Ưu tiên phân bổ vốn nhằm hỗ trợ mạnh mẽ ngành lâm, thủy sản
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cho ngành lâm, thủy sản |
Tại Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD” do Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 12/4, đại diện Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank), Phó Tổng giám đốc Hà Huy Cường chia sẻ: Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vốn là một trong năm lĩnh vực ưu tiên trong hoạt động cấp tín dụng, do đó, việc thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực lâm sản, thủy sản nói riêng là mục tiêu và trách nhiệm chung của toàn xã hội, toàn ngành Ngân hàng nói chung và của Nam A Bank nói riêng.
Theo định hướng phát triển từ NHNN trong việc hỗ trợ ngành nông, lâm thủy hải sản phát triển một cách ổn định, bền vững và vượt qua các thách thức cũng như khó khăn của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, Nam A Bank đã chủ động và phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và ngành lâm sản, thủy sản nói riêng, góp phần giữ vững được thị trường và thị phần đối với ngành nghề có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Hà Huy Cường - Phó Tổng giám đốc Nam A Bank chia sẻ tại Hội thảo |
Mặc dù, đối mặt nhiều khó khăn và thách thức nêu trên, tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản thu về gần 10 tỉ USD.
Để đạt được kết quả ấn tượng này, ngành ngân hàng đã đồng hành và sát sao trong hoạt động kinh doanh cùng doanh nghiệp, đưa ra nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp.
Trong đó, Nam A Bank là một trong những Ngân hàng thương mại được NHNN ưu tiên lựa chọn và đã rất tích cực, sẵn sàng tham gia cung ứng vốn, dịch vụ kịp thời và đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng theo chuỗi giá trị liên kết ngành với mức lãi suất rất ưu đãi.
Việc triển khai gói tín dụng 15.000 tỉ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản theo Công văn số 5631/NHNN-TD ngày 14.07.2023 của NHNN Việt Nam đã có kết quả rất tích cực; trong chưa đầy một năm nhưng đã giải ngân hết toàn bộ gói 15.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi giảm từ 1%-2% so với lãi suất cho vay bình quân của các NHTM tham gia.
Nhằm tiếp tục phát huy kết quả tích cực nêu trên đồng thời góp phần chung tay hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản, thủy sản vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển, Nam A Bank đã và đang tiếp tục ưu tiên thực hiện nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi, liên kết và hỗ trợ quyết liệt cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông lâm và thủy sản trong giai đoạn sắp tới nhằm giúp các khách hàng tiếp tục ổn định và phát triển kinh doanh trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và giữ vững thị phần xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Ngay khi NHNN ban hành Công văn số 5631/NHNN-TD ngày 14.7.2023 về việc triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản; qua hơn 08 tháng triển khai chương trình, Nam A Bank đã được nhiều kết quả nổi bật.
Định hướng kinh doanh trọng tâm của Nam A Bank là tiếp tục tập trung nghiên cứu chuyên sâu, thiết kế và xây dựng các gói giải pháp, dịch vụ tài chính cho chuỗi giá trị ngành trên cơ sở lấy yếu tố quản lý công nghệ làm trung tâm, từ đó giúp gia tăng lợi ích toàn diện cho tất cả các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị ngành lâm, thủy sản đồng thời hỗ trợ tối đa cho ngành nông lâm thủy sản phát triển xuyên suốt và bền vững.
Nam A Bank đã dần hình thành và thí điểm triển khai thành công gói giải pháp sản phẩm dịch vụ cho chuỗi giá trị ngành thủy sản theo mô hình khép kín, trong đó lấy thế mạnh liên kết các chủ thể trong chuỗi giá trị ngành và công nghệ quản lý hiện đại làm trung tâm.
Các đối tác liên kết trong chuỗi giá trị được lựa chọn với nền tảng công nghệ hiện đại giúp bảo quản các sản phẩm xuất khẩu theo chuẩn mực xuất khẩu cao nhất và quản lý hoàn toàn tự động bằng robot.
Các quy trình quản lý và bảo quản, xuất và nhập hàng hóa đông lạnh chờ xuất khẩu đều được được nghiên cứu và thiết kế hoàn toàn tự động trên hệ thống mà không sử dụng các loại giấy tờ như truyền thống, góp phần mang lại hiệu quả và giá trị gia tăng lớn hơn cho các khách hàng trong chuỗi giá trị ngành.
Ngoài ra, việc số hóa các quy trình cũng mang lại các lợi ích cho cả ngân hàng và Khách hàng trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành, cụ thể như sau: Những lợi ích mang lại đối với Khách hàng: Tối ưu chi phí vận hành và quản lý chất lượng hàng thuỷ sản dự trữ đông lạnh để xuất khẩu; cơ hội mở rộng quy mô và đảm bảo giá trị, chất lượng hàng tồn kho, từ đó gia tăng cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận của khách hàng; mở rộng quan hệ với các đối tác trong chuỗi giá trị ngành thuỷ sản nhằm tiếp cận và lựa chọn các giải pháp tối ưu và phù hợp; hướng đến sử dụng các cộng nghệ quản lý sản phẩm hiện đại trên thế giới và theo xu hướng xanh hoá.
Những lợi ích mang lại đối với Nam A Bank: Tiên phong xây dựng và mang đến khách hàng giải pháp trên nền tảng công nghệ hiện đại và số hóa, từ đó, gia tăng mức độ hài lòng của cho khách hàng khi giao dịch tại Nam Á Bank; cung cấp giải pháp đảm bảo chất lượng và giá trị hàng hoá thuỷ sản cao nhất cho khách hàng, gia tăng uy tín cho khách hàng trên thị trường xuất khẩu; tạo lập cơ hội gia tăng quy mô kinh doanh cho khách hàng thông qua các gói giải pháp sản phẩm dịch vụ chuyên biệt của ngành thuỷ sản; từ đó, hiệu quả kinh doanh theo ngành của ngân hàng cũng sẽ tăng lên với sự hài lòng của khách hàng ngày càng cao.
Về chương trình cấp tín dụng ưu đãi đối với ngành lâm, thủy sản năm 2024, hiện Nam A Bank đang tài trợ cho vay ưu đãi dành cho các khách hàng theo chuỗi giá trị ngành thủy sản với lãi suất cho vay ưu đãi với tổng hạn mức tín dụng đã cấp tương đương hơn 5.000 tỉ đồng.
Theo định hướng của NHNN Việt Nam trong Công văn số 1813/NHNN-TD ngày 11.3.2024 về việc tiếp tục triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản, Nam Á Bank cam kết sẽ tiếp tục trọng tâm và ưu tiên tham gia tài trợ cấp tín dụng và giải ngân mạnh cho các khách hàng trong ngành kinh tế lâm, thủy sản.
Trong năm 2023, nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh kinh tế thế giới nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đơn hàng sụt giảm.
Tuy nhiên, Nam Á Bank vẫn ưu tiên phân bổ nguồn lực về vốn nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành lâm thủy sản theo định hướng từ NHNN.
Với kết quả tích cực năm 2023 và định hướng tiếp tục hỗ trợ ngành lâm thủy sản của NHNN năm 2024 theo Công văn số 1813/NHNN-TD ngày 11.3.2024 của NHNN, Nam A Bank cam kết sẽ tiếp tục ưu tiên trọng tâm và đồng hành trong việc triển khai cấp tín dụng cho các khách hàng ngành lâm thủy sản một cách kịp thời và hiệu quả.
Phó Tổng giám đốc Nam A Bank nhấn mạnh, ngân hàng luôn ưu tiên phân bổ nguồn lực về vốn nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành lâm, thủy sản |
Từ kết quả đã đạt được và thực tiễn quá trình thực hiện cho vay trên, Phó Tổng giám đốc Nam A Bank cho biết ngân hàng đã có một số bài học kinh nghiệm và chia sẻ như sau:
Thứ nhất, tích cực hưởng ứng và tham gia mạnh mẽ trên tinh thần chỉ đạo cũng như tạo điều kiện của NHNN, các Ban, ngành liên quan để phối hợp triển khai chương trình một cách nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lâm, thủy sản.
Thứ hai, am hiểu thực trạng, nhu cầu và mối quan tâm các hộ sản xuất, nuôi trồng thủy sản và doanh nghiệp chế biến thủy sản để từ đó nghiên cứu, xây dựng các gói giải pháp sản phẩm dịch vụ phù hợp theo từng nhóm chân dụng khách hàng.
Về thực trạng các hộ sản xuất, nuôi trồng thủy sản: Mô hình nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ còn nhiều, chủ yếu theo hình thức quảng canh và gặp khó khăn về vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ lao động trong khi còn thiếu các tổ chức đại diện (hợp tác xã, tổ hợp tác) có năng lực.
Do quy mô nuôi nhỏ, manh mún và chủ yếu thực hành theo kinh nghiệm lâu đời, thiếu trình độ khoa học kỹ thuật nên các hộ nuôi trồng gặp rất nhiều khó khăn như: Chi phí cao do không kiểm soát được các vấn đề về chất lượng con giống, nước, thức ăn.
Việc kiểm soát chất lượng con giống là một thành tố có vai trò quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi. Không đủ vốn để sản xuất trong khi khó tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ. Về thực trạng doanh nghiệp chế biến thủy sản: Ngoài một số doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, máy móc thiết bị và kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong thị trường thì tình trạng chung là doanh nghiệp gặp khó khăn như: Quy mô nhỏ, thiếu vốn và kỹ thuật. Tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng đạt khoảng 35%, còn lại khâu chế biến thủy sản chủ yếu là ở dạng nguyên liệu, sơ chế, bán thành phẩm.
Để chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, cần nhiều lao động có tay nghề, nguồn vốn lớn và thiết bị công nghệ mới trong khi sản lượng thấp hơn, phân khúc khách hàng nhỏ hẹp, khâu bảo quản có nhiều rủi ro.
Khả năng tự chủ về nguyên liệu chế biến của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu được cung cấp từ những nguồn nhỏ lẻ, đặc biệt là đối với ngành tôm, do quy trình nuôi trồng thủy sản phức tạp, tốn kém chi phí, rủi ro cao và thâm dụng đất sản xuất, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiềm lực về vốn lớn và năng lực quản lý hiện đại.
Để giữ vững và phát huy các kết quả đã thực hiện được cũng như để giải quyết những tồn tại trong việc phát triển các doanh nghiệp lâm, thủy sản theo liên kết chuỗi, Nam A Bank xin đề xuất, kiến nghị như sau:
Ưu tiên hoàn thiện định hướng và khung pháp lý nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển theo chuỗi giá trị ngành liên kết.
Xác định mô hình chuỗi liên kết giá trị phù hợp và hiệu quả trong ngành lâm thủy sản, trong đó khuyến khích sự liên kết và kết nối các doanh nghiệp và hộ sản xuất, nhằm hướng đến đảm bảo chất lượng sản phẩm, chi phí cũng như lợi nhuận của các bên.
Ngoài ra, mô hình chuỗi ưu tiên hướng đến hàm lượng công nghệ cao, hiện đại và phù hợp xu hướng xanh hóa.
Tăng cường năng lực của các mắt xích trong chuỗi liên kết giá trị thông qua các chính sách khuyến khích hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách tài chính, có giải pháp liên hoàn trong quản lý và kiểm soát chặt chẽ tất cả khâu trong chuỗi, từ nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm khắc phục các mối nguy tiềm ẩn, giảm tối đa rủi ro trong quá trình sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Về khuyến nghị chính sách tài chính đối với hộ sản xuất, nuôi trồng: Hỗ trợ vốn, tín dụng cho sản xuất, ưu đãi lãi suất cho vay, kéo dài thời hạn cho vay để người sản xuất/nuôi trồng đầu tư cơ sở hạ tầng cho hoạt động nuôi trồng và đảm bảo tiến độ giải ngân.
Cung cấp kinh phí đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức nuôi thủy sản sạch, phổ biến các quy định, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm để từng bước nâng cao năng lực sản xuất. Đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, khuyến khích doanh nghiệp tăng cường tính chủ động thông qua các chính sách tài chính hỗ trợ như ưu đãi tín dụng; ưu đãi thuế nhập khẩu đối với những công nghệ hiện đại, thiết bị tân tiến để phát triển công nghiệp chế biến, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Tăng cường tính minh bạch, đầy đủ về thông tin thị trường, đặc biệt là về cung, cầu và giá cả cũng như các quy định về chất lượng sản phẩm, có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và hộ sản xuất, đặc biệt là khi họ tham gia vào chuỗi liên kết giá trị và có hợp đồng ràng buộc về giá, thời gian, số lượng giao hàng... Hỗ trợ các địa phương/doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng/chế biến công nghệ cao, giảm phát thải... nhằm hướng đến nền kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.
Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, tăng vốn mạnh mẽ TTTĐ - Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HoSE) vừa được tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s ... |
Nam A Bank phát triển bền vững với “số” và “xanh” TTTĐ - Sáng 29/3, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - HoSE: NAB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông ... |
Đại hội đồng cổ đông Nam A Bank đặt nhiều quyết sách chiến lược TTTĐ - Ngày 29/3, Nam A Bank (mã NAB - HoSE) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm ... |
Nam A Bank kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao TTTĐ - Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HoSE) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. ... |