Tag

Từ nhân viên phát tờ rơi trở thành chủ một trung tâm tiếng Anh

Khởi nghiệp sáng tạo 13/04/2017 15:54
aa
TTTĐ.VN - Khi đang là sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Hà Nội, Nguyễn Hà Linh đã xin phát tờ rơi tại một trung tâm tiếng Anh có tiếng. Mặc dù thu nhập chỉ được 10.000 đồng/ giờ nhưng cô sinh viên nhận thấy công việc này chính là cơ hội để rèn luyện kĩ năng của bản thân. Đó cũng là nền tảng đầu tiên khiến cô nàng quyết định mở một trung tâm tiếng Anh với lợi nhuận thu về khoảng 200 triệu đồng mỗi tháng.

Từ nhân viên phát tờ rơi trở thành chủ một trung tâm tiếng Anh


Bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt

Mới chập chững bước chân vào trường đại học, cô sinh viên Nguyễn Hà Linh đã nhanh chóng tìm kiếm một công việc làm thêm để “bản thân mình trở lên năng động hơn”, qua một vài người bạn giới thiệu, Linh xin được một chân phát tờ rơi tại một trung tâm tiếng Anh có tiếng tại Hà Nội. Công việc này thu nhập chỉ 10.000 đồng/ giờ nhưng cô nàng vẫn rất đam mê và thích thú. Linh coi đó là một sự trải nghiệm để trau dồi thêm kĩ năng cho bản thân.

Linh chia sẻ: “Em vốn là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Hà Nội. Ngay từ năm nhất, một trong những yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên khoa này là điểm IELTS phải đạt ít nhất 6.0. Đó thực sự là một thách thức với một người vốn học chuyên toán như em. Vậy nên chuyện học thêm tiếng Anh đối với em là cực kì cần thiết. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian em làm thêm phát tờ rơi cho một trung tâm tiếng Anh , em nhận thấy chi phí cho việc học thêm ở trung tâm là quá cao, không phù hợp với số đông sinh viên, học sinh. Chưa kể đến trung tâm, lớp học quá đông có thể khiến giờ học không chất lượn. Từ nhu cầu tự thân của mình và các bạn nên em đã nghĩ ra sáng kiến mở một lớp học tiếng Anh quy mô nhỏ, do một thầy giáo ở trung tâm uy tín đảm nhiệm”.


Từ nhân viên phát tờ rơi trở thành chủ một trung tâm tiếng Anh

Cô chủ trẻ Nguyễn Hà Linh


Cô nàng cho hay, từ khi còn đi làm thêm, Linh đã góp nhặt được rất nhiều kinh nghiệm vì khi đó cô nàng thực sự coi công việc làm thêm như một cơ hội để trau dồi kiến thức cho bản thân. “Trong khi làm việc, em tập trung rất cao độ, thay vì làm việc một cách qua loa, em luôn giao tờ rơi đến tận tay từng người, vừa phát tờ rơi em vừa hỏi han công việc học tập và nhu cầu học ngoại ngữ của mỗi người. Vậy nên em cũng nắm khá rõ nhu cầu thực sự của họ là gì”, Linh tâm sự.

Kể về con đường khởi nghiệp của mình, Linh cho hay: “Lúc mới bắt tay vào mở lớp học thêm tiếng Anh, trong tay em chỉ có vỏn vẹn 250.000 đồng. Số tiền này em dành để thuê lớp học, còn lại em tự lên mạng đăng tin quảng cáo để thu hút học viên. Không ngờ có nhiều bạn đăng kí tham gia lớp học đến vậy. Chỉ trong khóa học đầu tiên, lớp học nhỏ đã thu về một số tiền khá lớn. Không chỉ kiếm được tiền mà em còn được học “ké” nữa. Tiền thu được từ việc mở lớp học, trừ chi phí thuê địa điểm, trả cho giáo viên, em tích góp lại để hoàn thiện cơ sở vật chất và mở rộng quy mô trung tâm. Sau hai năm dồn sức cho việc điều hành các lớp học tiếng Anh, em quyết định tạm gác việc học để tập trung cho công việc”.

Ngay sau khi quyết định dừng việc học tại giảng đường đại học vào năm 2007, Linh đã tập trung nghiên cứu, đầu tư và Trung tâm tiếng Anh IBEST được ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Nguyễn Hà Linh, từ một cô sinh viên trở thành một nữ doanh nhân. Cô trở thành người điều hành trung tâm tiếng Anh trong một thời gian dài, theo cô nàng thì tất cả những gì cô làm đều là theo bản năng, là đam mê, khao khát biến ý tưởng của mình thành hiện thực mà không quan tâm nhiều đến tiền. Hiện tại, Hà Linh gần như đã rút khỏi IBEST và chỉ giữ vai trò người sáng lập trung tâm này, để dồn sức cho những dự án khác.

“Lấn sân” sang kinh doanh

Sau khi khởi nghiệp thành công với mô hình trung tâm tiếng Anh, Nguyễn Hà Linh quyết định dấn thân vào kinh doanh ở lĩnh vực nhà hàng cà phê. Khi mới bắt tay vào kinh doanh, Linh chỉ có duy nhất một ý tưởng “muốn có một nơi vừa có thể làm việc vừa giúp bố có chỗ hàn huyên với bạn bè khi về già”. Chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh mảng này, lại không được học hành bài bản, Hà Linh nhận định, nếu gây dựng một thương hiệu mới từ đầu sẽ quá mạo hiểm. Vì thế, cô nàng nhắm đến việc mua nhượng quyền thương hiệu của cà phê Cộng. “Khi em mua nhượng quyền thương hiệu cà phê Cộng, thương hiệu này mới chỉ có hai cửa hàng, em đã mở rộng ra thành bốn cửa hàng nhượng quyền”, Linh nói.

Từ những kinh nghiệm và thành công trong việc kinh doanh lĩnh vực đầy tính cạnh tranh này, Hà Linh và một số người bạn đã đầu tư xây dựng một thương hiệu mới: Koh Samui – chuyên về món tráng miệng Thái Lan. Lý giải cho hướng đi này, Hà Linh nói: “Chỉ đơn giản vì hồi đó, em hay đi Thái và “chết mê chết mệt” đồ ăn ở bên ấy, đặc biệt là món ngọt. Nghĩ ở Hà Nội chưa từng có ai kinh doanh “món” này nên em muốn mở cửa hàng, để phục vụ chính mình và các tín đồ mê đồ ngọt khác”.

Cô nàng cũng cho biết thêm, lí do tại sao lại chọn riêng món tráng miệng, vì các nhà hàng Thái bán đồ mặn ở Hà Nội đã quá nhiều, mà đồ mặn không hề dễ chế biến, phải có đầu bếp giỏi, có nguyên liệu chuẩn nhập khẩu… khá phức tạp. Đồ ngọt thì dễ “phổ cập” hơn nên cô nàng đã chọn. Bắt đầu từ một cửa hàng nhỏ xíu trên phố Nhà Chung, chỉ trong vòng hơn hai năm, Koh Samui đã nhanh chóng “sinh sôi nảy nở” hàng loạt phiên bản và các cửa hàng “gây bão” trong lòng giới trẻ Hà Nội. Hà Linh đã giúp cho người dân Việt Nam được thưởng thức những món ăn đặc sắc trong ẩm thực Thái Lan như xôi xoài, kem dừa, trà sữa… Chuỗi cửa hàng đồ ăn không chỉ tạo thêm danh tiếng cho cô chủ trẻ mà còn giúp Hà Linh thu về một khoản lợi nhuận khá lớn khoảng 2 tỷ đồng mỗi năm.

Với những nỗ lực và thành công bất ngờ của mình trong quá trình khởi nghiệp, Hà Linh đã trở thành một nữ doanh nhân lọt Top “30 Under 30” – Top những nhân vật trẻ nổi bật nhất Việt Nam do Forbes bình chọn năm 2015. Trong hành trang khởi nghiệp của mình, Hà Linh luôn tiếc nuối nhất là cô đã không hoàn thành việc học Đại học, chỉ vì đã không nỗ lực làm hết sức, bung hết năng lượng tiềm ẩn trong mình. “Khi đó, em còn quá trẻ và cũng nghĩ rằng việc học lý thuyết không quá quan trọng nhưng em đã lầm. Chính vì không được học ở nhà trường nên em đã phải học rất nhiều qua sách vở, thực tế và trải nghiệm. Em nghĩ, các bạn trẻ, dù khao khát khởi nghiệp, muốn được làm chủ cuộc đời mình đến đâu, cũng cần học hành tử tế và nghiêm túc, trước khi bắt đầu làm gì đó. Đừng để quá muộn mới bắt đầu, nhưng bắt đầu chỉ bằng máu liều và tinh thần phiêu lưu mà không có nền tảng, đó là một ý tưởng tồi”, Hà Linh chia sẻ.

Đng mang tư duy làm “ông chủ” khi khởi nghiệp

Khi khởi nghiệp trở thành một trào lưu rầm rộ, nhiều bạn trẻ hoặc lao vào khởi nghiệp vì ý nghĩ dễ kiếm tiền hoặc mang tư duy làm “ông chủ” thay vì làm thuê cho các công ty lớn. Tuy nhiên theo Hà Linh, những bạn trẻ dù đang làm ở công ty nào, vị trí nào, nếu có đam mê khởi nghiệp cũng cần phải cố gắng hết sức, làm tốt nhất có thể công việc của mình.

“Em nhận thấy, đôi khi, những cơ hội đến rất tình cờ và bất ngờ, chứ không nhất thiết phải cứ tìm kiếm, toan tính thì mới đến. Mọi chuyện đến bằng lòng thành của mình trước thì mới thực sự bền vững và lúc ấy, cờ đến tay thì phất”, Linh chia sẻ.

Hà Linh cũng cho rằng, khởi nghiệp quan trọng nhất là đam mê, thực sự muốn và yêu thích lĩnh vực mình làm, thậm chí mất ăn, mất ngủ vì nó. Kinh doanh mà không có đam mê rất nguy hiểm, nhưng đam mê này phải dựa trên một nền tảng chuẩn bị vững chắc về kiến thức lẫn kinh nghiệm, chứ không phải thích là làm.

“Thích là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để khởi nghiệp là chúng ta đã chuẩn bị chu đáo cho Startup của mình hay chưa. Nếu chỉ đơn giảm thích là làm thì tức là bạn đang rất vô trách nhiệm với bản thân”, Linh bày tỏ.



Tin liên quan

Đọc thêm

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên

TTTĐ - Theo thông tin từ Ban Tổ chức cuộc thi APEC Innovation, tính đến hết ngày 31/3 (hạn cuối nộp bài dự thi), Ban Tổ chức đã tiếp nhận tổng cộng 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên, tới từ 81 trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước.
Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

TTTĐ - Sáng 10/4, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh (HCMC C4IR) phối hợp Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) - thành viên sáng lập HCMC C4IR tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Các giải pháp xanh và công nghệ mới nổi cho sự phát triển bền vững” lần thứ 2 - năm 2025 (GSETS 2025).
Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp Kinh tế

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

TTTĐ - Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung vào các chính sách, giải pháp, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận vốn vay khởi nghiệp.
“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI Khởi nghiệp sáng tạo

“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI

TTTĐ - Chỉ với một dòng prompt, bạn có thể tạo ra một startup? Điều tưởng như viển vông ấy đang dần trở thành hiện thực nhờ một sáng kiến táo bạo từ Mạng lưới Hub Network, phối hợp cùng VinUni và nhiều đối tác công nghệ, giáo dục và tài chính.
Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp

TTTĐ - Từ các phong trào tình nguyện vì cộng đồng đến những hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thanh niên Quảng Ngãi đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của địa phương.
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó” Khởi nghiệp sáng tạo

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

TTTĐ - Nhờ sự định hướng của các cấp bộ Đoàn, những năm qua, đời sống của các đoàn viên, thanh niên vùng biên giới tỉnh Kon Tum ngày càng được nâng cao. Nhiều đoàn viên, thanh niên là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3 Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3

TTTĐ - Ban Tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 vừa có thông báo về thời gian tổ chức cuộc thi. Theo đó, hạn cuối nộp bài dự thi là 31/3. Dự kiến vòng Chung kết và trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 5/2025.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

TTTĐ - Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025 Kinh tế

Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025

TTTĐ - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vừa chính thức khởi động Cuộc thi Startup Runway 2025, một sân chơi thường niên uy tín dành cho học sinh, sinh viên đam mê khởi nghiệp. Với những đổi mới mang tính đột phá, cuộc thi năm nay hướng đến mục tiêu xây dựng một nền tảng thực hành khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn diện.
Xem thêm