Tag

Trung tâm Đổi mới sáng tạo công nghiệp số kết nối RMIT với đối tác toàn cầu

Giáo dục 13/10/2020 19:00
aa
TTTĐ - Đại học RMIT và Siemens vừa công bố việc thành lập “Trung tâm Đổi mới sáng tạo công nghiệp số” giúp đẩy mạnh chuyển đổi nguồn nhân lực cho Công nghiệp 4.0 tại khu vực châu Á – châu Đại Dương.

Sinh viên RMIT dẫn đầu vòng quốc gia cuộc thi khoa học dữ liệu Cựu sinh viên RMIT Hồ Thái Bình: “Những năm 20 tuổi chỉ đến một lần nên đừng sợ thất bại” RMIT được NEAS xác nhận chất lượng dạy và học trực truyến Đại học RMIT đạt thành tích cao trên các bảng xếp hạng toàn cầu Sinh viên RMIT thể hiện tài năng tại cuộc thi blockchain toàn cầu Sinh viên RMIT sáng tác ca khúc động viên học sinh lớp 12 trong kỳ thi THPT sắp tới

Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp số mới sẽ được điều hành từ Khu sản xuất tiên tiến (Advanced Manufacturing Precinct) của Đại học RMIT ở Melbourne (Úc)
Trung tâm Đổi mới sáng tạo công nghiệp số mới sẽ được điều hành từ Khu sản xuất tiên tiến (Advanced Manufacturing Precinct) của Đại học RMIT ở Melbourne (Úc)

Trung tâm mới có chi nhánh đặt tại Đại học RMIT Việt Nam, sẽ nhận được khoản tài trợ lớn từ Siemens, một trong các doanh nghiệp phần mềm công nghiệp lớn nhất trên thế giới.

Giáo sư Aleksandar Subic, Thừa hành Phó chủ tịch Hội đồng trường phụ trách Phân viện Khoa học, Kỹ thuật và Sức khỏe, kiêm Phó chủ tịch Đổi mới kỹ thuật số tại Đại học RMIT, cho biết: Sáng kiến được sự hỗ trợ của Chính phủ Úc mà nhà trường và Siemens cùng thực hiện sẽ giúp RMIT dẫn đầu hoạt động kết nối doanh nghiệp trong Công nghiệp 4.0; xây dựng và triển khai những ý tưởng mới về chuyển đổi nguồn nhân lực thông qua các chương trình học của trường.

“Chúng ta cần tư duy lớn với Công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp này không loại trừ ai - nó tác động đến mọi lĩnh vực nên cần thiết phải có một phương thức tiếp cận đa chiều cùng với tầm nhìn tổng thể xuyên suốt các hoạt động giáo dục và đào tạo”, Giáo sư Subic nhận định.

Ông cho biết trong ba năm tới đây, dự kiến khoảng 10.000 sinh viên RMIT theo học các chương trình học khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học, công nghệ, y tế và thiết kế sẽ được tiếp cận với một số phần mềm công nghiệp tiên tiến nhất hiện có.

Số sinh viên này bao gồm tất cả sinh viên kỹ thuật và công nghệ đang theo học tại các cơ sở của RMIT ở Việt Nam. Như vậy, RMIT sẽ là đại học đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận nền tảng Internet vạn vật MindSphere và nền tảng trí tuệ nhân tạo Mendex của Siemens - những nền tảng được coi là thiết yếu với Công nghiệp 4.0.

Ông Jeff Connolly, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemens Úc chia sẻ rằng, ông rất lạc quan về những tiềm năng từ thỏa thuận hợp tác mới này.

Mặc dù khái niệm về Công nghiệp 4.0 (Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) của Đức ban đầu chỉ chú trọng đến tương lai của ngành sản xuất nhưng rõ ràng các lĩnh vực như năng lượng, y tế, giao thông vận tải, công nghệ tòa nhà và xây dựng, kỹ thuật và phát triển bền vững đều sẽ chịu tác động rất lớn.

Đây là những lĩnh vực nằm trong hướng tiếp cận hợp tác tổng thể của Đại học RMIT và Giáo sư Subic.

"Covid-19 buộc các doanh nghiệp trên toàn thế giới phải tìm kiếm cách thức mới để duy trì hoạt động của cỗ máy kinh tế. Lĩnh vực giáo dục đại học cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, và giống như các ngành khác, họ cũng phải đổi mới và chuyển mình trong giai đoạn này.

Chắc chắn khoản tài trợ phần mềm sẽ hỗ trợ RMIT tiếp tục nỗ lực không ngừng để đổi mới các mô hình và dịch vụ của trường, nhằm đảm bảo sự kết nối thậm chí còn mạnh mẽ hơn với đối tác doanh nghiệp”.

Chuyển đổi số không có biên giới và chúng ta phải tìm cách làm thế nào để nền kinh tế của mỗi quốc gia vừa có thể tham gia vào kinh tế toàn cầu, vừa phát triển mạnh mẽ và phục hồi tốt. Điều này đòi hỏi toàn bộ lực lượng lao động phải có cách tư duy mới, cách hợp tác mới cũng như những kỹ năng mới”, ông Connolly cho biết.

Sáng kiến với Siemens sẽ giúp Đại học RMIT dẫn đầu hoạt động kết nối doanh nghiệp trong Công nghiệp 4.0, cũng như xây dựng và triển khai những ý tưởng mới về chuyển đổi nguồn nhân lực thông qua các chương trình học của nhà trường
Sáng kiến với Siemens sẽ giúp Đại học RMIT dẫn đầu hoạt động kết nối doanh nghiệp trong Công nghiệp 4.0, cũng như xây dựng và triển khai những ý tưởng mới về chuyển đổi nguồn nhân lực thông qua các chương trình học của nhà trường

Trung tâm Đổi mới Sáng tạo công nghiệp số mới sẽ được điều hành từ Khu sản xuất tiên tiến (Advanced Manufacturing Precinct) của Đại học RMIT ở Melbourne (Úc). Tại Việt Nam, RMIT và Siemens sẽ hợp tác với Festo để thiết lập một phòng thí nghiệm số hóa chuyên sâu đặt tại cơ sở Nam Sài Gòn của RMIT và hoạt động như một chi nhánh của trung tâm toàn cầu.

Phòng thực nghiệm không chỉ giúp sinh viên RMIT tại Việt Nam tiếp cận với phần mềm công nghiệp hàng đầu, mà còn kết nối các đối tác doanh nghiệp địa phương cùng tham gia phát triển nhân lực và triển khai các dự án Công nghiệp 4.0.

Giáo sư Julia Gaimster, Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ Đại học RMIT Việt Nam, kỳ vọng trung tâm mới sẽ “mang lại lợi thế cạnh tranh cho sinh viên RMIT tại Việt Nam, giúp họ vươn lên dẫn đầu lực lượng lao động kỹ thuật số trẻ của đất nước”.

Theo Giáo sư Subic, chưa bao giờ việc cung cấp môi trường công nghiệp số kiểu này lại quan trọng đến vậy đối với sự phát triển của nguồn nhân lực tương lai, bởi môi trường này tạo điều kiện cho đội ngũ nhân lực cùng thiết kế và triển khai những chương trình, dự án xuyên biên giới và đa ngành từ xa.

“Tôi tin rằng đây là lần đầu tiên một trường đại học, cao đẳng Úc cùng một doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu thế giới cân nhắc thực hiện hợp tác trên quy mô toàn cầu, bằng cách kết nối các cơ sở của nhà trường cũng như đối tác doanh nghiệp tại Úc với các cơ sở và đối tác ở Việt Nam và khu vực.

Để chuyển đổi thành công trên quy mô lớn, chúng tôi cần các bạn sinh viên, đội ngũ cán bộ giảng viên và đối tác doanh nghiệp hợp tác trên cùng một nền tảng kỹ thuật số toàn cầu, dựa trên những quy trình và tiêu chuẩn trong ngành đã được chấp nhận trên toàn thế giới,” Giáo sư Subic nói.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm