Tag

Về thăm những chiến khu xưa

Phóng sự 30/04/2023 14:00
aa
TTTĐ - Chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ và địa đạo Củ Chi là 2 trong những căn cứ cách mạng, công trình kháng chiến đồ sộ, thể hiện trí tuệ lỗi lạc, độc đáo của quân và dân ta trong công cuộc kháng chiến cứu nước, giải phóng dân tộc. Ngày nay, những nơi đây vẫn còn lưu lại dấu xưa, tích cũ để người dân, du khách đến tham quan và tìm về lịch sử với những giá trị bất diệt.
Lực lượng tuyến đầu thích thú trải nghiệm du lịch Cần Giờ TP HCM: Địa đạo Củ Chi có thể trở thành di sản thế giới?
Chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 50km, là địa chỉ vang danh trong cuộc kháng chiến cứu nước. Tại đây, các đơn vị kháng chiến đã sống trong điều kiện gian khổ, khắc nghiệt để chiến đấu, lập nên những chiến công vang dội được lưu danh sử sách
Chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 50km, là địa chỉ vang danh trong cuộc kháng chiến cứu nước. Tại đây, các đơn vị kháng chiến đã sống trong điều kiện gian khổ, khắc nghiệt để chiến đấu, lập nên những chiến công vang dội được lưu danh sử sách
Ngày 15/4/1966, Bộ Chỉ huy Miền thành lập tại Đặc khu quân sự Rừng Sác với mật danh T10 (Trung đoàn 10 - Đặc công Rừng Sác), có nhiệm vụ thọc sâu áp sát, bám trụ bằng mọi giá, chiếm giữ khu Rừng Sác để tiến công liên tục vào kho, bến cảng, cơ quan đầu não, sào huyệt bộ máy của Mỹ (Tượng đài chiến sĩ Đặc công Rừng Sác)
Ngày 15/4/1966, Bộ Chỉ huy Miền thành lập tại Đặc khu quân sự Rừng Sác với mật danh T10 (Trung đoàn 10 - Đặc công Rừng Sác), có nhiệm vụ thọc sâu áp sát, bám trụ bằng mọi giá, chiếm giữ khu Rừng Sác để tiến công liên tục vào kho, bến cảng, cơ quan đầu não, sào huyệt bộ máy của Mỹ (Tượng đài chiến sĩ Đặc công Rừng Sác)
Một trong những trận đánh nổi tiếng là trận đánh tàu Victoria vào tháng 8/1966. Thời điểm này, Mỹ đưa tàu Victoria chở khoảng 100 xe tăng, thiết giáp; 2 máy bay trực thăng, 20 tấn lương thực, thực phẩm… cung cấp cho một sư đoàn Mỹ, chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô lần thứ nhất 1966 -1967. Dưới sông tàu địch tuần tiễu liên tục, trên trời máy bay quần thảo, trên bộ biệt kích phục dày đặc. Các chiến sĩ đặc công Rừng Sác phải ngâm mình dưới nước, chôn mình ngụy trang dưới bùn. Sau hơn một tháng chuẩn bị và lên kế hoạch, sáng 23/8/1966, khi tàu Victoria đi qua, 2 quả thủy lôi đã làm nổ tung con tàu với trọng tải hơn 10 nghìn tấn cùng khí giới chìm đắm xuống lòng sông
Một trong những trận đánh nổi tiếng là trận đánh tàu Victoria vào tháng 8/1966. Thời điểm này, Mỹ đưa tàu Victoria chở khoảng 100 xe tăng, thiết giáp; 2 máy bay trực thăng, 20 tấn lương thực, thực phẩm… cung cấp cho một sư đoàn Mỹ, chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô lần thứ nhất 1966 -1967. Dưới sông tàu địch tuần tiễu liên tục, trên trời máy bay quần thảo, trên bộ biệt kích phục dày đặc. Các chiến sĩ đặc công Rừng Sác phải ngâm mình dưới nước, chôn mình ngụy trang dưới bùn. Sau hơn một tháng chuẩn bị và lên kế hoạch, sáng 23/8/1966, khi tàu Victoria đi qua, 2 quả thủy lôi đã làm nổ tung con tàu với trọng tải hơn 10 nghìn tấn cùng khí giới chìm đắm xuống lòng sông
Một trận đánh oai hùng khác không thể không nhắc tới là trận đánh kho xăng Nhà Bè. Kho xăng rộng 14 ha, có 72 bồn xăng dầu, gần 1 nửa số bồn này có sức chứa hơn 10 triệu lít xăng. Do tầm quan trọng đặc biệt, kho xăng được bảo vệ với 12 lớp rào bao bọc, tường cao 3,5m. Giữa từng lớp rào có gài mìn và thường xuyên có các toán lính tuần tiễu đi trong đêm để chống lực lượng của ta đột nhập. Hơn nữa, ở bên ngoài, địch còn bố trí chó và hệ thống đèn pha, tháp canh, đường tuần tra...
Một trận đánh oai hùng khác không thể không nhắc tới là trận đánh kho xăng Nhà Bè. Kho xăng rộng 14 ha, có 72 bồn xăng dầu, gần 1 nửa số bồn này có sức chứa hơn 10 triệu lít xăng. Do tầm quan trọng đặc biệt, kho xăng được bảo vệ với 12 lớp rào bao bọc, tường cao 3,5m. Giữa từng lớp rào có gài mìn và thường xuyên có các toán lính tuần tiễu đi trong đêm để chống lực lượng của ta đột nhập. Hơn nữa, ở bên ngoài, địch còn bố trí chó và hệ thống đèn pha, tháp canh, đường tuần tra... Vào 0 giờ 35 phút ngày 3/12/1973, 8 chiến sĩ Đặc công Rừng Sác đã bí mật đột nhập vào khu vực kho, phân công nhau đặt nhiều quả mìn vào các bồn chứa xăng dầu rồi sau đó rút ra an toàn. Một lúc sau, nhiều tiếng nổ lớn vang lên, vụ cháy kéo dài hơn 12 ngày đêm, thiệt hại khoảng 12 triệu USD của Mỹ (Các du khách đang tham quan và tìm hiểu về lịch sử Chiến khu Rừng Sác)
Tại khu di tích lịch sử này có 915 liệt sĩ đã hy sinh và đến nay vẫn còn 542 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Thân xác các anh đã hòa vào đất mẹ để đất nước được hòa bình, thống nhất
Tại khu di tích lịch sử này có 915 liệt sĩ đã hy sinh và đến nay vẫn còn 542 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Thân xác các anh đã hòa vào đất mẹ để đất nước được hòa bình, thống nhất
Ngày nay, Rừng Sác - rừng ngập mặn Cần Giờ được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam vào tháng 1/2000. Với diện tích rừng hơn 32 ngàn ha, hệ thống sông rạch dày đặc, có hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật đặc hữu của vùng duyên hải. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được xem như lá phổi của TP Hồ Chí Minh
Ngày nay, Rừng Sác - rừng ngập mặn Cần Giờ được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam vào tháng 1/2000. Với diện tích rừng hơn 32 ngàn ha, hệ thống sông rạch dày đặc, có hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật đặc hữu của vùng duyên hải. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được xem như lá phổi của TP Hồ Chí Minh
Được sự quan tâm của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và Trung ương đã tạo nên con đường huyết mạch từ trung tâm thành phố về Cần Giờ. Con đường Rừng Sác không chỉ mang lại giá trị thông thương kinh tế mà còn là một trong những con đường có cảnh quan đẹp, thơ mộng của thành phố. Với cánh rừng xanh mướt trải dài hai bên, không khí trong lành, tạo cảm giác bình yên, gần gũi thiên nhiên cho mọi người khi đến nơi đây
Được sự quan tâm của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và Trung ương đã tạo nên con đường huyết mạch từ trung tâm thành phố về Cần Giờ. Con đường Rừng Sác không chỉ mang lại giá trị thông thương kinh tế mà còn là một trong những con đường có cảnh quan đẹp, thơ mộng của thành phố. Với cánh rừng xanh mướt trải dài hai bên, không khí trong lành, tạo cảm giác bình yên, gần gũi thiên nhiên cho mọi người khi đến nơi đây
Năm 2004, Chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Với 20km bờ biển, 69 cù lao, Cần Giờ đang sở hữu trong tay những sản vật và phong cảnh tuyệt đẹp. Có thể nói, Cần Giờ nay đã và đang hồi sinh mãnh liệt như khí chất bất khuất của quân và dân ta
Năm 2004, Chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Với 20km bờ biển, 69 cù lao, Cần Giờ đang sở hữu trong tay những sản vật và phong cảnh tuyệt đẹp. Có thể nói, Cần Giờ nay đã và đang hồi sinh mãnh liệt như khí chất bất khuất của quân và dân ta
Củ Chi - một vùng đất vốn cằn cỗi cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 70km về phía Tây Bắc. Không ai ngờ, nơi đây lại trở thành một trong những trang sử vẻ vang nhất của dân tộc, được ví như “đất thép thành đồng” trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Củ Chi - một vùng đất vốn cằn cỗi cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 70km về phía Tây Bắc. Không ai ngờ, nơi đây lại trở thành một trong những trang sử vẻ vang nhất của dân tộc, được ví như “đất thép thành đồng” trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm
Thế giới đã phải ngả mũ trước đại công trình 250km địa đạo, được đào bằng công cụ thô sơ từ chính sức lực, mồ hôi và máu của người dân nơi đây. Địa đạo gồm 3 tầng, đi qua 6 xã phía Bắc của huyện Củ Chi. Mỗi tầng có nắp che chắn ở giữa để tránh bị địch tấn công, thải độc, bơm nước… Từng tầng có mạch “xương sống” và các nhánh đi ra, tạo nên một cấu trúc địa đạo liên hoàn, phức tạp
Thế giới đã phải ngả mũ trước đại công trình 250km địa đạo, được đào bằng công cụ thô sơ từ chính sức lực, mồ hôi và máu của người dân nơi đây. Địa đạo gồm 3 tầng, đi qua 6 xã phía Bắc của huyện Củ Chi. Mỗi tầng có nắp che chắn ở giữa để tránh bị địch tấn công, thải độc, bơm nước… Từng tầng có mạch “xương sống” và các nhánh đi ra, tạo nên một cấu trúc địa đạo liên hoàn, phức tạp
Địa đạo Củ Chi được đào từ năm 1946 và hoạt động trải dài trong suốt chặng đường kháng chiến của quân và dân ta. Đặc biệt, vào giai đoạn năm 1966, Mỹ dùng Sư đoàn bộ binh Số 1 “Anh cả đỏ” thực hiện chiến dịch mang tên Crimp, hay đưa Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” đến lập căn cứ Đồng Dù, liên tiếp mở các cuộc càn quét, dùng bom trải thảm, rải chất độc hoá học huỷ diệt, nhằm biến Củ Chi thành một chiến trường bình địa. Với lực lượng lên đến hàng chục ngàn quân cùng hàng trăm công cụ huỷ diệt, xe tăng, xe bọc thép… nhưng chúng vẫn không thể phá vỡ được hàng thủ địa đạo
Địa đạo Củ Chi được đào từ năm 1946 và hoạt động trải dài trong suốt chặng đường kháng chiến của quân và dân ta. Đặc biệt, vào giai đoạn năm 1966, Mỹ dùng Sư đoàn bộ binh Số 1 “Anh cả đỏ” thực hiện chiến dịch mang tên Crimp, hay đưa Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” đến lập căn cứ Đồng Dù, liên tiếp mở các cuộc càn quét, dùng bom trải thảm, rải chất độc hoá học huỷ diệt, nhằm biến Củ Chi thành một chiến trường bình địa. Với lực lượng lên đến hàng chục ngàn quân cùng hàng trăm công cụ huỷ diệt, xe tăng, xe bọc thép… nhưng chúng vẫn không thể phá vỡ được hàng thủ địa đạo
Địa đạo Củ Chi được đào đắp rất kiên cố, chia thành nhiều khu như: Chiến hào, ụ chiến đấu; Các hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y; Kho cất giấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm…; Qua đó tạo nên một căn cứ cách mạng trong lòng đất
Địa đạo Củ Chi được đào đắp rất kiên cố, chia thành nhiều khu như: Chiến hào, ụ chiến đấu; Các hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y; Kho cất giấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm…; Qua đó tạo nên một căn cứ cách mạng trong lòng đất
Thời đó, thanh niên trưởng thành sẽ xung phong lên đường ra trận, vì vậy công việc đào địa đạo, vót chông, bê đất… nhường lại cho chị em phụ nữ, các em nhỏ hoặc người già. Mỗi người mỗi việc nhưng ai nấy đều hừng hực ngọn lửa yêu nước, mang hào khí dân tộc hướng đến tương lai giải phóng, thống nhất đất nước
Thời đó, thanh niên trưởng thành sẽ xung phong lên đường ra trận, vì vậy công việc đào địa đạo, vót chông, bê đất… nhường lại cho chị em phụ nữ, các em nhỏ hoặc người già. Mỗi người mỗi việc nhưng ai nấy đều hừng hực ngọn lửa yêu nước, mang hào khí dân tộc hướng đến tương lai giải phóng, thống nhất đất nước
Cô Sáu Trong, một nữ du kích kiên trung của mảnh đất Củ Chi bồi hồi nhớ lại: “Hồi ấy cô tham gia hoạt động cách mạng khi chỉ mới 13 - 14 tuổi. Mất một cánh tay là sự ác liệt của thời chiến tranh gian khổ, nhưng lại chứa đựng một niềm tự hào bất diệt khi được là người con của mảnh đất Củ Chi, sẵn sàng cắt bỏ nó khi bị thương để không gây cản trở cho cá nhân và đồng đội trong quá trình chiến đấu”
Cô Sáu Trong, một nữ du kích kiên trung của mảnh đất Củ Chi bồi hồi nhớ lại: “Hồi ấy cô tham gia hoạt động cách mạng khi chỉ mới 13 - 14 tuổi. Mất một cánh tay là sự ác liệt của thời chiến tranh gian khổ, nhưng lại chứa đựng một niềm tự hào bất diệt khi được là người con của mảnh đất Củ Chi, sẵn sàng cắt bỏ nó khi bị thương để không gây cản trở cho cá nhân và đồng đội trong quá trình chiến đấu”
Trước sự chiến đấu kiên cường của quân và dân Củ Chi, Mỹ đã trút xuống đây 240.000 tấn bom đạn, tổ chức trên 5.000 trận hành quân bố ráp hòng tiêu diệt ý chí chiến đấu của quân và dân nơi đây. Trong chiến tranh, bình quân mỗi người dân Củ Chi phải “gánh”

Trước sự chiến đấu kiên cường của quân và dân Củ Chi, Mỹ đã trút xuống đây 240.000 tấn bom đạn, tổ chức trên 5.000 trận hành quân bố ráp hòng tiêu diệt ý chí chiến đấu của quân và dân nơi đây. Trong chiến tranh, bình quân mỗi người dân Củ Chi phải “gánh” 1,5 tấn đạn bom do kẻ thù ném xuống. Trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, huyện Củ Chi có hơn 17.000 liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; Phong tặng, truy tặng 33 Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và 772 Mẹ Việt Nam Anh hùng. Có 2 đơn vị lực lượng vũ trang và 19/21 xã, thị trấn thuộc huyện đã được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (Người dân và du khách đến thắp hương tại Đền Bến Dược)

Về thăm những chiến khu xưa
Hiện tại, khu di tích địa đạo Củ Chi được chia thành 2 khu bảo tồn: Địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình. Nơi đây đã trở thành một địa điểm thăm quan, du lịch thu hút hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước mỗi năm, là nơi lưu giữ và tái hiện những ký ức hào hùng, những chiến tích vẻ vang về một thời kháng chiến lịch sử của quân và dân Việt Nam

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm