Tag

Ứng dụng công nghệ 4.0 thúc đẩy phát triển giao thông xanh

Giao thông 04/05/2025 16:21
aa
TTTĐ - Để phát triển giao thông xanh, các chuyên gia cho rằng, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn các giải pháp từ chính sách, quy hoạch, hạ tầng, công nghệ... cùng việc sử dụng những công cụ hiện đại như AI và Big Data trong kiến tạo đô thị bền vững.
Nhiều người tham gia giao thông cố tình "quên" Nghị định 168 Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường liên xã Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

Tỉ lệ khí phát thải trong giao thông xấp xỉ 20%

Phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu, giao thông vận tải là một trong những hoạt động chủ yếu phát sinh khí nhà kính, đứng thứ 3 so với các ngành khác như năng lượng, nông nghiệp. Tỉ lệ khí phát thải trong giao thông là xấp xỉ 20%.

Để thúc đẩy phát triển giao thông xanh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 876/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê tan của ngành giao thông vận tải, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ứng dụng công nghệ 4.0 thúc đẩy phát triển giao thông xanh
Giao thông vận tải là một trong những hoạt động chủ yếu phát sinh khí nhà kính

Cùng với đó, hướng trọng tâm phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia điện khí hóa, phát triển cảng xanh và lộ trình chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện và năng lượng xanh.

Tại Hà Nội, UBND TP đã ban hành quyết định về triển khai “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn”. Trong đó đặt ra mục tiêu: Năm 2025 chuyển đổi xe buýt sử dụng năng lượng sạch đạt 5% và dự kiến đến năm 2035, tỷ lệ chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt 100%...

Hiện các tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch từ giao thông cá nhân sang hệ thống công cộng xanh. Dù còn nhiều vướng mắc về kết nối trung chuyển, đường sắt đô thị vẫn được xác định là “xương sống” trong chiến lược giao thông thông minh của Thủ đô.

Một hướng tiếp cận hiệu quả khác là phát triển mô hình TOD - đô thị định hướng giao thông công cộng. Mô hình này tổ chức không gian đô thị theo trục giao thông chính, tập trung dân cư, thương mại, dịch vụ quanh nhà ga, bến xe buýt, góp phần tăng mật độ sử dụng phương tiện công cộng, giảm xe cá nhân và ùn tắc. TOD giúp tăng cường kết nối giao thông xanh, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế và nâng cao giá trị bất động sản.

Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
Các tuyến đường sắt đô thị đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch từ giao thông cá nhân sang hệ thống công cộng xanh

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi còn gặp nhiều rào cản. Hạ tầng giao thông công cộng thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo kết nối liên thông. Thói quen sử dụng xe cá nhân phổ biến, đặc biệt là xe máy và ô tô, dẫn tới tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm và cản trở tiến trình xanh hóa đô thị.

Theo TS Lê Xuân Trường (Khoa Vận tải - Kinh tế, Trường Đại học Giao thông vận tải), thách thức lớn nhất với hệ thống giao thông vận tải là vấn đề tối ưu hóa mạng lưới, thiếu nguồn lực tài chính để triển khai thực hiện các mục tiêu. Để đạt mức phát thải phương tiện thấp hơn đòi hỏi cần phải đầu tư chuyển đổi sang các phương tiện có tiêu chuẩn khí thải cao hơn, gây áp lực chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.

Khi chuyển đổi phương tiện sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện cũng đối mặt với thách thức. Đơn cử, với doanh nghiệp vận tải hành khách, chi phí đầu tư xe buýt 30 chỗ ngồi chạy diesel khoảng 2 tỷ đồng trong khi xe chạy điện có giá gần gấp đôi (khoảng 3,9 tỷ đồng).

Không những thế, các doanh nghiệp phải đầu tư trạm sạc cho các điểm đầu - cuối cho xe buýt điện. Ngoài ra vấn đề chi phí để xử lý pin khi hết thời hạn sử dụng cũng là vấn đề đặt ra…

Ứng dụng AI, tối ưu hóa các nút giao thông

Các chuyên gia cho rằng, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hình thành các trung tâm điều hành giao thông thông minh, tăng cường chuyển đổi xanh phương tiện tham gia giao thông… là những giải pháp cần được đẩy mạnh triển khai.

GS.TS Lê Hùng Lân - Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, Chi Hội trưởng Chi hội Tự động hóa giao thông vận tải và logistics cho rằng, muốn phát triển giao thông xanh cần thực hiện triển khai đồng bộ nhiều giải pháp: hạ tầng xe đạp; nhiên liệu tổng hợp; giao thông công cộng; nhiên liệu sinh học; nhiên liệu hydro, logistics hiệu quả, nhiên liệu bền vững; quy hoạch đô thị; di chuyển thông minh; xe điện và hạ tầng xe điện...

Ứng dụng công nghệ 4.0 thúc đẩy phát triển giao thông xanh
GS.TS Lê Hùng Lân - Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, Chi Hội trưởng Chi hội Tự động hóa giao thông vận tải và logistics

Theo TS Lê Xuân Rao - Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, muốn phát triển giao thông xanh vấn đề tiên quyết phải giải quyết được bài toán hạ tầng cơ sở, giảm các phương tiện giao thông cá nhân. Những định hướng nghiên cứu từ năm 1945 đến nay vẫn có giá trị, trong đó, việc ứng dụng AI giúp tối ưu hóa các nút giao thông.

“Hà Nội đã thúc đẩy phát triển được 2 tuyến đường sắt cao tốc, các tuyến đường bộ với hạ tầng cơ sở hiện tại vẫn đang sử dụng, vì vậy để tối ưu hóa nhịp đèn giao thông trên các nút giao thông, chúng ta phải tính đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Phấn đấu đến năm 2027, Hà Nội sẽ phát triển thêm các tuyến đường sắt cao tốc để giảm ùn tắc cục bộ”, ông Rao nêu quan điểm.

Hiện, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã ứng dụng AI và đạt được hiệu quả rất cao trong quản lý, vận hành, phát triển giao thông xanh, bền vững. Ví dụ như Singapore - quốc gia đầu tiên số hóa hoàn toàn ngành cung cấp nhiên liệu hàng hải, sử dụng AI để phân tích dữ liệu từ chứng từ giao nhận nhiên liệu điện tử, giúp phát hiện gian lận và tự động giám sát lượng nhiên liệu cung cấp.

Tokyo (Nhật Bản) đã ứng dụng AI để phân tích dữ liệu từ camera trên các tuyến đường, đặc biệt tại các khu vực có mật độ phương tiện cao như điểm du lịch và đường cao tốc, giúp giảm bớt hoặc thậm chí ngăn chặn ùn tắc giao thông.

Điều đó cho thấy, tương lai của đô thị thông minh không chỉ nằm ở sự phát triển công nghệ mà còn ở cách chúng ta sử dụng những công cụ hiện đại như AI và Big Data để kiến tạo đô thị bền vững. Sự kết nối giữa con người với công nghệ, sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng là yếu tố then chốt quyết định thành công trong hành trình kiến tạo đô thị thông minh, xanh, phát triển bền vững.

Đọc thêm

Đảm bảo an toàn giao thông, “đón” người dân quay trở lại Thủ đô Nhịp điệu cuộc sống

Đảm bảo an toàn giao thông, “đón” người dân quay trở lại Thủ đô

TTTĐ - Hôm nay (4/5) là ngày nghỉ lễ cuối cùng, dự báo sẽ có hàng triệu người dân từ khắp các tỉnh thành lại đồng loạt trở về Thủ đô để bắt nhịp với công việc và cuộc sống thường nhật. Để người dân di chuyển thuận lợi, an toàn, Công an thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng và triển khai các phương án đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trở về Thủ đô.
Ngày 3/5, xử lý 1.836 trường hợp vi phạm nồng độ cồn Giao thông

Ngày 3/5, xử lý 1.836 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - Ngày 3/5, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 1.836 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông cuối đợt nghỉ lễ Giao thông

Tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông cuối đợt nghỉ lễ

TTTĐ - Dù còn nghỉ lễ đến hết ngày mai nhưng từ hôm nay (3/5), nhiều người đã bắt đầu trở lại các thành phố lớn. Tại Hà Nội, lực lượng chức năng đang tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ.
Đề xuất điều chỉnh giờ tàu, đáp ứng nhu cầu đi lại sau sáp nhập Nhịp điệu cuộc sống

Đề xuất điều chỉnh giờ tàu, đáp ứng nhu cầu đi lại sau sáp nhập

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đề xuất Bộ Xây dựng và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam xem xét điều chỉnh khung giờ tàu tại ga Đông Hà và ga Đồng Hới, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của cán bộ, người dân sau sáp nhập.
Đắk Lắk đẩy nhanh tiến độ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột Giao thông

Đắk Lắk đẩy nhanh tiến độ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

TTTĐ - UBND tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực tháo gỡ những vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB) và các thủ tục liên quan, nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Ngày 2/5, xử lý hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn Giao thông

Ngày 2/5, xử lý hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - Theo báo cáo, trong ngày 2/5, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 22 người, bị thương 44 người. Đặc biệt, lực lượng chức năng xử lý hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
28 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày 1/5 Giao thông

28 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày 1/5

TTTĐ - Ngày 1/5 cũng là ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2025, toàn quốc ghi nhận 28 trường hợp tử vong vì tai nạn giao thông.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Giao thông

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Bến xe, nhà ga nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ đầu tiên Giao thông

Bến xe, nhà ga nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

TTTĐ - Đợt nghỉ Lễ 30/4 và Quốc tế lao động (1/5), người dân được nghỉ 5 ngày liên tục, dự báo lượng hành khách và phương tiện hoạt động tại các đầu mối giao thông tại TP Hồ Chí Minh tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Xúc động đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại ga Đà Nẵng trưa 30/4 Giao thông

Xúc động đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại ga Đà Nẵng trưa 30/4

TTTĐ – Hai đoàn tàu Thống Nhất khởi hành từ 2 đầu đất nước gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4, trở thành biểu tượng của hòa bình, của khát vọng độc lập dân tộc và niềm vui toàn thắng, sum họp.
Xem thêm