Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cho ngành lâm, thủy sản
Agribank dành 8.000 tỉ đồng hỗ trợ ngành lâm, thủy sản xuất khẩu |
Ngày 12/4, Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD”.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, ngành ngân hàng luôn xác định nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành lâm sản, thủy sản là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn và đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này, cũng như hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chính sách khuyến khích tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua tái cấp vốn hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi của cá nhân vay vốn trong lĩnh vực này.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã trình Chính phủ ban hành riêng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ với nhiều cơ chế đặc thù cho các đối tượng vay vốn thuộc lĩnh vực này.
Bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước). |
Căn cứ tình hình thực tiễn, năm 2023 sang đầu năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều văn bản, tổ chức các hội nghị, buổi làm việc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tập trung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực lúa gạo, cà phê, thuỷ sản, lâm sản; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các ngành này tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh (duy trì hạn mức tín dụng đã cấp, giảm lãi suất cho vay, miễn giảm các loại phí dịch vụ, linh hoạt trong việc áp dụng cơ chế bảo đảm tiền vay, đa dạng hóa các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp).
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, kết quả cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt nhiều kết quả khả quan với trên 90 tổ chức tín dụng và gần 1.100 Quỹ Tín dụng Nhân dân tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 12/2023, quy mô tín dụng đã lên đến 3,3 triệu tỷ đồng, tăng 11,56% so với 2022 và chiếm 24,29% tổng dư nợ nền kinh tế với trên 14,3 triệu khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ ngành thuỷ sản đạt 236.624 tỷ đồng, tăng 12,26%, chiếm gần 7,2% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn toàn quốc; dư nợ cho vay ngành lâm sản đạt 204.813 tỷ đồng, tăng trên 35% và chiếm 6,2% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn toàn quốc.
Theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, trong năm qua, ngành lâm sản, thủy sản cũng đặc biệt nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng trong việc đảm bảo các chính sách cho người dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành hàng này.
Nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp lâm sản và thủy sản phục hồi và phát triển sản xuất trong thời gian tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét việc nâng quy mô Chương trình tín dụng 15.000 tỷ đồng để trở thành gói 30.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản và đã nhận được sự đồng thuận của các ngân hàng thương mại.
Đến nay, các ngân hàng thương mại đã hoàn thành việc đăng ký nâng quy mô và tiếp tục giải ngân cho vay với doanh số lũy kế trên 17.500 tỷ đồng, đạt 58,3% tổng doanh số cam kết cho vay Chương trình gói 30.000 tỷ đồng với trên 6.500 lượt khách hàng vay vốn.
Trong đó, doanh số cho vay đối với ngành hàng thủy sản đạt trên 13.000 tỷ đồng, chiếm 74,3% tổng doanh số cho vay với trên 5.000 lượt khách hàng vay vốn, đối với ngành hàng lâm sản đạt trên 4.450 tỷ đồng, chiếm 25,7% tổng doanh số cho vay với trên 1.460 lượt khách hàng vay vốn.
Theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, để tiếp tục đồng hành cùng ngành lâm sản, thủy sản, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục ưu tiên cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp thuộc các ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực.
Đồng thời, ngành ngân hàng cũng sẽ tích cực triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để tháo gỡ, tạo điều kiện cho khách hàng, trong đó có khách hàng thuộc lĩnh vực lâm sản, thủy sản đang gặp khó khăn được kéo dài thời gian trả nợ mà không bị chuyển nhóm nợ xấu và được tiếp cận các khoản vay mới nhằm khôi phục và ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, bà Phạm Thị Thanh Tùng cũng đề nghị các doanh nghiệp lâm, thủy sản cần cơ cấu lại hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh, chủ động năm bắt thông tin về thị trường, xây dựng phương án/dự án sản xuất kinh doanh khả thi; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm; đồng thời chủ động tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ, yêu cầu chất lượng sản phẩm, chính sách thương mại của các nước khi doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường, tăng cường tham gia chuỗi liên kết giá trị toàn cầu.
Bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm ... |
Theo dõi chặt chẽ diễn biến cung - cầu thị trường vàng TTTĐ - Ngày 20/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã họp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các bộ, ngành về ... |
Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, điều động nhiều lãnh đạo cục, vụ TTTĐ -Ngân hàng Nhà nước vừa bổ nhiệm, điều động nhiều nhân sự mới cho Vụ Thanh Toán, Cục và Vụ thuộc Cơ quan Thanh ... |
Thực hiện hiệu quả các giải pháp, công cụ điều hành thị trường vàng TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ... |