Tư duy kiến tạo khởi nghiệp và bài học kinh nghiệm ở Việt Nam
![]() |
Tọa đàm được tổ chức nhân dịp Trường cho ra mắt Chương trình Thạc sỹ Quản trị Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo & Khởi nghiệp (ETIM), hợp tác với Đại học Koblenz-Landau, CHLB Đức.
Bà Thạch Lê Anh, nhà sáng lập và chủ nhiệm đề án Vietnam Silicon Valley,sẽ nói về hệ sinh thái và mô hình kinh doanh ở Việt Nam tại tọa đàm.
Tại buổi tọa đàm, ba diễn giả đầy kinh nghiệm sẽ chia sẻ về những chủ đề nóng hổi và thiết thực trong vấn đề khởi nghiệp. Giáo sư Tiến sỹ Harald Von Korflesch, Phó Hiệu trưởng Đại học Koblenz-Landau, trình bày về Tư duy kiến tạo khởi nghiệp; Bà Thạch Lê Anh, nhà sáng lập và chủ nhiệm đề án Vietnam Silicon Valley, nói về hệ sinh thái và mô hình kinh doanh ở Việt Nam; và ông Trịnh Minh Giang, nhà sáng lập và giám đốc Tập đoàn VMCG, chia sẻ về những bài học kinh nghiệm về khởi nghiệp trong điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Điểm nhấn của Tọa đàm là bài giới thiệu về Tư duy kiến tạo khởi nghiệp – một phương thức tư duy đầy sáng tạo trên nền tảng hệ thống mà Giáo sư Tiến sỹ Harald Von Korflesch đã nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm. Đây là kết quả của sự kết hợp giữa tư duy thiết kế truyền thống và tinh thần doanh nhân hiện đại.
Tư duy kiến tạo khởi nghiệp là một quá trình mở thúc đẩy đổi mới sáng tạo dựa trên sự đồng cảm và tính linh hoạt. Thông qua quá trình này, các doanh nhân tương lai có thể dần dần trải nghiệm thành công với những ý tưởng kinh doanh bám sát nhu cầu, mong muốn của khách hàng tương lai.
Làm thế nào để nhận ra các ý tưởng sáng tạo? Làm thế nào để nuôi dưỡng những ý tưởng mới? Làm thế nào để biến những ý tưởng mang tính bột phát thành các ý tưởng kinh doanh sáng tạo và khả thi? Và làm thế nào để thực hiện chúng một cách bền vững? Hiểu biết về tư duy kiến tạo khởi nghiệp sẽ giúp xác định những mong muốn tiềm ẩn, những nhu cầu và kỳ vọng của con người, cũng như khám phá ra các mẫu hình đằng sau các hành vi của họ.
Với việc áp dụng các kỹ năng về Tư duy kiến tạo khởi nghiệp sẽ tạo ra ý tưởng . Các ý tưởng này sẽ được đưa vào thử nghiệm, được sàng lọc và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Trải nghiệm kết hợp với sự hợp tác sáng tạo giữa các nhóm chuyên môn sẽ mang tới những tác động tích cực cho khoa học và đời sống.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giải pháp nào để xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường theo Nghị quyết 68?

Tái định nghĩa nguồn vốn cho hệ sinh thái khởi nghiệp

TP Hồ Chí Minh hợp tác quốc tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

TP Hồ Chí Minh thăng hạng trên bảng xếp hạng khởi nghiệp toàn cầu

Trong 7 năm, Hà Nội có hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp

Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp

Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo
