Trẻ học theo YouTube gây ra những hậu quả nghiêm trọng
![]() |
Những hiểm hỏa tiềm ẩn trên mạng xã hội mà các phụ huynh không lường trước có thể gây nguy hiểm cho các bé
Những tai nạn thương tâm
Mới đây, ngày 29/11, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh tiếp nhận một bệnh nhi (8 tuổi, ở Nhà Bè, TP. HCM) trong tình trạng hôn mê, môi tím, tiêu không tự chủ.
Người nhà cho biết phát hiện bé dùng khăng quàng treo cổ trên dây phơi đồ, cách mặt đất 20cm. Lúc này, bé đã rơi vào trạng thái hôn mê và được đưa đến 1 phòng khám gần nhà để sơ cứu, thở ô xy và sau đó đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2.
Khi đến bệnh viện, bệnh nhi có chấm xuất huyết 2 mắt, điểm tri giác còn 3-4/15… Bác sĩ đã tiến hành cho bé thở mát, chống phù não và dùng thuốc kháng sinh. Qua 7 giờ thở máy, bệnh nhi tỉnh lại và được cho cai thở máy. Sau 1 tuần, bé được cho xuất viện khi sức khỏe ổn định.
Khi tỉnh lại bé kể rằng, cháu xem những trò ma, ảo thuật trên YouTube. Trong đó có trò hướng dẫn cách thắt cổ, nhưng dù thắt cổ xong những nhân vật trên YouTube vẫn thở, vẫn sống được nên cháu làm theo.
Trước đó, bệnh viện cũng từng tiếp nhận một cháu bé bắt chước hành động của siêu nhân nhện mà cháu đã xem, kết quả, sau khi đập tay mạnh vào kính, tay bé đã bị đứt mạch máu.
Vào cuối tháng 9 vừa qua, trên mạng xã hội cũng xôn xao câu chuyện cậu bé 6 tuổi đòi lấy ổ điện cho giật em trai 3 tuổi. Và nguyên nhân được cho là học theo kênh YouTube nổi tiếng với 2,5 triệu người đăng ký.
Theo đó, một facebook được cho là bố cậu bé kể lại: "Đang ngồi thấy thằng con 6 tuổi bảo đi lấy ổ điện cho giật thằng em gần 3 tuổi. Giật mình nhìn lên thấy đang xem video của kênh này. Trời ạ, làm video kiểu này khác nào dạy trẻ con giết người? Ai có địa chỉ facebook của chủ kênh này không ạ?"
Theo như ông bố này thì con trai lớn 6 tuổi đã học theo cách làm trong clip của kênh YouTube L.TV. Đoạn clip này có tên là "23 tuổi với 1 tuổi - 1 year old YouTuber". Suốt hơn 10 phút của đoạn clip là những màn "chiến đấu" giữa chàng trai chủ kênh YouTube tự xưng là L và em bé 1 tuổi.
![]() |
Cha mẹ cần phải giám sát các hoạt động của con trên Youtube |
Ban đầu, em bé dùng ổ điện cho giật, sau đó kéo ngăn tủ cho đập vào đầu L khiến anh chàng choáng váng, chính vì thế, anh ta tuyên bố: "Ta sẽ trả thù".
Và xuyên suốt đoạn clip, anh chàng to xác 23 tuổi luôn bị thua vì "mưu trí" của cậu bé 1 tuổi và bị dán băng dính vào miệng, bắn súng nhựa vào mặt, búa nhựa đập vào đầu...
Tìm hiểu thêm thì kênh YouTube có tên L.TV này đã tham gia từ 22/4/2017. Tính tới nay, kênh này đã có 163 video, tổng lượt xem là lên tới gần 1 tỷ.
Trẻ nhỏ dễ làm theo các hành vi trên YouTube Một số ít trẻ có xem hoạt hình, chương trình giải trí nhưng không hiểu mức độ nguy hiểm và cố gắng bắt chước các hành động đã xem được. Từ đó, các em dẫn đến hành động đáng tiếc.
Chia sẻ với báo chí, bác sĩ Phạm Minh Triết, nguyên trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết trẻ 7 tuổi thường không có đủ ý thức để phân biệt những tình huống trẻ đọc hoặc xem được là giả hay thật. Thậm chí một tỉ lệ nhỏ vẫn còn tin vào sự thần thoại, ví dụ như ông Noel, ông bụt, bà tiên là có thật. Một số trẻ từ 8 tuổi trở lên bắt đầu có sự suy luận logic như người trưởng thành tuy nhiên hầu hết trẻ muốn đạt được sự suy luận logic này đều từ 11 tuổi trở lên.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP HCM, cách mà người lớn vô tư cho trẻ sử dụng điện thoại sẽ khiến trẻ trở nên hung hãn khi bị lấy lại và dần vô cảm với thế giới xung quanh. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể có hành vi làm theo các hành động bạo lực, gây tổn thương đến cơ thể trẻ.
Ngoài ra, việc xem YouTube thời gian dài có thể khiến trẻ mắc hội chứng Tic. Biểu hiện thường gặp là giật mắt, cơ hàm. Hội chứng này không gây ảnh hưởng sức khỏe nhưng có thể thành tật trong não, không có thuốc chữa mà phải điều chỉnh lại tâm lý, thói quen của trẻ.
Bảo vệ con mình như thế nào?
YouTube có những chính sách nghiêm ngặt về việc quản lý các nội dung video chia sẻ trên trang web này. Tuy nhiên, khá nhiều người dùng tìm cách lách luật để đăng tải nhiều video có nội dung bạo lực, máu me, nhạy cảm, không phù hợp với trẻ nhỏ.
Thậm chí, YouTube Kids là ứng dụng dành riêng cho trẻ em nhưng cũng bỏ sót hàng loạt video phản cảm, bạo lực, khiêu dâm,… Các hình ảnh, chi tiết nhạy cảm, bạo lực này được ngụy trang dưới vỏ bọc nhân vật hoạt hình mà trẻ yêu thích như Peppa Pig, công chúa Elsa, người nhện, người dơi,…Do đó, người lớn khó có thể kiểm soát nếu không thường xuyên chú ý đến trẻ.
Chính cha mẹ cần phải giám sát các hoạt động của con trên YouTube nói riêng và trên mạng xã hội nói chung. Phụ huynh cần biết được trẻ đã tiếp xúc với những nội dung nào trên Internet để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Quan trọng nhất vẫn chính là việc phụ huynh dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình để giúp trẻ có thể khám phá cuộc sống thông qua thế giới và trải nghiệm thực tế, hơn là nhìn ngắm thế giới thông qua màn hình smartphone hay tivi.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% với tất cả loại hình báo chí

Những lưu ý khi chiêm bái xá lợi Phật ở chùa Quán Sứ

Quảng Nam: Báo động thực trạng doanh nghiệp tuồn phế thải vào dự án

Nguồn đất san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn đang khan hiếm

Vietcap ra mắt dự án vì cộng đồng Go Green Go Up: Vững xanh tài chính, phủ xanh Việt Nam

Lâm Đồng: Hoa màu thiệt hại do trận mưa đá hiếm gặp

Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C

Phát huy tinh thần "thời điểm đặc biệt, khí thế đặc biệt, nỗ lực đặc biệt tạo nên kết quả đặc biệt"

Hải Phòng: Khánh thành, gắn biển và khởi công 12 công trình trọng điểm
