Tag

Sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với sáp nhập đơn vị hành chính

Quy hoạch - Xây dựng 11/05/2025 08:00
aa
TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, lần sửa đổi Luật Quy hoạch này là nhằm để phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sau khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính...
Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập? Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập

Thảo luận tại tổ 13 (Hậu Giang, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lào Cai), về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, lần này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch trước mắt là để phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sau khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính; đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền theo chủ trương của Đảng.

Theo Chủ tịch Quốc hội, đối với các nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng thì cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đánh giá tổng kết thực tiễn khi sửa đổi toàn diện Luật Quy hoạch.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội thông qua thì sẽ thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp là cấp tỉnh, cấp xã. Do đó sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch để làm sao đảm bảo hệ thống quy hoạch tích hợp và đồng bộ, đảm bảo liên kết giữa quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh tránh chồng chéo hoặc mâu thuẫn.

“Chúng ta phải quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương trong lập, thẩm định và thực hiện quy hoạch; tăng cường yếu tố phát triển bền vững, và ứng dụng chuyển đổi số trong quy hoạch. Trong Luật Quy hoạch trước đây chưa có mệnh đề chuyển đổi số, bây giờ chúng ta có cái mệnh đề là chuyển đổi số ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong quy hoạch, triển khai”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Sửa Luật Quy hoạch phải phù hợp với sáp nhập đơn vị hành chính
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu thảo luận.

Nhấn mạnh đã nói tới quy hoạch thì cần phải đảm bảo tính minh bạch, Chủ tịch Quốc hội đề nghị việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch lần này cần phải quy định rõ về việc công khai thông tin quy hoạch, lấy ý kiến Nhân dân đặc biệt là các nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp trong quy hoạch.

“Cần phải tăng cường cơ chế thực thi, giám sát, thiết lập cơ chế giám sát độc lập để đảm bảo quy hoạch không bị điều chỉnh tùy tiện vì lợi ích cục bộ. Nếu mà không có tính minh bạch, tính công khai, đồng bộ thì quy hoạch sẽ liên tục bị thay đổi. Quốc hội, HĐND các địa phương, Mặt trận, các đoàn thể và Nhân dân tăng cường giám sát thì việc triển khai quy hoạch sẽ thực hiện tốt, khả thi”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Về hệ thống quy hoạch, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trường hợp bổ sung quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành vào hệ thống quy hoạch nhưng không thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thì việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành phải thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan, do đó, cần có phương án xử lý để tránh mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột giữa các luật có thể phát sinh.

Sửa Luật Quy hoạch phải phù hợp với sáp nhập đơn vị hành chính
Quang cảnh phiên thảo luận.

Về phân cấp thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch, Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự thảo luật đã có những đổi mới mạnh mẽ, thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Theo đó, phân cấp thẩm quyền của Quốc hội cho Chính phủ trong việc xác định các vùng cần lập quy hoạch vùng và quyết định quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; phân cấp thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh; phân cấp thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh đối với quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 để đáp ứng yêu cầu về sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá cụ thể những vướng mắc trong thực tiễn dẫn đến cần phân cấp thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch.

“Ủy ban Kinh tế và Tài chính phối hợp với Bộ Tài chính để rà soát những vướng mắc ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai để chúng ta tháo gỡ. Khi thực hiện, vướng cái gì, vướng ở đâu, vướng như thế nào, cần gỡ cái gì, gỡ ở đâu, gỡ như thế nào cũng là do con người”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, trường hợp cần phân cấp cho Chính phủ thì cần nghiên cứu để tích hợp một số nội dung quan trọng của 2 quy hoạch này vào nội dung của quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm quyền giám sát, quyết định của Quốc hội đối với các nguồn lực đặc biệt, có tầm quan trọng quốc gia.

“Sửa gì thì sửa nhưng phải đảm bảo không vi hiến”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc rút ngắn quy trình điều chỉnh quy hoạch theo hướng giản lược các bước không phải thực hiện thủ tục xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch; không phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cân nhắc đối với trường hợp điều chỉnh quy hoạch làm thay đổi quy mô, nội dung lớn như thay đổi định hướng phát triển, mục tiêu sử dụng đất mà không phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược sẽ có tác động xấu đến môi trường và tiềm ẩn rủi ro cho phát triển bền vững.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, do quy hoạch là lĩnh vực rộng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch cần được xem xét trong tương quan với các luật khác đã được thông qua như Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Điện lực, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Địa chất và khoáng sản, Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Tài nguyên nước... để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Do đó Ban soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng.

Đọc thêm

Bình Dương sắp khởi công xây dựng 2 khu công nghiệp "khủng" Bất động sản

Bình Dương sắp khởi công xây dựng 2 khu công nghiệp "khủng"

TTTĐ - Thông tin từ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương cho biết, Thường trực Tỉnh ​ủy đã họp cho ý kiến việc chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025). Đáng chú ý, dịp này, Bình Dương sẽ khởi công xây dựng khu công nghiệp (KCN) Cây Trường và KCN Bàu Bàng.
TP Huế điều chỉnh quy hoạch, mở rộng cảng Chân Mây lên 1.160ha Bất động sản

TP Huế điều chỉnh quy hoạch, mở rộng cảng Chân Mây lên 1.160ha

TTTĐ - Theo điều chỉnh mới, diện tích quy hoạch phân khu xây dựng cảng Chân Mây thuộc Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TP Huế được mở rộng từ hơn 700ha lên 1.160ha, tăng thêm gần 460ha so với hiện trạng.
Bình Định: Tìm nhà đầu tư cho 2 khu đất "vàng" tại Quy Nhơn Bất động sản

Bình Định: Tìm nhà đầu tư cho 2 khu đất "vàng" tại Quy Nhơn

TTTĐ - Tỉnh Bình Định tiếp tục tìm nhà đầu tư thực hiện dự án cho 2 khu đất tại TP Quy Nhơn gồm khu đất K200 có chi phí thực hiện dự án 2.500 tỷ đồng, khu đất 72B chi phí thực hiện hơn 3.178 tỷ đồng.
TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án Cung Thiếu nhi tổng mức đầu tư 1.124 tỷ đồng Dự án

TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án Cung Thiếu nhi tổng mức đầu tư 1.124 tỷ đồng

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định về duyệt dự án xây dựng Cung Thiếu nhi thành phố, với tổng mức đầu tư 1.124 tỷ đồng.
Nhanh chóng giải phóng mặt bằng để kịp khởi công dự án cầu Tứ Liên Quy hoạch - Xây dựng

Nhanh chóng giải phóng mặt bằng để kịp khởi công dự án cầu Tứ Liên

TTTĐ - Quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Đông Anh đang tăng tốc giải phóng mặt bằng để kịp khởi công dự án cầu Tứ Liên vào dịp 19/5.
Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ gặp rủi ro lớn khi đất bị thu hồi Quy hoạch - Xây dựng

Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ gặp rủi ro lớn khi đất bị thu hồi

TTTĐ - Tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là hành vi vi phạm pháp luật phổ biến tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng mà còn gây tổn thất lớn về tài sản và quyền lợi của người dân.
"Làn gió mới" từ Luật Thủ đô trong cải tạo chung cư cũ Quy hoạch - Xây dựng

"Làn gió mới" từ Luật Thủ đô trong cải tạo chung cư cũ

TTTĐ - Công cuộc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội - bài toán nan giải kéo dài hơn hai thập kỷ, đang đứng trước cơ hội chuyển mình mạnh mẽ.
Ninh Thuận: Chuyển đổi hơn 14ha rừng để thực hiện dự án nghỉ dưỡng Bất động sản

Ninh Thuận: Chuyển đổi hơn 14ha rừng để thực hiện dự án nghỉ dưỡng

TTTĐ - HĐND tỉnh Ninh Thuận vừa thông qua nghị quyết chuyển đổi hơn 14 ha rừng tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải cho hai dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy và Vườn san hô.
Siêu đô thị mở lối tâm điểm an cư và đầu tư Thị trường

Siêu đô thị mở lối tâm điểm an cư và đầu tư

TTTĐ - Chủ trương sáp nhập TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu mở ra bước ngoặt chiến lược, kích hoạt làn sóng đô thị hóa và cơ hội an cư, đầu tư hấp dẫn tại trục phát triển Đông Bắc, định hình một diện mạo phồn thịnh mới.
Alana City - Mạch sống mới phía Đông Bắc Sài Gòn Nhịp sống phương Nam

Alana City - Mạch sống mới phía Đông Bắc Sài Gòn

TTTĐ - Trên trục giao thông huyết mạch nối TP Hồ Chí Minh mở rộng với vùng Đông Nam Bộ, Alana City kiến tạo mạch sống mới phía Đông Bắc Sài Gòn nhờ hưởng lợi từ xu thế sáp nhập, hạ tầng bứt phá và quy hoạch đô thị rõ ràng.
Xem thêm