Tag
Bộ Y tế

Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ

Tin Y tế 13/09/2024 07:02
aa
TTTĐ - Ngày 12/9, Bộ Y tế đã có văn bản số 5400/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt.
Đến 17 giờ ngày 12/9, 330 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ Huy động các nguồn lực xã hội ủng hộ đồng bào bị bão lũ Bệnh viện Bạch Mai: Tập trung điều trị 2 bệnh nhân bị lũ quét tại Làng Nủ Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội động viên thầy, trò vùng mưa lũ

Văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành nêu rõ: Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, nhất là tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở nhiều địa phương đã gây các thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Lãnh đạo tin Sở Y tế HN tặng thuốc chữa bệnh cho người dân huyện Chương Mỹ
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội tặng thuốc chữa bệnh cho người dân huyện Chương Mỹ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và để chủ động ứng phó với hoàn lưu sau bão số 3 và các tình huống thiên tai trong thời gian tới, đồng thời đảm bảo phòng, chống và ứng phó hiệu quả dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ, ngập lụt nhằm ngăn ngừa, hạn chế hậu quả về sức khỏe cho người dân, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung.

Các địa phương rà soát, bổ sung và chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh trong các tình huống thiên tai trên địa bàn phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Các đơn vị rà soát, đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ, nhất là vùng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét; chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh khi xảy ra các tình huống về thiên tai; củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ và ngập lụt.

Các địa phương giao trách nhiệm cho UBND các cấp và các đơn vị liên quan chỉ đạo phối hợp liên ngành triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường ứng phó với các tình huống thiên tai, mưa lũ.

Sở Y tế các địa phương tổ chức giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong và sau mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

Các đơn vị đảm bảo dự trữ, cung cấp đầy đủ nước sạch tại các địa bàn bị ảnh hưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; cung cấp đủ hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn có giấy phép lưu hành còn hiệu lực, còn hạn sử dụng để xử lý nước trong trường hợp khẩn cấp và hướng dẫn các biện pháp xử lý nước trong mưa lũ và ngập lụt; thực hiện vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt, theo phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý xác động vật tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ.

Các cơ sở y tế bảo đảm công tác thường trực cấp cứu khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, liên tục trong và ngoài cơ sở y tế, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho người bệnh và có phương án ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra tại các vùng bị mưa lũ và ngập lụt.

Các đơn vị tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, ngập lụt về nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt; các biện pháp xử lý môi trường và xử lý nước trong tình trạng khẩn cấp để phòng, chống dịch bệnh khi mưa lũ và ngập lụt xảy ra theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Các tỉnh, thành phố có kế hoạch bảo đảm nguồn lực để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cho hoạt động của các cơ sở y tế trong các tình huống mưa lũ và ngập lụt; chỉ đạo các cơ sở y tế luôn luôn đảm bảo đầy đủ nhân lực, thuốc, hóa chất, thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong vùng mưa lũ và ngập lụt.

Ngoài ra, các địa phương chỉ đạo các đơn vị y tế theo dõi, báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi Tin Y tế

Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi

TTTĐ - Ngày 4/10, Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị liên ngành về việc triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố năm 2024.
Loay hoay "số phận" Phòng khám đa khoa KCN Điện Nam-Điện Ngọc Sức khỏe

Loay hoay "số phận" Phòng khám đa khoa KCN Điện Nam-Điện Ngọc

TTTĐ - Sau quá trình đầu tư và đưa vào hoạt động, cơ quan chức năng liên quan của tỉnh Quảng Nam cho rằng Phòng khám đa khoa Khu công nghiệp (KCN) Điện Nam - Điện Ngọc hoạt động không hiệu quả.
Kết quả đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh Tin Y tế

Kết quả đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý III năm 2024; trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 95,7% và 96,6% khối Trung tâm Y tế (bao gồm 30 TTYT quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115).
Bé gái 3 tuổi nhập viện do tai nạn trong siêu thị Tin Y tế

Bé gái 3 tuổi nhập viện do tai nạn trong siêu thị

TTTĐ - Các y bác sĩ Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bé gái (3 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng búp ngón tay bị đứt lìa do bị kẹp tay vào cửa.
Chuyển đổi số là việc khó, mới nên cần có cả nhiệt tình, kiến thức và trách nhiệm Công nghệ số

Chuyển đổi số là việc khó, mới nên cần có cả nhiệt tình, kiến thức và trách nhiệm

TTTĐ - Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
Triển khai hiệu quả nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Tin Y tế

Triển khai hiệu quả nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

TTTĐ - Sáng 2/10, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Hội nghị biểu dương người cao tuổi vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số, con cháu hiếu thuận với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.
Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 33.000 người cao tuổi Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 33.000 người cao tuổi

TTTĐ - Trung tâm Y tế (TTYT) Hoài Đức tổ chức truyền thông lưu động trên các trục đường chính trong huyện hưởng ứng Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10 năm 2024 với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội”.
Nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư Tin Y tế

Nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư

TTTĐ - Sáng 2/10, tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ giữa hai đơn vị. Hoạt động này hướng tới mục đích tăng cường quan hệ hợp tác trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Công nghệ số

Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc thành phố (iCabinet).
Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn Tin Y tế

Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 20/9 đến 27/9), toàn thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết; 65 ca tay chân miệng; 7 ca sởi; 1 ca uốn ván; 1 ca ho gà; 1 trường hợp chó dại cắn...
Xem thêm