Tag

Trao “cần câu” giúp người từng lầm lỡ ổn định cuộc sống

Muôn mặt cuộc sống 12/10/2023 14:02
aa
TTTĐ - Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, người từng lầm lỗi đã chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để làm ăn, ổn định cuộc sống. Đây được xem là chính sách nhân văn, nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta đối với người lầm lỗi, người đã có quá khứ phạm tội.
Tăng cường hỗ trợ, giới thiệu việc làm, giúp người lao động sớm ổn định cuộc sống Hỗ trợ học nghề bảo hiểm thất nghiệp: Động lực giúp người lao động ổn định cuộc sống Bảo hiểm thất nghiệp: "Bệ đỡ” giúp người lao động mất việc sớm ổn định cuộc sống Yên tâm ổn định cuộc sống nhờ bảo hiểm thất nghiệp Tích cực hỗ trợ, làm tốt công tác cứu chữa, sớm ổn định cuộc sống người dân sau vụ cháy

“Cánh cửa” cho những người đã từng lầm lỡ

Lâu nay, không ít người mãn hạn tù rất khó kiếm được việc làm vì nhiều người ngại thuê, ngại nhận những người có tiền án vào làm việc. Do đó, dù đã được xóa án tích nhưng nhiều người vẫn rất chật vật tìm việc làm để ổn định cuộc sống nên dễ bị bạn xấu rủ rê… “ngựa quen đường cũ”.

Đại tá Nguyễn Văn Long, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý tạm giữ, tạm giam và Thi hành án hình sự (Bộ Công an) cho biết: Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc như vậy, thời gian qua, lãnh đạo Bộ Công an đã giao Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và Thi hành án hình sự tại cộng đồng phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội, các bộ, ngành liên quan tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, tạo điều kiện giúp họ tiếp cận nguồn vốn phục vụ học nghề, sản xuất, kinh doanh, có nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống.

Thực tế, trước khi có Quyết định 22 thì chưa có một chính sách riêng nào hỗ trợ vay vốn cho người chấp hành xong án phạt tù. Cho nên, Quyết định 22 là được coi là “cứu cánh” cho những người đã từng lầm lỡ, giúp họ phát triển bình đẳng như các cá nhân khác để ổn định đời sống, đồng thời gián tiếp góp phần đem lại bình yên cho gia đình và xã hội.

Anh N.T.M, (thường trú tại tỉnh Bắc Giang) từng phải thi hành án 3 năm tù về tội gây rối trật tự công cộng cho biết: “Bố mẹ tôi mất sớm, chị gái lấy chồng xa, kinh tế khó khăn nên không giúp được gì nhiều. Vì không ai quản lý, giáo dục nên tôi theo bạn bè xấu tụ tập, đánh nhau và bị bắt. Được các cán bộ Công an giáo dục, tôi biết rằng, chỉ có làm ăn lương thiện thì mới được sống bình an, khoẻ mạnh. Vì vậy, sau khi ra tù, vì không có nghề nghiệp nên tôi đi làm thuê. Tôi mong chính sách này được thực hiện, tôi sẽ vay tiền mua chiếc xe máy để đi ship hàng kiếm sống”.

Trao “cần câu” giúp người từng lầm lỡ ổn định cuộc sống
Các phạm nhân được cán bộ dạy về chính sách, pháp luật

Mong muốn của anh M cũng là mong muốn của nhiều người lầm lỡ, có hoàn cảnh khó khăn như anh. Họ mong muốn có được cái “cần câu” để yên tâm làm việc, tránh xa tệ nạn, vi phạm.

Cũng giống anh N.T.M, tháng 8/2023, anh T.V.T (25 tuổi, ở Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) được mãn hạn tù sau 22 tháng chấp hành án tù giam về tội cố ý gây thương tích cho người khác trong một vụ ẩu đả. Trở lại cộng đồng đã hơn 2 tháng nhưng anh vẫn chưa kiếm được công việc phù hợp, vẫn đang phụ quán cơm của gia đình.

Anh V cho biết, trước khi đi tù, anh là thợ làm tóc cho một tiệm tóc ở thành phố Biên Hòa nhưng giờ trở lại, chủ tiệm từ chối nhận vào làm. Anh T cho biết, nếu được vay vốn, anh sẽ mở một tiệm tóc để kiếm sống và ổn định cuộc sống.

Là mẹ của một thanh niên thường ra vào tù do phạm tội, bà L.A. (ở phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa) cho biết, kinh tế gia đình khó khăn, con bà không có việc làm nên thường xuyên la cà với bạn xấu rồi hư hỏng. Tháng 1/2024, con trai bà sẽ được mãn hạn tù, nếu được hỗ trợ học nghề hoặc vay vốn làm ăn theo Quyết định 22 sẽ có vốn để chí thú làm ăn, giảm gánh nặng và nỗi lo cho bà.

Nỗ lực để không ai bị bỏ lại phía sau

Đối với người chấp hành xong án phạt tù khi trở về địa phương phải đối mặt với nhiều rào cản, khó khăn do những hạn chế từ bản thân như mặc cảm, tự ti về quá khứ, khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, tạo kế sinh nhai... Bên cạnh đó, họ cũng chịu những tác động tiêu cực từ các yếu tố khách quan như còn có sự kỳ thị, xa lánh, phân biệt đối xử của cộng đồng xã hội. Do đó, có thể coi đây là nhóm đối tượng yếu thế của xã hội, cần có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ để họ nâng cao khả năng thích ứng khi tái hòa nhập cộng đồng.

Việc có chính sách tín dụng giúp họ có việc làm, kế sinh nhai là vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất để giúp họ có điều kiện phát triển bình đẳng như các cá nhân khác trong cộng đồng, tái hòa nhập cộng đồng bền vững. Đây cũng chính là giải quyết vấn đề an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau.

Đồng thời, khi chính sách tín dụng này được ban hành sẽ khuyến khích được các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù để tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, phát triển quy mô sản xuất, qua đó tạo thêm được nhiều việc làm cho xã hội.

Trao “cần câu” giúp người từng lầm lỡ ổn định cuộc sống
Đào tạo nghề cho phạm nhân

Theo Quyết định 22, người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương đến thời điểm được vay vốn tối đa là 5 năm, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội và có nhu cầu vay vốn thì sẽ được công an cấp xã lập danh sách, có xác nhận của UBND cùng cấp gửi ngân hàng Chính sách xã hội làm thủ tục vay vốn với lãi suất ưu đãi như đối với hộ nghèo. Nếu vay để đào tạo nghề tối đa sẽ là 4 triệu đồng/tháng/người. Nếu vay để sản xuất, kinh doanh thì được vay tối đa 100 triệu đồng/người.

Đáng chú ý, theo Quyết định 22, những cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng tối thiểu 10% trên tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù, có nhu cầu và có phương án vay vốn, được UBND cấp xã xác nhận thì có thể vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Thời gian qua, nhiều người có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong án phạt tù khi trở về địa phương cũng được các tổ chức xã hội hoặc địa phương tạo điều kiện cho vay vốn, hỗ trợ việc làm…nhưng số này cũng không nhiều. Do đó, Quyết định 22 được kỳ vọng là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ vốn vay cho những người từng lầm lỡ có điều kiện làm lại cuộc đời.

Đọc thêm

Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện về nước Muôn mặt cuộc sống

Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện về nước

TTTĐ - Sáng 24/7, tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia. Buổi lễ có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.
Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong thời gian Quốc tang Muôn mặt cuộc sống

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong thời gian Quốc tang

TTTĐ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa yêu cầu các cảng hàng không tăng cường nguồn lực, phục vụ chu đáo các chuyến bay đưa, đón các đoàn đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Công an Hà Nội tăng cường quản lý đối tượng trẻ ở cơ sở Muôn mặt cuộc sống

Công an Hà Nội tăng cường quản lý đối tượng trẻ ở cơ sở

TTTĐ - Đó là một trong những nội dung quan trọng tại Hội thảo “Tăng cường công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội” do Công an Hà Nội tổ chức hôm nay 23/7.
Tưởng niệm, hồi hướng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Tưởng niệm, hồi hướng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sáng 23/7, hơn 1.500 tăng ni đang tham gia an cư kiết hạ tại 18 trường hạ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hà Nội đã trang nghiêm cử hành nghi lễ cầu nguyện, hồi hướng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cầu Giấy: Cử tri tiếp tục quan tâm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Muôn mặt cuộc sống

Cầu Giấy: Cử tri tiếp tục quan tâm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

TTTĐ - Ngày 23/7, Tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 6 đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Cầu Giấy sau kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội, khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công an Thủ đô dâng hương tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ Muôn mặt cuộc sống

Công an Thủ đô dâng hương tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Ngày 23/7, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội dẫn đầu đoàn đại biểu đã tới dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Công an Thủ đô.
Thúc tiến độ công trình trọng điểm, đảm bảo giải ngân đầu tư công Xã hội

Thúc tiến độ công trình trọng điểm, đảm bảo giải ngân đầu tư công

TTTĐ - Việc tập trung tiến độ các công trình, dự án được xem là “đòn bẩy” để Hà Nội đảm bảo kế hoạch giải ngân đầu tư công. Vì thế, Hà Nội đã đề ra nhiều biện pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc tiến độ triển khai các công trình trọng điểm về đích đúng tiến độ.
Biết ơn những hy sinh của thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ Muôn mặt cuộc sống

Biết ơn những hy sinh của thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/ 2024), chiều 23/7, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã đi thăm, tặng quà Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng Người có công số 1 Hà Nội tại phường Mộ Lao (quận Hà Đông) và các cá nhân tiêu biểu trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Khởi động chương trình quỹ dinh dưỡng hỗ trợ trẻ em nghèo Muôn mặt cuộc sống

Khởi động chương trình quỹ dinh dưỡng hỗ trợ trẻ em nghèo

TTTĐ - Ngày 23/7, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty TNHH Zott Việt Nam tổ chức khởi động chương trình Quỹ Dinh dưỡng với mục đích hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở Tây Nguyên.
Phục dựng ảnh màu 10 nữ Anh hùng liệt sĩ dân quân Lam Hạ Xã hội

Phục dựng ảnh màu 10 nữ Anh hùng liệt sĩ dân quân Lam Hạ

TTTĐ - Sáng 23/7, Tổ chức Trái tim Người lính Việt Nam phối hợp với CLB Mãi mãi tuổi 20; Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Hội đồng họ Đặng Việt Nam giới thiệu di ảnh 10 nữ Anh hùng liệt sĩ dân quân Lam Hạ (TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) vừa được phục dựng màu từ ảnh đen trắng.
Xem thêm