Triển lãm "Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam"
36 tác giả Quảng Nam, Đà Nẵng gặp gỡ ở triển lãm “Hội ngộ” |
Triển lãm là hoạt động nằm trong khuôn khổ của “Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022”, với mục đích giới thiệu với Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về sự phong phú, đa dạng và độc đáo của nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam; Thông qua hoạt động trưng bày nhạc cụ truyền thống tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc; Quảng bá các loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nói chung và nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ nói riêng.
Ảnh trưng bày tại triển lãm |
Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” trưng bày các nhạc cụ được chọn lọc và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, bản sắc vùng miền, đảm bảo chất lượng, tính hiện đại, tính cộng đồng, đa dạng, phong phú và độc đáo, gắn với các hoạt động giao lưu, trình diễn nghệ thuật truyền thống.
Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” là nội dung trưng bày trung tâm do Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam và Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam thực hiện. Nội dung này kết hợp trưng bày 100 hình ảnh với các tư liệu, nhạc cụ, màn hình trình chiếu giới thiệu về nhạc cụ các dân tộc Việt Nam, hình ảnh các nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc và trình diễn nhạc cụ truyền thống của đồng bào các dân tộc Việt Nam theo vùng, miền cả nước.
Khu trưng bày nhạc cụ truyền thống các dân tộc vùng núi cao và thung lũng phía Bắc (Đông Bắc, Tây Bắc) có hình ảnh các dân tộc biểu diễn các loại nhạc cụ mang bản sắc của từng dân tộc trong vùng như khèn, cây đàn tính, thanh la, não bạt, chuông lắc và các đạo cụ cúng…
Khu trưng bày hình ảnh nhạc cụ truyền thống các dân tộc vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ có hình ảnh biểu diễn các loại nhạc cụ mang bản sắc của người Kinh như xinh tiền, sáo, nhị, trống trò, thanh la, não bạt, đàn bầu. Tại đây cũng trưng bày một số hiện vật đàn nguyệt, sáo, đàn tranh, đàn nhị, đàn tam thập lục, đàn bầu, mõ, phách, trống, kèn loa…
Nhạc cụ truyền thống các dân tộc vùng Miền Trung, Tây Nguyên thể hiện cảnh quan môi sinh vùng văn hoá buôn làng Tây Nguyên với ngôi nhà Rông và lễ hội cầu mùa. Các hiện vật: Sưu tập cồng chiêng, trống, đàn T’rưng, kèn bầu, đán đá, ting ninh (kèn bầu), đinh tút, khèn, tù và, đinh năm, đàn ống tre…
Nhạc cụ trưng bày tại triển lãm |
Phần không gian trưng bày vùng Nam Bộ sẽ thể hiện trưng bày dàn nhạc ngũ âm của dân tộc Khơmer, nhạc cụ sử dụng trong Đờn ca tài tử. Trưng bày một số hình ảnh thể hiện cảnh quan môi sinh vùng văn hoá Nam bộ với phum sóc, ngôi chùa, miệt vườn, kênh rạch; Trưng bày hiện vật gắn với ngôi chùa và các nhạc cụ: Nhạc cụ dàn nhac ngũ âm, dàn nhạc Đờn ca tài tử như: Đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan...
Khu trưng bày Triển lãm Nhạc cụ truyền thống của các tỉnh, thành phố với sự tham gia của các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, sẽ trưng bày, giới thiệu nhạc cụ dân tộc tiêu biểu của địa phương tại không gian trưng bày của mình.
Các đoàn tham dự triển lãm cũng sẽ mang đến một chương trình nghệ thuật tiêu biểu đại diện cho địa phương mình, với các loại hình nghệ thuật truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền: Dân ca, dân vũ, trình diễn độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc; Các thể loại sân khấu như tuồng, chèo, cải lương; Các vở hoặc tiểu phẩm sân khấu; Các lễ hội của địa phương đã được sân khấu hóa...
Triển lãm mỹ thuật “Xuân” |
Sắp diễn ra triển lãm mỹ thuật “New Days” |
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cắt băng khai mạc triển lãm "Hội LHPN Việt Nam - Viết tiếp những ước mơ” |