Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô 2024 và một số chính sách mới
Hơn 300 cán bộ, phóng viên tham gia tập huấn về Luật Thủ đô Luật Thủ đô gỡ bỏ rào cản về phát triển công nghiệp văn hóa |
Ban tổ chức tặng hoa các chuyên gia của buổi đối thoại, giao lưu |
Tham gia giải đáp các vấn đề mà đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quan tâm có các khách mời: Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Theo Ban tổ chức, Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội là định hướng và tiền đề để phát triển Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Trong chương trình, vấn đề lương thưởng, trọng dụng nhân tài được đặc biệt quan tâm. Theo bà Phạm Thị Thanh Hương, căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Thủ đô năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan sau đây sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm theo năng lực, hiệu quả công việc: Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp công lập được bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên do thành phố quản lý.
Các chuyên gia buổi đối thoại, giao lưu |
Luật Thủ đô cũng cho phép thành phố được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do trung ương ban hành để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này; tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của thành phố.
Chuyên gia Nguyễn Văn Hà cho biết thêm: Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành ở 2 thời điểm là ngày 1/1/2025 và ngày 1/7/2025. Hiện, các cơ quan của thành phố Hà Nội đang rà soát, căn cứ vào những chính sách thực định và căn cứ quy định về mức lương của Nhà nước thì lương cơ sở cũng đã tăng từ ngày 1/7/2023, căn cứ theo từng vị trí công việc, căn cứ vào quy định đặc thù, vượt trội của Luật thì thời gian tới, Hội đồng Nhân dân thành phố sẽ có những chính sách quy định cụ thể, rõ ràng hơn khi Luật có hiệu lực thi hành.
Quang cảnh buổi đối thoại |
Về câu hỏi công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm như thế nào thì bị áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước, bà Phạm Thị Thanh Hương thông tin, khoản 2, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024 đã nêu rõ, trong trường hợp thật cần thiết, để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp này. Đó là công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai.
Các công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền; thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt; cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy cũng thuộc diện xem xét cắt điện, nước.