Ứng dụng công nghệ để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
Tìm giải pháp để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm TTTĐ - Nhằm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc trước tình trạng giá lợn hơi, gia cầm, con giống đang giảm cũng như tình trạng ... |
Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Cường, nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; GS. TS. Đậu Ngọc Hào, Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam; TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam; GS.TS Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam…
Hội nghị đã thu hút các đại biểu là những nhà khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên toàn quốc |
Phát biểu tại chương trình, GS.TS. Nguyễn Thị Lan cho biết: “Phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn là việc triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, thủy sản và lâm nghiệp. Đây là hướng đi chủ đạo để ngành chăn nuôi nước nhà phát triển bền vững thời gian tới, nhất là trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nguồn tài nguyên dần hạn hẹp và nguy cơ ô nhiễm môi trường chăn nuôi vẫn hiện hữu. Thực tế đã chứng minh rằng nhiều địa phương đã thành công trong việc áp dụng mô hình chăn nuôi tuần hoàn 4F (Feed, Farm, Food, Fertilizer: Trồng trọt - thực phẩm – chăn nuôi – phân bón).
Tôi hy vọng rằng, Hội nghị sẽ thảo luận và nhận được nhiều ý kiến chia xẻ, phản biện và đưa ra được các định hướng chính về công tác đào tạo, nghiên cứu, quy hoạch, tổ chức sản xuất ngành chăn nuôi và thú y, đáp ứng tốt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045”. GS. TS Nguyễn Thị Lan chia sẻ.
GS.TS. Nguyễn Thị Lan phát biểu khai mạc Hội nghị |
Hội nghị “Chăn nuôi – Thú y toàn quốc lần thứ 5” nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chăn nuôi, các hiệp hội và các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực chăn nuôi, thú y gặp gỡ, trao đổi các kết quả nghiên cứu và thành tựu khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, Hội nghị sẽ thảo luận định hướng cho sự phát triển ngành chăn nuôi và thú y trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Ngoài các chủ đề được trao đổi trong Hội nghị như: Khoa học công nghệ về lợn; khoa học công nghệ về gia cầm; Khoa học công nghệ về gia súc nhai lại; Khoa học công nghệ về thú cưng… còn nhiều hoạt động bên lề cũng được triển khai: Triển lãm khoa học công nghệ; thảo luận về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chăn nuôi, thú y; tuyển dụng và giao lưu giữa doanh nghiệp với sinh viên và cựu sinh viên.
Phòng thí nghiệm (PTN) trọng điểm công nghệ sinh học thú y trực thuộc Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012. Hiện nay PTN tọa lạc trong khuôn viên 5ha của Bệnh viện Thú y với đầy đủ cở sở vật chất đồng bộ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ và chuyển giao KHKT. Với 2 khu PTN đảm bảo ATSH cấp 2 và ATSH cấp 3. Nhà nuôi động vật lớn và nhà nuôi động vật nhỏ cấp 2 và cấp 3. Khu đốt xác và trạm xử lý nước thải đồng bộ. Phòng có đội ngũ cán bộ - nhân viên năng động, sáng tạo và giàu kinh nghiệm, được đạo tạo từ các nước có nền KHCN tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc... cùng với những trang thiết bị hiện đại như máy phân tích khối phổ MALDI-TOF, Máy giải trình tự gen ABI 3500, máy Realtime PCR - CFX Opus...Phòng thí nghiệm đã và đang khẳng định được vị trí trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và dịch vụ thú y. Năm 2012, phòng thí nghiệm đạt được chứng nhận ISO 17025:2005 với 30 chỉ tiêu được công nhận. Trong quá trình phát triển phòng thí nghiệp không ngừng nỗ lực xây dựng, hoàn thiện, cải tiến các quy trình kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và chẩn đoán xét nghiệm. Đến năm 2020 PTN đã đạt được chứng nhận ISO 17025:2017 với 94 chỉ tiêu được công nhận. |