Tuyển sinh trường THPT “top” đầu ở Hà Nội: Áp lực của con, lỗi tại ai?
![]() |
Một tiết học của lớp 11 Anh2 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
Bài liên quan
Đáp án môn Toán vào lớp 10 Trường chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội
Thi vào lớp 10 trường chuyên: Đề thi Văn phù hợp
Thí sinh Hà Nội bắt đầu thi vào lớp 10 trường chuyên
RMIT đem hội thảo hướng nghiệp quốc tế về Việt Nam
Hà Nội: Giáo viên thay đổi vì trường học hạnh phúc
Hô biến màn hình tivi thông thường thành màn hình cảm ứng hỗ trợ giáo dục
Cách đây hai năm, khi kỳ thi chuyển cấp từ THCS lên THPT ở giai đoạn nước rút, còn hơn một tháng con gái đầu sẽ bước vào kỳ thi tuyển khốc liệt thì gia đình tôi đã quyết định đi du lịch Phú Yên một tuần.
Lúc đó, kỳ thi vào lớp 10 của con gái đang ở giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”, nộp hồ sơ, chọn nguyện vọng. Tôi và con đã hoàn thành việc chọn đăng kí nguyện vọng thi vào các trường công lập, trường chuyên và nộp hồ sơ cho cô giáo chủ nhiệm lớp. Có lẽ, đây là hồ sơ vào lớp 10 đầu tiên của trường.
![]() |
Phụ huynh nên tạo tâm lý thoải mái, giảm áp lực cho con bằng các hoạt động dã ngoại, du lịch trước kỳ thi chuyển cấp |
Rất nhiều phụ huynh có con học cùng khóa và nhiều bạn bè lúc đó đã không giấu nổi ngạc nhiên khi liên tục nhắn tin hỏi thăm: “Ơ nhà này không lo lắng gì à mà giờ này lại đi chơi”; “Con đang ôn tập giai đoạn nước rút mà đi biển là sao?”; “Con và mẹ thần kinh thép thế!”…
Kì thực, là một người mẹ, lại có tính cả nghĩ, lo xa, tôi luôn lo lắng chuyện học hành, thi cử của con, nhất là với kỳ thi vào lớp 10 - một kỳ thi được coi là “hại não” nhất với học sinh nhiều tỉnh thành trong cả nước. Suốt cả năm học của con, tôi cũng như nhiều phụ huynh có con học lớp 9 đều hồi hộp, lo lắng cho kỳ thi này. Vô hình trung, áp lực ngày một cao khi hàng ngày chúng tôi cập nhật những tin tức nóng hổi khi kỳ thi đến gần.
Có thể nói, cứ đến mùa thi chuyển cấp thì nhiều gia đình luôn trong tình trạng “con lo một, cha mẹ lo gấp mười”. Nhiều lúc, xem ti vi, đọc báo thấy thông tin tỷ lệ "chọi" của các trường công cấp 3, nhất là các trường “top” đầu như: Chu Văn An, Kim Liên, Thăng Long, Việt Đức và đặc biệt là các trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, Chuyên ngữ, Chuyên Sư phạm có tỷ lệ “chọi” rất cao, lên đến 1 chọi 9, 10… thì tôi và nhiều bạn bè lại như “ngồi trên đống lửa”.
![]() |
Những hoạt động dã ngoại tập thể sau khi kết thúc năm học lớp 9 sẽ giúp các học sinh có tâm lý thoải mái, tự tin bước vào kỳ thi chuyển cấp, lên lớp 10 THPT |
Thời điểm đó, gần đến ngày thi của con, tôi có cảm giác cuộc sống của mình và các bố mẹ trong nhiều tháng liên tục không có gì quan trọng bằng chuyện thi vào lớp 10. Mọi vấn đề trong cuộc sống dường như vô hình bị gói gọn, xoay vòng quanh chuyện thi cử với áp lực ngày một tăng.
Các hội, nhóm phụ huynh cùng lớp, cùng trường, rồi các nhóm giáo dục trên mạng xã hội mọc ra “như nấm mọc sau mưa”. Đâu có thông tin về kỳ thi là các bố mẹ có mặt, bằng mọi cách để tìm hiểu, trao đổi không quản ngày đêm. Nhiều bố mẹ “nhất cử nhất động” "hóng" thông tin về kỳ thi. Nào là tỷ lệ chọi, cơ hội đỗ trường “top” đầu, nào là chỉ tiêu của ngành Giáo dục… đã khiến mọi gia đình cùng lo lắng.
Có hôm nửa đêm rồi, một mẹ nhảy vào nhóm chát: “Hình như năm nay chuyên Anh căng lắm, chắc phải chuyển hướng sang chuyên Trung, chuyên Nga thôi, chứ không “xôi hỏng bỏng không”. Nghe nói năm nay căng quá, nhiều gia đình hạ mục tiêu, đăng ký trường “top” hai nhiều nên tỷ lệ chọi cao hơn cả các trường “top” đầu. Có khi con mình sợ khó, đăng ký trường dễ hơn lại thành thất sách!”.
Thế là, dù cả ngày làm lụng vất vả, đưa đón con và lo trăm thứ việc nhưng các mẹ, các bố bật dậy, nhảy vào nhóm chát hỏi han, trao đổi, lập luận, nhắn tin, dò hỏi… rồi lại tung vào nhóm để chia sẻ, bàn bạc rôm rả hơn cả thị trường chứng khoán, nhà đất những đợt sốt.
Hôm tôi đang ở Phú Yên, điện thoại lại reo liên hồi: “Thi thử Chuyên ngữ có điểm rồi đấy, vào xem đi cả nhà, hình như điểm Anh các con thấp lắm. Thi thử chuyên Nguyễn Huệ cũng báo điểm rồi, các mẹ vào xem để tính liệu năm nay điểm chuẩn như thế nào để còn xin đổi nguyện vọng phút chót”. Những thông tin đó đã làm cho cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn chỉ vì một kỳ thi chuyển cấp có tên “thi vào 10”.
Những thông tin thi thử và ước điểm chuẩn đầu vào các trường con đăng ký làm cho chính bố mẹ, thậm chí cả ông bà, cô dì, chú bác cũng hồi hộp không kém. Mặc dù con tôi, với bản tính đủng đỉnh, có cảm giác từ lớp 1 đến lớp 9 luôn “bình chân như vại” trước bất cứ kỳ thi nào, cũng bị ảnh hưởng tâm lý vì sự sốt sắng, lo lắng cả gia đình.
Còn nhớ, dạo đó, không ngày nào là con không được nghe điệp khúc: “Cố lên con ạ, cố lên cháu ạ! Kỳ thi này quan trọng hơn cả kỳ thi đại học, trượt đại học còn thi lại được chứ trượt cấp 3 là không làm lại được”. Áp lực cho con rất nặng nề. Đó cũng là lý do gia đình tôi quyết định đi du lịch bỏ lại những áp lực thi cử ngày càng tăng sau lưng.
Hành trình đến miền Trung biển trời thơ mộng, “đi trốn” áp lực thi cử, trong va li của con không phải là sách, vở ôn thi mà là tiểu thuyết “Trần Khánh Dư” của nhà văn Lưu Sơn Minh, cuốn “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh…
![]() |
Các học sinh lớp 11 Anh2 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội |
Rồi kỳ thi vào lớp 10 cũng qua đi như cơn bão với những cung bậc thăng trầm, hồi hộp chờ điểm thi, điểm chuẩn rồi nộp hồ sơ trúng tuyển, gia đình tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Vậy là, con đã đỗ vào trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ.
Khi cơn bão thi cử đi qua, chúng tôi mới tự hỏi “áp lực của con, lỗi tại ai?”. Hóa ra, mọi áp lực đôi khi do chính bố mẹ tạo ra và tự nguyện lao vào, dù con cái chúng ta mới là người tham gia thi chuyển cấp…
Bài liên quan
Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh nhận Phiếu báo dự thi từ ngày 24/5
Đáp án môn Toán vào lớp 10 Trường chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội
Thi vào lớp 10 trường chuyên: Đề thi Văn phù hợp
Thí sinh Hà Nội bắt đầu thi vào lớp 10 trường chuyên
Cầu Giấy sẽ thay đổi cách trao thưởng cho học sinh
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025
