Tag
Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ưu đãi, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng ở Hà Nội

MultiMedia 22/08/2023 09:13
aa
TTTĐ - Với một đô thị đặc thù như Thủ đô Hà Nội, việc xây dựng chính sách quy hoạch đô thị về giao thông công cộng (TOD) có thể là “lời giải” cho bài toán “khó”.
Dấu ấn giao thông Hà Nội qua những công trình, dự án trọng điểm Giải pháp nào gỡ “nút thắt” hệ thống giao thông vận tải ở Hà Nội? Định hướng quy hoạch giao thông Hà Nội phải tạo ra các không gian mới

Để hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Mai Thị Mai - trường Đại học Luật Hà Nội đã có một số góp ý nhằm đảm bảo chính sách ưu đãi, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng.

Quy phạm pháp luật điều chỉnh về TOD

Trong phần giải thích từ ngữ đã đề cập phát triển định hướng giao thông công cộng (TOD) tại khoản 12 Điều 3, theo đó: “Phát triển theo định hướng giao thông công cộng là mô hình phát triển đô thị trên cơ sở định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng, lấy đầu mối giao thông làm điểm trung tâm để phát triển đô thị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”.

Theo TS Mai Thị Mai, phần giải thích từ ngữ này khá tương thích với các khái niệm của TOD - Transit Oriented Development được đưa ra bởi các viện nghiên cứu khác nhau trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Cùng với đó, chính sách phát triển đô thị thuộc Thủ đô tại Điều 31 của dự thảo có đề cập việc HĐND TP Hà Nội có thẩm quyền quy định về: “Chính sách phát triển các thành phố thuộc TP Hà Nội và đô thị vệ tinh, đô thị mới, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), cơ chế chia sẻ lợi ích của các nhà đầu tư với nhà nước và người đang sử dụng đất”.

Nội dung này cho thấy tầm nhìn chiến lược và chính sách phát triển quy hoạch giao thông của Thủ đô Hà Nội đã được định hướng xây dựng theo TOD - định hướng có tính bền vững cao…

Người dân di chuyển dịch vụ giao thông công cộng (ảnh Linh Anh)
Người dân di chuyển dịch vụ giao thông công cộng (Ảnh: Linh Anh)

Trên thực tế, Hà Nội đã và đang xác định đây là một định hướng tốt có thể tham khảo cho sự phát triển trong tương lai.

Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với 6 chương và 54 điều, các nội dung đề cập TOD được ghi nhận ở các khoản của 5 điều (không tính phần phần giải thích thuật ngữ). Cụ thể, các nội dung về xây dựng giao thông công cộng được đề cập trong các điều khoản sau về: Điều 31. Chính sách phát triển đô thị thuộc Thủ đô; Điều 34. Phát triển, quản lý hạ tầng giao thông; Điều 37. Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; Điều 39. Cơ chế thu hút đầu tư xã hội và cơ chế thực hiện đầu tư; Điều 41. Thu hút nhà đầu tư chiến lược.

TS Mai Thị Mai cho biết, bằng cách ghi nhận các nội dung về TOD trong nội dung điều khoản liệt kê nói trên, có thể thấy dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã định hướng việc ưu đãi, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng ngay từ khía cạnh chính sách phát triển đô thị, phát triển quản lý hạ tầng, huy động nguồn tài chính ngân sách cho phát triển Thủ đô, cũng như cơ chế thu hút đầu tư xã hội và nhà đầu tư chiến lược.

Về cơ bản, các nội dung để tạo ra hành lang pháp lý cho việc xây dựng và phát triển hệ thống TOD của Thủ đô ghi nhận trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã khá đầy đủ và hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, qua phân tích ở trên có thể thấy, nếu xác định TOD là một giải pháp quy hoạch cho Hà Nội trong việc hướng tới người dân sử dụng giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường thì các quy định về TOD nên được nhấn mạnh hơn, trở thành một trong những trọng tâm cần được lưu ý trong chính sách phát triển đô thị của Thủ đô.

Do đó, các nội dung điều chỉnh về TOD trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần được tách riêng ra thành một điều khoản độc lập với nội dung về xây dựng phát triển hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô. Điều khoản này sẽ tập hợp toàn bộ các điều khoản quy định về TOD nằm rải rác ở các điều khoản khác nhau về quản lý hạ hầng, huy đồng tài chính, huy động nhà đầu tư…

Về khía cạnh kỹ thuật trong áp dụng các điều khoản của luật

Theo TS Mai Thị Mai, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tại Điều 4 quy định các nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô, theo đó: Điều 4. “Áp dụng Luật Thủ đô”.

Tại khoản 1 Điều 4 thể hiện rất rõ nội dung về nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô (sửa đổi) trong quá trình áp dụng quy phạm pháp luật điều chỉnh. Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với các định hướng phát triển Thủ đô của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, đối với khoản 2 Điều 4 thì cần phải xây dựng lại về mặt kỹ thuật lập pháp. Bởi lẽ, nội dung khoản 2 Điều 4 đưa ra trường hợp quy định rằng:

Trường hợp luật, nghị quyết khác của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực có quy định cơ chế, chính sách thuận lợi hơn cho xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô thì việc áp dụng do HĐND TP Hà Nội quyết định - xây dựng nội dung quy định này vi phạm hai nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Xe buýt là phương tiện giao thông công cộng quen thuộc của nhiều người dân Thủ đô (ảnh IT)
Xe buýt là phương tiện giao thông công cộng quen thuộc của nhiều người dân Thủ đô (Ảnh IT)

Trước hết, vi phạm nguyên tắc theo khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 ghi nhận nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ghi rõ: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”.

Như vậy, nếu theo quy định tại khoản 2 thì Luật Thủ đô (sửa đổi) do Quốc hội ban hành, các luật, nghị quyết khác cũng do Quốc hội ban hành sau thời điểm Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực thì sẽ áp dụng theo văn bản quy phạm có hiệu lực sau.

Thứ hai, vi phạm nguyên tắc áp dụng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật - luật của Quốc hội (Luật Thủ đô sửa đổi) lại phụ thuộc vào Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội quyết định.

Theo khoản 2 Điều 4 của dự thảo, trong trường hợp luật, nghị quyết khác của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực có quy định cơ chế, chính sách thuận lợi hơn cho xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô thì việc áp dụng do HĐND TP Hà Nội quyết định.

Như vậy, với cách xây dựng quy phạm như khoản 2 Điều 4 thì rõ ràng dẫn đến tình trạng rằng luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành nhưng việc áp dụng hay không lại phụ thuộc vào việc đồng ý của HĐND TP Hà Nội.

TS Mai Thị Mai cho rằng, điều này là không phù hợp với nguyên tắc áp dụng của Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trên thực tế, để tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; Xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; Khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), việc ưu tiên tăng tính chủ động cho Thủ đô thông qua nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật hoặc ưu tiên phân cấp phân quyền cho chính quyền Thủ đô là định hướng hoàn toàn đúng đắn...

Một cộng đồng phát triển theo định hướng giao thông công cộng (TOD) có 5 đặc điểm chính:

- Môi trường dành cho người đi bộ chất lượng cao, có thể đi bộ được tích hợp cảnh quan đường phố;

- Mật độ nhà ở cao nhất được đặt gần trung tâm trung chuyển nhất để giảm sự lan rộng và thúc đẩy sự nhỏ gọn;

- Trung tâm trung chuyển cũng là trung tâm của một điểm đến có sự phát triển đa dạng, sử dụng hỗn hợp;

- Bãi đậu xe được bố trí, thiết kế và quản lý cẩn thận;

- Quan trọng nhất, cộng đồng có các phương tiện và dịch vụ vận chuyển công cộng chất lượng.

Đọc thêm

Bài 5: Giải pháp xây dựng chi bộ Đảng tại chung cư cao tầng Emagazine

Bài 5: Giải pháp xây dựng chi bộ Đảng tại chung cư cao tầng

TTTĐ - Việc phát triển chi bộ tại khu chung cư đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ từ nhiều phía. Thực hiện tốt các giải pháp sẽ nâng cao chất lượng hoạt động, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi mặt đời sống xã hội, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Bài 4: Chi bộ Đảng trong xây dựng văn hóa đời sống Emagazine

Bài 4: Chi bộ Đảng trong xây dựng văn hóa đời sống

TTTĐ - Chi bộ 16 phường Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có gần 400 đảng viên sinh sống tại 4 tòa nhà: T18, Park 5, Park 6, Park 7 của khu Park Hill Times City. Số lượng cư dân ở các tòa nhà đều rất lớn với tổng 10.257 người. Đây vừa là thuận lợi vừa khó khăn triển khai các hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, với cách làm minh bạch, sáng tạo, Chi bộ 16 đã quy tụ lòng dân, xây dựng văn hóa đời sống, văn minh đô thị.
Bài 3: Bí thư chi bộ khéo gỡ rối Emagazine

Bài 3: Bí thư chi bộ khéo gỡ rối

TTTĐ - Nhiều người về hưu thường chọn nghỉ ngơi và không tham gia công tác xã hội nữa. Khi được hỏi tại sao lại tham gia, ông Thụ và bà Thoa cười, nói: "Đó cũng chính là điều mà chúng tôi luôn day dứt”. Hai Bí thư chi bộ tuổi ngoài 60 này luôn nhắc bản thân: "Mình phải đầu tàu gương mẫu. Bởi thứ nhất mình là đảng viên, hai nữa là Bí thư chi bộ nên càng phải đầu tàu, gương mẫu trong mọi công việc”.
Bài 2: Một buổi họp của chi bộ ở chung cư Emagazine

Bài 2: Một buổi họp của chi bộ ở chung cư

TTTĐ - Đúng 20h ngày 4/11/2024, 22/25 đảng viên ở Chi bộ Tổ 5 chung cư Homeland (quận Long Biên, Hà Nội) tập trung tại nhà cộng đồng, để họp thường kỳ (3 đảng viên trẻ phải đi công tác nên vắng mặt). Buổi sinh hoạt diễn ra nghiêm túc, đúng nguyên tắc, thủ tục, quy định từ 20h đến 21h30. Nội dung chính cuộc họp là kiểm điểm đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tháng 10, xác định các nhiệm vụ trọng tâm tháng 11/2024…
Bài 1: Nỗi niềm đảng viên chung cư cao tầng Emagazine

Bài 1: Nỗi niềm đảng viên chung cư cao tầng

TTTĐ - Những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, chung cư trở thành lựa chọn của nhiều người dân Thủ đô, nhất là các gia đình trẻ. Chi bộ Đảng tại các khu chung cư đóng vai trò hạt nhân chính trị, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân. Với sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, cư dân sẽ có nơi để chia sẻ, đóng góp ý kiến, cùng nhau giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng. Tại các chi bộ này, đảng viên cũng là lực lượng tiên phong trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh, hiện đại.
Một thương hiệu quốc gia “Đặc biệt” và “Khác biệt” MultiMedia

Một thương hiệu quốc gia “Đặc biệt” và “Khác biệt”

TTTĐ - Tại Trung Đông, có một thương hiệu Việt đã gắn bó với người dân gần 30 năm. Tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, một sản phẩm quen thuộc của Việt Nam có thể được mua ở nhiều siêu thị lớn nhỏ. Năm 2023, với định giá 3 tỷ đô la, thương hiệu này đã gây chú ý vì sự có mặt của mình trong Top 10 toàn cầu. Đó là một hành trình vừa “đặc biệt” vừa “khác biệt” của thương hiệu quốc gia - Vinamilk - để biến “giấc mơ sữa Việt” thành hiện thực và nâng tầm thương hiệu Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới.
Bài 1: Mở lối tìm người tài MultiMedia

Bài 1: Mở lối tìm người tài

TTTĐ - Minh chứng này được thể hiện rõ nét nhất tại Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành có thêm điều quy định việc thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc đưa nội dung mới này vào luật tiếp tục khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực và khát khao thu hút nhân tài của Hà Nội.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ Phòng cháy chữa cháy

Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ

TTTĐ - Thời gian qua, các lực lượng chức năng của TP Hà Nội đã quyết liệt vào cuộc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.
Xem thêm