Tag

“Uống nước nhớ nguồn” - mạch truyền thống ứng xử của người Hà Nội

Người Hà Nội 26/07/2021 17:03
aa
TTTĐ - Năm nay, Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, dịp để Hà Nội và cả nước tri ân những người đã ngã xuống, những người để lại một phần thân thể mình nơi chiến trường diễn ra đúng dịp dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Dù vậy, với mạch nguồn truyền thống ứng xử có trước có sau, người Hà Nội vẫn “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện tấm lòng của mình với tiền nhân bằng những việc làm cụ thể, ý nghĩa.
Người Hà Nội đền ơn đáp nghĩa bằng cả tấm lòng và trái tim

Còn nhớ những năm trước, cứ mỗi dịp tháng tri ân - tháng bảy về, tại khắp các đài tưởng niệm liệt sĩ ở Hà Nội hầu như lúc nào cũng có khách viếng thăm. Khi thì là các buổi tri ân các anh hùng liệt sĩ hi sinh vì đất nước của các cựu chiến binh, lúc là các buổi học tập “uống nước nhớ nguồn” của Đảng bộ và Nhân dân, khi thì các bạn đoàn viên thanh niên đến dọn dẹp, làm mới, làm sạch tượng đài. Có những buổi các trường mầm non còn đưa các cháu bé đến đây, trước là viếng mộ liệt sĩ, sau là để dạy các con về truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng.

Dù với hình thức trực tiếp hay trực tuyến, những ngọn nến vẫn sáng lên tấm lòng hướng về người có công với Tổ quốc
Dù với hình thức trực tiếp hay trực tuyến, những ngọn nến vẫn sáng lên tấm lòng hướng về người có công với Tổ quốc

Truyền thống đó không chỉ được duy trì, tiếp nối trong suốt chiều dài phát triển của đất nước mà còn tiếp tục được nhân lên, phát triển trong thời hiện đại. Là một đất nước tươi đẹp, vị trí địa lí thuận lợi, nhiều sản vật quý hiếm, Việt Nam vốn chịu cảnh “sớm chắn bão giông chiều ngăn nắng lửa” như trong một câu hát. Mấy nghìn năm dựng nước đi đôi với giữ nước đã khiến máu xương của bao thế hệ đổ xuống để bảo vệ nền hòa bình, độc lập cho dân tộc mình.

Có được cuộc sống thanh bình, yên ấm và đầy đủ như ngày hôm nay, ai trong số chúng ta cũng đều hiểu nền hòa bình không đến một cách dễ dàng. Bởi thế, sự hi sinh máu xương của các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ đi trước sẽ được con cháu người Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn.

Trong những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc gần đây, cũng như khắp dải đất hình chữ S, có bao nhiêu người con Hà Nội đã ra đi và mãi mãi không về. Máu xương họ có khi còn nằm lại đâu đó ở miền quê hẻo lánh, ở biên giới xa xôi hay có khi cả ở bên nước bạn. Nỗi xót thương chưa nguôi khi nhiều ngôi nhà của Thủ đô còn treo ảnh liệt sĩ. Có những người may mắn được trở về với gia đình nhưng một phần cơ thể họ đã khuyết thiếu với bao vết thương còn nhức nhối trong người.

“Uống nước nhớ nguồn” - mạch truyền thống ứng xử của người Hà Nội

Dù ở nơi nhà cửa san sát, phố phường chật hẹp nhưng mỗi phường ở Thủ đô đều có những nhà bia tưởng niệm liệt sĩ hay các đài tưởng niệm liệt sĩ. Những công trình này hoặc nhỏ bé hoặc bề thế nhưng đều trang trọng và đều khiến người dân mỗi khi qua đây kính cẩn nghiêng mình. Điều đặc biệt là, rất nhiều gia đình thường đưa con cháu tới đây để giáo dục truyền thống gia đình, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, toàn thành phố giãn cách để đảm bảo phòng, chống dịch, những ngày này, tại những địa điểm tri ân anh hùng liệt sĩ, chúng ta không còn nhìn thấy những hình ảnh rất đẹp khi cả gia đình nhiều thế hệ đến để quét dọn, dâng hương hoa và tưởng nhớ người đã khuất.

Vì dịch bệnh, hoạt động thăm hỏi các gia đình có bà mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ và thương binh khắp Hà Nội do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn thể đều thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mình được tổ chức từ trước đó hoặc chuyển sang hình thức khác phù hợp hơn. Hoạt động “Thắp nến tri ân” do Trung ương Đoàn, Thành đoàn Hà Nội nhiều năm nay tổ chức đã tạo được hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong hàng ngàn đoàn viên, thanh niên Thủ đô cũng được thay đổi, thể hiện sự linh hoạt đáp ứng tình hình dịch bệnh nhưng vẫn thiết thực, ý nghĩa.

Theo đó, vào 19h ngày 26/7, đoàn viên, thanh niên tham gia đăng ảnh "Thắp nến tri ân" trên trang mạng xã hội cá nhân nhằm tạo hiệu ứng truyền thông, lan tỏa rộng rãi tinh thần "Đền ơn đáp nghĩa - Uống nước nhớ nguồn".

“Uống nước nhớ nguồn” - mạch truyền thống ứng xử của người Hà Nội
Trường ca "Chư Tan Kra mây trắng" của nhà thơ Lữ Thị Mai

Kinh phí vận động được từ chương trình sẽ được dùng mua nến thắp tại các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia trong lễ thắp nến tri ân đồng loạt trên cả nước vào tối 26/7; Hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà tình nghĩa cho những người có công với cách mạng.

Chương trình nhằm thể hiện tình cảm, lòng tri ân sâu sắc của tuổi trẻ với các anh hùng, liệt sĩ, đồng thời góp phần bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Vậy là, dù thắp nến dâng hương tại nghĩa trang hay tổ chức trực tuyến, những ngọn nến, những nén tâm nhang vẫn biểu thị lòng biết ơn vô bờ bến, nỗi xúc động, tự hào, xót thương trước sự hi sinh của thế hệ đi trước với hòa bình của non sông đất nước. Điều đó cho thấy, tình cảm này luôn thường trực trong trái tim người trẻ. Bằng hình thức này hay hình thức khác, họ vẫn đang “ăn quả nhớ người trồng cây”, tưởng nhớ công lao người đi trước, tiếp bước lý tưởng của họ với những việc làm cụ thể như ý thức hơn trong phòng chống dịch, tham gia đoàn công tác tình nguyện vào những nơi tâm dịch, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc…

Trong khi đó, những ngày này, biết bao tác phẩm văn học nghệ thuật vẫn tiếp tục ra đời, được công bố để nhắc nhớ thế hệ trẻ ngày nay không quên máu xương cha ông đã đổ xuống giành lấy hòa bình cho dân tộc. Đó là trường ca “Mênh mông miền Trung” của thi sĩ Ngọc Lê Ninh. Đó là trường ca “Chư Tan Kra mây trắng” của nhà thơ trẻ Lữ Thị Mai; Hay MV “Màu hoa chiến công” của Á hậu, nhà thơ Hoàng Thị Trang Viên, MV “Chờ” nói về tâm trạng người vợ chờ đợi người lính đi chiến trường mãi không về của Lương Ngọc Diệp…

“Uống nước nhớ nguồn” - mạch truyền thống ứng xử của người Hà Nội
MV "Màu hoa chiến công" của Hoàng Thị Trang Viên

Những tác phẩm ấy vừa đúng dịp bày tỏ lòng tri ân, luôn nhớ về nỗi đau thương mất mát của chiến tranh, công lao của thế hệ đi trước vừa góp thêm phần bồi đắp lòng yêu nước, khơi dậy lý tưởng cống hiến, hi sinh cho Tổ quốc trong mỗi người.

Như vậy, có thể thấy, dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động không thể diễn ra như bình thường song mạch ngầm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” vẫn chảy dạt dào và bền bỉ trong huyết quản mỗi người Hà Nội. Yêu nước, thương nguồn, đó là một phẩm chất không thể thiếu của một người Thủ đô văn minh thanh lịch hôm nay.

Đó cũng là lối ứng xử “có trước có sau” của cư dân thành phố này. Điều đó càng khiến chúng ta có cơ sở vững chắc rằng nét thanh lịch văn minh, lối ứng xử đậm đà tình nghĩa vẫn là dòng chảy chủ đạo để hướng Hà Nội tới tương lai.

Khám phá những quan điểm mới của nhà sử học xuất sắc nhất châu Âu hiện nay qua cuốn Khám phá những quan điểm mới của nhà sử học xuất sắc nhất châu Âu hiện nay qua cuốn "Utopia"
Hộp kịch nổi tiếng của nghệ thuật Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam Hộp kịch nổi tiếng của nghệ thuật Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam
Trải nghiệm sức mạnh thay đổi cuộc đời từ việc tin tưởng bản thân Trải nghiệm sức mạnh thay đổi cuộc đời từ việc tin tưởng bản thân

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Xem thêm