Trọn bộ ảnh cưới tái hiện lại các đám cưới Việt Nam 100 năm qua gây sốt cộng đồng mạng
![]() |
Cô dâu Nguyễn Quỳnh Anh, 25 tuổi, đã bị cuốn hút bởi những bức ảnh của mẹ cô trong bộ váy cưới xếp diềm ăng ten ở cổ và tay áo hay bà ngoại lại đơn giản hơn khi khoác trên mình chiếc áo choàng nâu vào những ngày trọng đại của họ.
Ngày nay, các cô dâu Việt Nam không còn ăn mặc như thế. Tuy nhiên, “Sự hoài cổ luôn là nguồn cảm hứng cho tôi", Quỳnh Anh cho biết.
Khi đám cưới của mình đã gần đến, Quỳnh Anh và chồng chưa cưới của cô, anh Phạm Thế Trưởng (28 tuổi) đã quyết định làm một điều gì đó thật đặc biệt: Tái hiện lại các trang phục cưới qua các thời kỳ trong 100 năm tại miền Bắc Việt Nam.
Vì vậy, trong vòng hai tuần, hai vợ chồng và một nhóm khoảng 20 người bạn của cặp đôi đã tham khảo thông tin trên các mạng internet, thăm quan bảo tàng cũng như hỏi han ông bà, bố mẹ về đám cưới trước đây của họ. Kết quả là bộ ảnh cưới độc đáo này đã ra đời.
Cô dâu Quỳnh Anh không giấu niềm vui khi bộ ảnh được mọi người hưởng ứng và đặc biệt được nhận xét là có nhiều điểm tương đồng với các đám cưới xưa.
Thời kỳ Pháp thuộc – nửa phong kiến (trước năm 1945)
Vào thời kỳ này, ở các gia đình tầng lớp trung lưu, cô dâu và chú rể sẽ mặc áo dài và khăn xếp.
![]() |
Thời kỳ chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954)
Chú rể trong bộ quần áo lính màu xanh còn cô dâu mặc môt bộ quần áo bằng lụa đơn giản. Khoảng thời gian này, cô dâu bắt đầu có một bó hoa cưới cầm tay, ví dụ như hoa lay-ơn trắng.
![]() |
Thời kỳ chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1954-1975)
Thời kì này, “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” chính là một khẩu hiệu không bao giờ quên của mọi người dân Việt Nam. Hôn lễ thường được diễn ra với thủ trưởng, hoặc cấp trên là người chủ hôn.
![]() |
Thời kỳ bao cấp (1975-1986)
Khi đất nước rơi vào gia đoạn khủng hoảng kinh tế, phích nước hút chân không, chậu rửa hoặc tem phiếu thực phẩm là món quà tặng đám cưới lý tưởng. Cô dâu bắt đầu mặc bộ váy cưới màu trắng còn chú rể là sơ mi trắng và quần âu.
![]() |
![]() |
Thời kỳ cải cách Đổi mới (1986-2000)
Trang phục của cô dâu và chú rể đã được chăm chút và đầu tư nhiều hơn.
![]() |
![]() |
Những năm 2000 - 2010
"Chúng tôi thấy đám cưới của thời kỳ này thường được trang trí bởi một tấm phông vải màu xanh biểu tượng với chim bồ câu hôn", Quỳnh Anh nói.
![]() |
Giai đoạn 2010-2016
Đây là giai đoạn mà có nhiều các bạn trẻ tốt nghiệp từ nước ngoài trở về , do vậy phong cách cưới thời kỳ này đã có nhiều phong cách mới với phần váy cưới cô dâu đã có sự đầu tư và phá cách.
![]() |
![]() |
Năm 2017
Đầu năm nay, các cô dâu Việt Nam đã có xu hướng mặc áo dài cách tân, nhưng thật khó để xem áo truyền thống là áo cưới chính thức. Quỳnh Anh nói: “Áo dài có thể không phù hợp với các bữa tiệc trong nhà hàng với lối trang trí phương Tây".
Được biết, cặp đôi này yêu nhau được 5 năm 2 tháng. Lễ cưới chính thức của Quỳnh Anh và Thế Trưởng sẽ diễn ra tại Hải Hòa, Thanh Hóa vào ngày 13/5 tới đây.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông
