Viện trí tuệ nhân tạo: Cơ hội cọ xát thực tế làm AI cho các kỹ sư trẻ
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài- Viện trưởng Viện Trí tuệ Nhân tạo trong một buổi dạy
Bài liên quan
Nhiều dự án lần đầu “trình làng” tại Novaland Expo 2019
Ứng dụng gọi xe be vinh danh 200 đối tác tài xế xuất sắc khu vực phía Bắc
Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn
Bồi dưỡng kỹ năng bổ trợ dành cho cán bộ nghiên cứu và đổi mới sáng tạo
Vì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực AI
Gặp người đứng đầu Viện trí tuệ Nhân tạo, PGS. TS Nguyễn Xuân Hoài- Viện trưởng ở nhiều các sự kiện lớn của ngành CNTT, được trò chuyện với ông về những vấn đề ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo vào các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cuộc sống và nền kinh tế và xu hướng phát triển của ngành công nghệ có yếu tố AI, mới thấy tâm huyết của một nhà khoa học hơn 20 giảng dạy và nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.
PGS.TS Hoài cho rằng: "Giữa các trường đại học Việt Nam với nhu cầu nguồn nhân lực AI mà doanh nghiệp đang cần, có khoảng cách quá lớn và từ lâu tôi khao khát, nỗ lực để có thể lấp đầy khoảng cách đó. Đây cũng chính là lý do tôi đã rời môi trường đại học để cùng các cộng sự thành lập Viện trí tuệ Nhân tạo (AI Academy Vietnam) cơ sở nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao AI".
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài- Viện trưởng Viện Trí tuệ Nhân tạo trong buổi dạy Kỹ sư của Công ty NexTech |
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài- Viện trưởng Viện Trí tuệ Nhân tạo trong các buổi dạy |
Có thể nói, tại thời điểm giữa năm 2018, Viện Trí tuệ nhân tạo là cơ sở đầu tiên của Việt Nam đào tạo về lĩnh vực AI và sau một năm thành lập với các chương trình đã được nghiên cứu, thiết kế một cách bài bản, giảng dạy demo từ năm 2017, đến 2018. Vào 4 tháng đầu năm 2019, Viện đã tuyển sinh đào tạo public cũng như đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, thu hút được hàng trăm kỹ sư, sinh viên giỏi của ngành CNTT muốn làm về AI tham gia các khóa học cơ bản và nâng cao như học máy cơ bản và ứng dụng (Machine Learning Fundamentals), thị giác máy tính (Computer Vision), học sâu (Deep Learning), Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)….
Các chương trình về AI của Viện Trí tuệ nhân tạo được giảng dạy theo phương pháp học- dựa trên dự án (project-based) và thực hành- giải quyết vấn đề (problem-based) nhắm tới việc đào tạo kiến thức và kỹ năng để làm AI. Cách thức triển khai đào tạo thường gắn liền với doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp cử người tới học và mang theo một phần dự án thực tế của họ tới để có thể vừa học vừa tìm cách ứng dụng trực tiếp vào vấn đề dưới sự hướng dẫn của các giảng viên là chuyên gia về AI.
Buổi trình diễn dự án cuối mỗi khóa học luôn là buổi học hấp dẫn, hào hứng nhất của học viên các lớp học AI |
Học viên tự tin thuyết trình các đề án |
Học viên nhận giấy chứng nhận sau mỗi khoá học |
Cũng từ sự khác biệt trong đào tạo như trên, Viện đã nhanh chóng thu hút được nhiều sinh viên trong top giỏi nhất về ngành CNTT của các trường đại học và mốt số du học sinh từ nước ngoài về làm việc, nghiên cứu hoặc trải nghiệm thực tập.
Cơ hội cho sinh viên, kỹ sư trẻ cọ xát môi trường làm việc AI thực tế
Em Trần Trung Hiếu (SN 1996, sinh viên năm cuối Khoa CNTT, Đại học Bách Khoa) cho biết: "Em rất yêu thích ngành Trí tuệ nhân tạo, ngay từ khi còn học ở Đại học Bách Khoa, chúng em đã được làm quen với AI. Tuy nhiên, do thời lượng tiết học về AI không nhiều, lại chủ yếu là lý thuyết, kiến thức mới cập nhật còn ít nên em chủ yếu dành thời gian tự học, tự tìm hiểu về AI. Đến tháng 8/2018, khi được biết đến Viện Trí tuệ nhân tạo, em cùng một số bạn sinh viên của trường Bách Khoa đã lựa chọn về Viện làm trợ giảng để vừa học vừa làm trong lĩnh vực AI. Viện Trí tuệ nhân tạo là nơi đang quy tụ nhiều nhất các giáo sư, chuyên gia giỏi của miền Bắc về lĩnh vực AI.- đây là thế mạnh không phải đơn vị đào tạo nào cũng có được. Các khoá học thường dành phần lớn thời gian thực hành so với thời gian học lý thuyết, các học viên, các trợ giảng được làm việc trực tiếp thông qua các dự án AI thực tế, giáo trình cô đọng, thực tiễn, kiến thức về AI liên tục được cập nhật, theo kịp được xu thế phát triển của ngành AI trên thế giới”.
Nhóm các kỹ sư, sinh viên trẻ đang làm việc tại Viện |
Em Đỗ Minh Quân (SN 1996, du học sinh ngành Tự động hoá ở Phần Lan) lại lựa chọn Viện Trí tuệ nhân tạo là nơi đầu tiên để trở về cống hiến cho ngành AI của đất nước. Em Quân chia sẻ: “Trong khi nhiều anh chị, bạn bè của em học về ngành Tự động hoá đều lựa chọn ở lại Phần Lan để tìm kiếm công việc với mức thu nhập cao thì em lại quyết định về Việt Nam sau khi tình cờ biết đến cơ hội làm việc tại Viện Trí tuệ nhân tạo thông qua trang fanpage của Viện. Thời gian làm việc ở Viện chưa lâu nhưng em đã được tham gia các dự án về AI, học hỏi các giảng viên, giáo sư đầu ngành về AI tại Viện. Trước đó, 4 năm học Tự động hoá ở Phần Lan, ngành học cũng liên quan khá nhiều đến AI nên em cũng dành thời gian tự học và nghiên cứu về AI”.
Quân cũng cho biết thêm, hiện nay có khá nhiều các khoá học AI từ khoá học online trực tuyến đến các khoá tuyển sinh của các trường đại học, tuy nhiên các bạn học viên nên tìm hiểu và lựa chọn các khoá học thực tế thay vì học online. Học trực tiếp sẽ có thời gian trao đổi với thầy cô, đề xuất các giải đáp, thắc mắc và được thầy cô giúp đỡ, môi trường học tập như vậy giúp sinh viên và kỹ sư trẻ được cọ xát thực tế nhiều hơn.
Em Nguyễn Thành Chính (SN 1996, sinh viên năm cuối Khoa CNTT Bách Khoa) về làm trợ giảng tại Viện trí tuệ nhân tạo từ tháng 11/2018. Môi trường tại đây thoải mái và có nhiều bạn bè cùng tuổi, công việc không bị áp lực và mọi người giúp đỡ nhau, thầy cô cũng nhiệt tình hướng dẫn trao đồi các kiến thức mới.
Mới chỉ tham gia trợ giảng 2 khóa học nhưng Chính cho biết, các học viên tham gia khoá học đều phản hồi tốt, đánh giá rất cao chương trình của Viện. Bởi quá trình học có thời lượng thực hành rất nhiều, bổ sung kiến thức nền tảng về AI, hầu hết các học viên sau khi tham gia các khoá học cơ bản 12-15 buổi đều đăng ký tham gia tiếp các khoá học sâu để có thể tham gia giải được những bài toán ứng dụng AI vào sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cần.
Trong quá trình trợ giảng, Chính và các học viên cũng kết nối với nhau bằng cách lập các hội nhóm trên facebook. Mọi thắc mắc, đều xuất của các học viên đều được trao đổi trực tiếp với các trợ giảng, các trợ giảng rất nhiệt tình trong việc giải đáp các thắc mắc. Sau các buổi giảng dạy, thầy và trò thường xuyên “tám” về lĩnh vực AI. Chính vì thế, không khí học tập luôn hấp dẫn, thoải mái.
Hiện tại ngoài làm trợ giảng, Hiếu, Quân, Chính và nhiều bạn sinh viên tháng 6,7 này sẽ tốt nghiệp đều đã được tham gia các nhóm dự án nghiên cứu các sản phẩm liên quan đến Xử lý ngôn ngữ tự nhiên ( NLP) và Thị giác máy tính (Computer Vision) đang được Viện đầu tư và được hưởng mức lương khá cao của Viện. Các kỹ sư trẻ say mê làm việc bởi vừa có cơ hội cọ xát nghiên cứu, làm sản phẩm- công việc mà mình yêu thích, được cơ hội học tập nâng cao kiến thức kỹ năng và kiến thức về AI và lại có được mức thu nhập mà nhiều bạn mới ra trường mong muốn.
Với mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực AI lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp và nền kinh tế trong tương lai, Viện Trí tuệ nhân tạo không chỉ liên tục hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực CNTT mà còn có chính sách hỗ trợ tích cực cho các Start-up để thu hút các bạn trẻ trong và ngoài ngành CNTT dám học, làm và phát triển kinh doanh dịch vụ, sản phẩm có yếu tố AI.
PGS. TS Nguyễn Xuân Hoài cho biết: "Trong năm 2019, Viện liên tục xét tặng học bổng 100% các khóa học cho các nhóm Start-up có những sản phẩm ứng dụng AI. Các bạn kết nối với Viện và gửi link giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến Viện để xem xét và nhận học bổng .Viện cũng sẵn sàng cử các chuyên gia hợp tác, coaching nếu các dự án có tính khả thi cao và thậm chí sẵn sàng hỗ trợ cả điều kiện cơ sở vật chất làm việc cho các Star-up công nghệ đang gặp khó khăn khi bắt đầu khởi nghiệp".