin giấy phép xây dựng vô vàn khó khăn. Muốn có nhà phải làm giấy cam kết tháo dỡ công trình và không được bồi hoàn khi Nhà nước thực hiện quy hoạch. Không có nơi ở nào khác nên bảo gì ký nấy, bỏ ra số tiền lớn để xây dựng nhưng không biết đến lúc nào trắng tay… Buồn lắm!”, bà Vân cho biết thêm.

Phần đất gia đình bà Vân cư ngụ có diện tích hơn 1.000m2 với 8 người sinh sống. “Mẹ tôi với hai chị không có gia đình thì cư trú ở căn nhà cũ. Hai mẹ con tôi một căn, còn 2 vợ chồng bà chị dựng một căn nhà tạm để ở. Bản thân tôi hiện đang bệnh nặng, chồng mất sớm, một mình phải nuôi đứa con ăn học. Nhà toàn người có tuổi và mất sức lao động, đất thì rộng mà vay ngân hàng không được, bán không ai mua, tách thửa cho con cũng không, muốn xin phép xây dựng thêm nhà trọ để có nguồn sống cũng chẳng được, chỉ vì quy hoạch”, bà Vân chua xót.

Khu vực đường số 45, khu phố 2, phường Tam Phú, quận Thủ Đức (cũ) được trải đá lồi lõm, di chuyển khá vất vả. Trong căn nhà xập xệ là tiệm tạp hóa của chị Út Hoa. “Sau dịch, mình không đi làm công nhân được nữa. Gặp thời buổi kinh tế khó khăn, gia đình mới mở tiệm kinh doanh này để kiếm sống qua ngày”, chị Út chia sẻ.

Khu nah2 chị Út Hoa hiện nay chỉ cất tạm bợ buôn bán tạp hóa vì chờ quy hoạch
Nhà chị Út Hoa hiện nay chỉ cất tạm bợ vì chờ quy hoạch

Theo lời chị Út, gia đình chị được xem là dân cố cựu tại nơi đây. Trước kia nơi này là ruộng, không có nhiều nhà như bây giờ, chỉ khoảng vài chục hộ dân sinh sống. Mấy chục năm ở trong quy hoạch treo, đời sống người dân nơi đây đã khổ lại càng khổ.

“Nhà cửa xuống cấp nhưng không xây lại được. Nhà tôi đất thổ cư đàng hoàng, giờ cất lại coi như mất trắng, nên thôi kệ. Nhiều người ở lâu đời nhưng chịu không nổi đã phải bán rẻ đất để đi tìm nơi khác sống cho yên ổn. Mấy anh thấy đó, khu này toàn nhà vách tôn, mái tôn đã cũ, xuống cấp hết rồi. Mưa nhà bị dột, xin UBND phường tạo điều kiện cho sửa chữa mà thủ tục cũng không dễ chút nào. Hơn 20 năm sống thấp thỏm, lo lắng rồi không biết bao giờ mới được an cư… Quy hoạch cứ kéo dài thế này sao lại trách dân xây nhà không phép, sai phép?”, chị Út trầm ngâm.

Ngồi hóng mát trước nhà cạnh đường ray xe lửa là con đường Kha Vạn Cân tiếp giáp đường Phạm Văn Đồng, cụ Phạm Thị Nết, ngoài 80 tuổi, chầm chậm nói: “Tìm hiểu rồi giúp gì được cho dân không? Dân sống với quy hoạch treo quá khổ rồi…”.

Theo lời cụ Nết, gia đình cụ cư trú tại đây đã nhiều đời. Trước đây đất rộng lắm, đến khi thông báo quy hoạch, "làm ăn" không được, ở không xong nên một số người bán hết đất đi chỗ khác sinh sống. Cụ có 5 người con, giờ chỉ còn lại người con trai lớn bám trụ lại vùng đất này. Cách đây nhiều năm, người con trai lớn gặp tai nạn giao thông nên giờ cũng chỉ làm được vài việc vặt trong nhà.

cụ Phạm Thị Nết, ngoài 80 tuổi, chầm chậm: “Tìm hiểu rồi giúp gì được cho dân không? Dân sống với quy hoạch treo quá khổ rồi…”.
Cụ Phạm Thị Nết, ngoài 80 tuổi, chầm chậm nói: “Dân sống với quy hoạch treo quá khổ rồi…”

“Cả gia đình giờ lại trông vào những đứa cháu. Đất có nhưng không ở được nên phải bán. Giờ con cháu lớn lên sống trong cái nhà nhỏ xíu thế này, nhiều lúc đau lòng… Không nghĩ sức nặng của quy hoạch lớn vậy, còng lưng gánh không nổi…”, cụ Nết nhìn xa xăm than thở.

Quy hoạch trên giấy, khổ dân thực tại

Khu công viên văn hóa, thể dục thể thao phường Tam Phú được UBND quận Thủ Đức (cũ) phê duyệt theo Quyết định số 1622/2008/QĐ-UBND ngày 20/8/2008 trên khu đất hàng trăm héc-ta, gồm khu động: Khu thiếu nhi, khu thể thao, khu vui chơi, khu văn hóa triển lãm; Khu tĩnh: Khu sản xuất, khu vườn tượng, quảng trường màu sắc, không gian mặt nước và cây xanh…

Quy hoạch đẹp là thế nhưng hiện nay thực trạng vùng đất này chỉ thấy cỏ cây, hoang hóa, nhếch nhác. Nhiều căn nhà tạm xập xệ nằm chờ, hạ tầng đường sá không có, đời sống sinh hoạt của người dân cứ thế cũng “treo” theo quy hoạch.

Bản thông báo UBND phường Tam Phú
Bảng thông báo của UBND phường Tam Phú về khu vực quy hoạch

Phóng viên tìm đến hẻm 140 trên đường Tam Bình, phường Tam Phú, TP Thủ Đức. Hẻm có chiều dài khoảng 600m, có đoạn trải đá, có đoạn đường đất. Dọc hai bên đường hẻm là những hàng rào tôn, cũng có nhiều khu đất trống, lác đác vài căn nhà tôn gỉ sét, tạm bợ.

Ngôi nhà cấp 4 (số 104/28/14F, khu phố 2, phường Tam Phú) của ông Lê Phước Ngọc rộng khoảng 100m2 nhưng có đến 10 người đang cư ngụ. Theo lời ông Ngọc, nhà ông trước đây ở khu vực quận Bình Thạnh. Năm 2011, căn nhà bị giải tỏa làm đường, Nhà nước đền bù được ít tiền nên gia đình ông tìm ra khu vực này mua nhà.

“Lúc đó ở đây có cái nhà rồi, giá rẻ nên gom tiền mua để có chỗ ở. Tôi còn nhớ hồi đó ở đây chỉ có vài cái nhà, vắng lắm, ở cũng sợ nhưng hoàn cảnh mà đâu đòi hỏi được”, ông Ngọc kể lại. Sống hơn 10 năm trong khu quy hoạch treo, giờ ông đã thấm cái khổ. Trời mưa lớn mà gặp triều cường thì cả khu xung quanh nhà ông có nơi ngập sâu đến 0,6m. Bản thân ông và mọi người phải dò đường để lội.

Chú Ngọc (bên phải) kể về cuộc sống của mình
Chú Ngọc (bên phải) thoáng trầm tư khi kể về cuộc sống của mình

“Cái ông mới nãy đi ngang qua đó, đất ngay đầu hẻm nhưng giờ phải đi thuê nhà ở. Ai trong cảnh này mới hiểu hết cái khổ của dân. Dân nghèo tụi tôi một lần giải tỏa là kiệt sức, giờ chờ giải tỏa lần 2 nữa, thật sự mệt mỏi lắm rồi…”, ông Ngọc chán nản.

Dự án khu dân cư Tam Bình 3 (kèm bến bãi) được Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hồ Chí Minh thống nhất thỏa thuận với UBND TP Thủ Đức vào ngày 19/3/2003 tại văn bản số 910/QHKT-QH.

Năm 2017, UBND TP Hồ Chí Minh có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch dự án trên. Tiếp đó, ngày 21/8/2020, UBND TP Hồ Chí Minh lại ra Quyết định số 3047/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu (điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Tam Bình 3, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức. Theo quyết định này, một phần khu đất vẫn là khu quy hoạch bến bãi khu dân cư Tam Bình 3.

Tìm vào nơi đây, con hẻm 269 trên đường Ngô Chí Quốc, thuộc phường Bình Chiểu được trải đá xà bần và đất cát. Dọc 2 bên hẻm là những ngôi nhà vách tôn lụp xụp.

Giữa buổi cơm trưa, nghe nói tới quy hoạch treo, bà Nguyễn Thị Ngân (70 tuổi) buông vội chén cơm, thốt lên: “Khổ quá trời khổ chứ nói gì, nhìn con hẻm là hiểu rồi…”. Theo bà Ngân, bà đã tới đây sống khoảng 60 năm. Từ ngày nghe nói quy hoạch, tốc độ đô thị hóa cũng nhanh nhưng ở đây toàn nhà tôn, nhà trọ cất tạm, hẻm đất, mưa thì ngập lụt, nước tràn vào nhà hôi thối chịu không nổi, nắng thì bụi bốc ngập trời.

“Mỗi khi mưa lớn, nước từ bên khu vực Bình Dương đổ xuống hôi thối khủng khiếp, ăn cơm không nổi luôn. Người dân xin chính quyền cải tạo đường thì vướng quy hoạch nên chẳng ai làm. Cứ như vậy hàng chục năm nay, nhìn mà ngán. Giờ các con tôi đã lớn muốn cho nó tách ra riêng nhưng khi liên hệ chính quyền đều bị trả lời không được do khu nhà đất đều nằm trong quy hoạch. Xin thủ tục vay vốn cũng bị từ chối”, bà Ngân ngao ngán.

bà Nguyễn Thị Ngân, 70 tuổi, buông vội chén cơm, bật thốt: “Khổ quá trời khổ chứ nói gì, nhìn con hẻm là hiểu rồi…”.
Bà Nguyễn Thị Ngân (70 tuổi) thốt lên: "Khổ quá trời khổ! Nhìn con hẻm là hiểu rồi…”

Có một thực tế, khi đã công bố quy hoạch, người dân không còn “làm chủ” được tài sản của mình và chỉ biết trông chờ. Người dân có đất muốn xây dựng… khó; Xin sửa chữa, cho thuê… khó; Cầm cố tài sản… khó; Bán nhà… khó; Tách thửa hay muốn cho con cái cũng… khó. Tựu trung lại, bao quanh họ luôn là một chữ… khó.

Chính cái khó đó mà từ năm 2017 đến 2020, UBND quận Thủ Đức (cũ) đã ra quyết định xử phạt và cưỡng chế tháo dỡ hàng loạt căn nhà xây dựng không phép, sai phép trong khu vực quy hoạch treo này. Lý do đơn giản vì người dân có nhu cầu ở thật sự, còn quy hoạch cứ mãi treo theo thời gian.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Nhiều nhà, đất công tại TP Hồ Chí Minh cho thuê trái quy định Quy hoạch - Xây dựng

Nhiều nhà, đất công tại TP Hồ Chí Minh cho thuê trái quy định

TTTĐ - Nhiều nhà, đất công ở trung tâm Quận 1, TP Hồ Chí Minh bị đơn vị quản lý cho thuê trái quy định, không qua đấu giá, doanh nghiệp thuê nợ tiền kéo dài, gây thất thoát ngân sách.
Cấm kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đất đai Quy hoạch - Xây dựng

Cấm kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đất đai

TTTĐ - Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản đề nghị Văn phòng Đăng ký đất đai TP, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các quận, huyện và TP Thủ Đức chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai.
Đà Nẵng: Đấu giá trực tuyến đối với 120 lô đất ở Bất động sản

Đà Nẵng: Đấu giá trực tuyến đối với 120 lô đất ở

TTTĐ - Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng thông báo đấu giá quyền sử dụng đất đối với 120 lô đất ở chia lô trên địa bàn thành phố.
Quảng Nam điều chỉnh mức thuế đất năm 2024 Quy hoạch - Xây dựng

Quảng Nam điều chỉnh mức thuế đất năm 2024

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 36/2024/QĐ-UBND Quy định các mức tỷ lệ phần trăm (%) khác nhau để tính tiền thuê đất hàng năm cho từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
Cưỡng chế di dời 12 hộ dân tại khu chung cư Đống Đa Quy hoạch - Xây dựng

Cưỡng chế di dời 12 hộ dân tại khu chung cư Đống Đa

TTTĐ - Liên quan đến dự án cải tạo khu chung cư Đống Đa gần 1.300 tỷ đồng ở trung tâm TP Huế chưa thể triển khai thi công, UBND thành phố Huế quyết định cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà tại khu chung cư này.
Phú Quốc sắp có bệnh viện và quảng trường đẳng cấp quốc tế tại An Thới Quy hoạch - Xây dựng

Phú Quốc sắp có bệnh viện và quảng trường đẳng cấp quốc tế tại An Thới

TTTĐ - Ngày 2/11, đoàn công tác của Chủ tịch UBND TP Phú Quốc đã tới phường An Thới để khảo sát, làm việc với các ngành chức năng về hai dự án đang được hé lộ sẽ xây dựng tại đây: Quảng trường biển và bệnh viện quốc tế.
Nghịch lý dân thiếu nhà nhưng dự án lại bỏ hoang gây lãng phí Quy hoạch - Xây dựng

Nghịch lý dân thiếu nhà nhưng dự án lại bỏ hoang gây lãng phí

TTTĐ - Cử tri, người dân rất bức xúc trước tình trạng người thì khao khát có nhà không được nhưng trên đường phố, có nhiều nhà bỏ trống, dự án nhà ở bỏ hoang, gây lãng phí.
Xây dựng trái phép, Tập đoàn Hải Châu Việt Nam bị phạt Quy hoạch - Xây dựng

Xây dựng trái phép, Tập đoàn Hải Châu Việt Nam bị phạt

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH - Tập đoàn Hải Châu Việt Nam về hành vi xây dựng trái phép.
Điều chỉnh quy định tách thửa đất tại Bình Dương Quy hoạch - Xây dựng

Điều chỉnh quy định tách thửa đất tại Bình Dương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành quyết định tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Ban hành kịp thời định mức kinh tế - kỹ thuật cho công tác xây dựng đặc thù Quy hoạch - Xây dựng

Ban hành kịp thời định mức kinh tế - kỹ thuật cho công tác xây dựng đặc thù

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 485/TB-VPCP ngày 23/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.
Xem thêm