Tag

VinUni khởi xướng “Hội nghị quốc tế thường niên về đổi mới dạy và học"

Giáo dục 17/06/2022 17:40
aa
TTTĐ - Trong 2 ngày 17 - 18/6 tại Hà Nội, trường Đại học VinUni khởi xướng tổ chức “Hội nghị quốc tế thường niên về đổi mới dạy và học” lần thứ nhất, tập trung vào đổi mới sáng tạo trong dạy và học với mục tiêu tái định vị vai trò của giáo dục đại học trong thế kỷ 21.
Nữ sinh chuyên Văn trúng học bổng “khủng” ngành Cử nhân Điều dưỡng của VinUni Đại học VinUni phát động cuộc thi giải bài toán kinh doanh toàn cầu VinUni trao giải cho sinh viên thế giới tham dự cuộc thi "Giải bài toán kinh doanh toàn cầu" Ra mắt Đoàn Thanh niên trường Đại học VinUni

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cùng gần 400 nhà lãnh đạo học thuật, chuyên gia giáo dục nổi tiếng đến từ các cơ sở giáo dục và các trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước.

“Hội nghị quốc tế thường niên về đổi mới dạy và học” - Teaching and Learning Summit - năm đầu tiên được tổ chức tại ĐH VinUni (Hà Nội), quy tụ gần 400 nhà lãnh đạo giáo dục quốc tế từ ĐH British Columbia (Canada), ĐH Duke-NUS (Singapore), Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), ĐH Kinh doanh Sydney (Úc), ĐH Thiên Tân (Trung Quốc)… cùng các nhà lãnh đạo từ các trường uy tín của Việt Nam như: ĐH Quốc gia Hà Nội, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trường ĐH Ngoại Thương, trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, trường ĐH Y Hà Nội…

Gần 400 nhà lãnh đạo học thuật, chuyên gia giáo dục nổi tiếng đến từ các cơ sở giáo dục và  các trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước tới tham dự Hội nghị để cùng tìm ra giải pháp đổi mới dạy và học
Gần 400 nhà lãnh đạo học thuật, chuyên gia giáo dục nổi tiếng đến từ các cơ sở giáo dục và các trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước tới tham dự Hội nghị để cùng tìm ra giải pháp đổi mới dạy và học

Hội nghị diễn ra trong 2 ngày với bài trình bày dẫn nhập về “Giáo dục trong thế kỷ 21” của GS. Sanjay Sarma, Phó Chủ tịch Trung tâm Học tập Mở, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Theo GS. Sanjay, thế giới biến đổi không ngừng và sinh viên ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải trong tương lai. MIT đã đưa ra cách tiếp cận đột phá trong giáo dục, sử dụng nguồn học liệu mở, dùng công nghệ để cải tiến chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm nhằm chuẩn bị cho một tương lai hậu COVID-19 đầy thách thức nhưng cũng rất nhiều cơ hội cho khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội nghị

Các phiên hội thảo tiếp theo do các chuyên gia giáo dục chủ trì với phần chia sẻ đa chiều mang tính chuyên môn sâu. Hội nghị đề cập đến các bài học kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp sư phạm quốc tế như học tập theo nhóm, học tập theo dự án, học tập trải nghiệm… trong điều kiện thực tế tại Việt Nam. Hội nghị cũng đưa ra các xu hướng mới có tiềm năng thành công đột phá như đưa nghiên cứu vào giảng dạy, giáo dục khởi nghiệp, trao quyền cho sinh viên, học tập tự định hướng và hệ sinh thái học tập trực tuyến.

TS. Jay Siegel, Chủ tịch, Ban Cố vấn Quốc tế SPST, Đại học Thiên Tân, Thành viên cấp cao của Collegium Helveticum - ETH Zurich
TS. Jay Siegel, Chủ tịch, Ban Cố vấn Quốc tế SPST, Đại học Thiên Tân, Thành viên cấp cao của Collegium Helveticum - ETH Zurich

Ngày thứ hai của hội nghị sẽ có các phiên thảo luận về Giáo dục Y khoa do GS. Lê Quang Cường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Y Khoa Quốc gia và Giáo sư Maurizio Trevisan, Viện trưởng Viện Khoa học Sức khỏe, trường ĐH VinUni chủ trì. Hội thảo cung cấp bức tranh tổng thể về bối cảnh phát triển của giáo dục y khoa tại Việt Nam, đồng thời chia sẻ các công nghệ tiên phong nhất về dạy học mô phỏng, dạy học theo nhóm cũng như các kỹ năng chuyên biệt trong phỏng vấn, giao tiếp với bệnh nhân theo các kịch bản mô phỏng ‘ảo như thật’. Đặc biệt, các đại biểu Hội nghị sẽ được trực tiếp quan sát và đánh giá hiệu quả giảng dạy trong suốt thời gian thực hiện kịch bản.

Điểm nhấn quan trọng của Hội nghị là Tọa đàm bàn tròn cấp cao giữa lãnh đạo các trường đại học gồm 5 nội dung lớn: Chuyển đổi số trong giáo dục ĐH; Bình đẳng trong giáo dục; Trách nhiệm xã hội của trường ĐH; Kết nối giữa giáo dục ĐH và giáo dục thường xuyên, giáo dục phổ thông và Vai trò của ĐH trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Dưới sự chứng kiến của Bộ Giáo dục & Đào tạo, lãnh đạo các trường ĐH sẽ đưa ra tuyên bố chung về “Vai trò lãnh đạo của đại học trong thế kỷ 21” cũng như công bố chương trình hành động để đạt được mục tiêu chung. Song song với tọa đàm là Phiên thảo luận góp ý về Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại đơn vị học tập đối với các cơ sở giáo dục đại học do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

TS. Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH VinUni và Giáo sư Rohit Verma, hiệu trưởng Đại học VinUni
TS. Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH VinUni và Giáo sư Rohit Verma, Hiệu trưởng Đại học VinUni

Chia sẻ về ý nghĩa của Hội nghị, TS. Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH VinUni, cho biết: “Hội nghị quốc tế thường niên về đổi mới dạy và học” do VinUni khởi xướng với mong muốn không những tạo ra một “sân chơi phẳng”, nơi các nhà lãnh đạo giáo dục có thể chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác toàn cầu mà còn để thảo luận, tìm giải pháp định hình tương lai của giáo dục. Thông qua hội nghị, các nhà lãnh đạo học thuật sẽ cùng cam kết hành động để tạo ra các thay đổi mạnh mẽ trong giáo dục, gia tốc quá trình ươm mầm khởi nghiệp của sinh viên và rút ngắn thời gian đưa công trình nghiên cứu từ phòng thí nghiệm vào cuộc sống.

Sự thành công của “Hội nghị quốc tế về đổi mới dạy và học” lần thứ nhất sẽ mang tới cơ hội kết nối phát triển mạng lưới quan hệ giữa các nhà lãnh đạo học thuật trong nước và quốc tế, đồng thời mở ra những các chương trình hợp tác thiết thực trong tương lai. Hội nghị thường niên lần thứ hai sẽ do Đại học Quốc gia Hà Nội đăng cai tổ chức vào năm 2023.

Trải nghiệm một ngày ở ĐH tinh hoa VinUni Trải nghiệm một ngày ở ĐH tinh hoa VinUni

TTTĐ - Với cơ sở vật chất được xây dựng theo tiêu chuẩn QS 5 sao của Quacquarelli Symonds - tổ chức kiểm định giáo ...

Giáo sư người Việt có chỉ số nghiên cứu khoa học ở mức “của hiếm” trên thế giới Giáo sư người Việt có chỉ số nghiên cứu khoa học ở mức “của hiếm” trên thế giới

TTTĐ - GS. Đỗ Ngọc Minh (Phó hiệu trưởng trường Đại học VinUni) vừa được công nhận là một trong năm nhà khoa học người ...

VinUni mở vòng tuyển sinh đặc biệt thu hút sinh viên và các tài năng tầm cỡ quốc tế VinUni mở vòng tuyển sinh đặc biệt thu hút sinh viên và các tài năng tầm cỡ quốc tế

TTTĐ - Với khát vọng đóng góp cho đất nước một trường đại học đẳng cấp thế giới và lọt vào top 50 đại học ...

Đào tạo nhân tài thực chiến - trường đời ngay trong trường học Đào tạo nhân tài thực chiến - trường đời ngay trong trường học

TTTĐ - Với tỷ lệ "vàng" giảng viên, giáo sư trên mỗi sinh viên là 1/6, ngay từ năm thứ Nhất, sinh viên trường VinUni ...

Đọc thêm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tim giáo viên, học sinh Thủ đô Giáo dục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tim giáo viên, học sinh Thủ đô

TTTĐ - Bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Nội nguyện nỗ lực, phấn đấu học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước.
Thầy trò trường cũ xúc động viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Thầy trò trường cũ xúc động viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 7h sáng 25/7, tập thể thầy và trò trường THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, Hà Nội đã thực hiện Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh của trường niên khoá 1957-1963 với lòng kính trọng và tiếc thương vô hạn.
Giáo viên Thủ đô lan toả tinh thần đổi mới, sáng tạo Giáo dục

Giáo viên Thủ đô lan toả tinh thần đổi mới, sáng tạo

TTTĐ - Trong xu thế đổi mới toàn diện ngành Giáo dục, nhiều tấm gương nhà giáo tiêu biểu với những đề tài tâm huyết trong sự nghiệp giáo dục đã được công nhận, vinh danh, từ đó đã lan tỏa tinh thần đổi mới, sáng tạo tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục mầm non Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục mầm non

TTTĐ - Giáo dục mầm non được đánh giá là cấp học khó nhất, ở cả việc chăm sóc trẻ và tính tích hợp các khoa học giáo dục.
Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non Giáo dục

Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

TTTĐ - Đó là một trong những nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với giáo dục Mầm non tổ chức sáng 23/7.
Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện Giáo dục

Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện

TTTĐ - Trường THCS Nam Sài Gòn, Quận 7 đã giành chiến thắng ngoạn mục cuộc thi truyền hình “Kilowatt? - Học sinh chung tay sử dụng điện an toàn, tiết kiệm”.
Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ Giáo dục

Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ

TTTĐ - Trại hè tranh biện song ngữ Camp Aletheia 2024 vừa diễn ra tại trường Tiểu học - THCS Sunshine Maple Bear.
Quyết tâm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật Giáo dục

Quyết tâm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật

TTTĐ - Chiều 22/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Cố vấn Đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt Takebe Tsutomu, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ Giáo dục

Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ

TTTĐ - Trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) năm 2024.
21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng Giáo dục

21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Học viện Ngân hàng vừa thông báo về mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Xem thêm