Tag

Vụ dân chờ bồi thường dự án Nhà máy bia Heineken: Bộ Tài chính đề nghị lấy thêm ý kiến Bộ Tư pháp

Bạn đọc 25/08/2018 10:44
aa
TTTĐ - Để đảm bảo cơ sở pháp lý trong việc giải quyết kiến nghị của người dân về việc bồi thường, GPMB dự án Nhà máy bia Heineken (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín), Bộ Tài chính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy thêm ý kiến của Bộ Tư pháp trên cơ sở đó hướng dẫn UBND TP. Hà Nội thực hiện theo thẩm quyền, đảm bảo đúng chế độ quy định.

Vụ dân chờ bồi thường dự án Nhà máy bia Heineken: Bộ Tài chính đề nghị lấy thêm ý kiến Bộ Tư pháp

Như Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin về phản ánh của hàng trăm hộ dân tại xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội (Hà Tây cũ) về phương án giải quyết đền bù thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện Dự án xây dựng nhà máy bia Heineken (Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Hà Nội).

Theo phản ánh của nhiều hộ dân, việc giải quyết đền bù đất hiện nay còn nhiều vướng mắc khiến họ nhiều năm nay chưa được nhận tiền đền bù. Hơn nữa, phương án đền bù dự kiến hiện nay cũng không thỏa đáng nên hàng trăm hộ dân đã gửi đơn kiến nghị đi khắp nơi từ UBND TP. Hà Nội đến Chính phủ.

Một số hộ dân thôn Dương Tảo, xã Vân Tảo cho biết, đất của họ vốn là đất nông nghiệp năm 1993 được Nhà nước giao để quản lý và sản xuất trong thời gian 20 năm (tức đến năm 2013). Sau đó, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã có quyết định thu hồi đất tại xã Vân Tảo và giao cho Công ty lương thực Hà Tây thuê toàn bộ diện tích trên để liên doanh với Công ty ASIA ACIFIC BREWERIES (Singapore) để xây dựng Nhà máy sản xuất bia mang nhãn hiệu Heineken và Tiger.

Hàng trăm hộ dân tại xã Vân Tảo thuộc diện thu hồi đất cho Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất bia Heineken đang ngóng chờ phương án đền bù.
Hàng trăm hộ dân tại xã Vân Tảo thuộc diện thu hồi đất cho Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất bia Heineken đang ngóng chờ phương án đền bù.

Theo đó, Liên doanh Nhà máy bia Heineken được thuê với thời hạn là 20 năm và đến tháng 08/2016 là hết thời hạn thuê đất. Ngược lại, các hộ dân sẽ được trả tiền cho thuê bằng thóc là 225kg/sào Bắc Bộ/vụ (tương đương 360m2), mỗi năm có 02 vụ, trong vòng 20 năm.

Tuy nhiên, từ khi hết hạn thuê đất đến nay, hàng trăm hộ dân cả thôn Dương Tảo, Nỏ Bạn và nhiều thôn khác đều không nhận được hỗ trợ gì. Điều đó dẫn đến hàng trăm hộ dân đã gửi đơn đi khắp nơi để mong các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, họ mong muốn sớm được giải quyết việc đền bù và phải thỏa đáng.

Liên quan đến việc này, chiều ngày 21/08/2018, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND xã Vân Tảo để hiểu rõ thêm nội tình sự việc.

Theo đó, ông Hưng cho biết, hiện UBND huyện Thường Tín đã trình phương án đền bù lên UBND TP. Hà Nội và Thành phố đang xin ý kiến Chính phủ và sau đó Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp để hướng dẫn Thành phố có phương án.

"Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính đang phối hợp lấy ý kiến. Vì vậy, UBND TP. Hà Nội cũng đang chờ ý kiến trả lời của 2 Bộ. Khi có trả lời của 2 Bộ trên thì UBND TP. Hà Nội sẽ phê duyệt phương án đền bù", ông Hưng cho biết.

Quyết định thu hồi đất thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất bia của UBND tỉnh Hà Tây (cũ).
Quyết định thu hồi đất thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất bia của UBND tỉnh Hà Tây (cũ).

Theo ông Hưng, vào năm 1997, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành Quyết định thu hồi đất của người dân và để đảm bảo ổn định đời sống và người dân có thời gian có chuyển nghề thì tỉnh quyết định hỗ trợ cho người dân bằng kết quả thu được của sản xuất trên mảnh đất đã góp vào liên doanh Nhà máy bia với số thóc là 372 tấn thóc/năm.

"Hiện nay người dân lại không muốn lấy theo năm nữa mà muốn lấy luôn một cục thì UBND TP. Hà Nội và các Sở, ngành đang làm các phương án để trình Chính phủ rồi trả tiền đền bù cho dân. Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Tài chính đang thống nhất văn bản tham mưu Chính phủ để chỉ đạo UBND TP. Hà Nội", vẫn lời ông Hưng.

Cũng theo vị này, hiện UBND huyện Thường Tín cũng đã xây dựng xong phương án đền bù để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. "Nếu người dân vẫn muốn lấy theo từng năm thì vẫn trả 372 tấn thóc/năm. Nhưng người dân hiện nay muốn hỗ trợ một lần thì Thành phố đang chờ ý kiến thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính'', ông Hưng nói thêm.

Ông Hưng cũng nói thêm, nếu đền bù một lần thì tính theo mốc từ năm 1996 đến 2046, nếu tính ra tiền thì khoảng hơn 800.000 đồng/m2, khoảng 295 triệu đồng/sào (360 m2) nhưng người ta sẽ tính từ mốc từ năm 1996 đến 2046.

Tuy nhiên, trong 20 năm vừa qua, người dân chỉ hưởng phần hỗ trợ và tiền chuyển đổi nghề chưa có tiền bù đất nên khi nhận tiền đền bù người dân sẽ bị trừ đi số hỗ trợ đó (tức hỗ trợ 372 tấn thóc/năm). Trong khi đó, người dân đang muốn xí xóa phần hỗ trợ 20 năm đi và tính đền bù từ năm 2016.

"Tại Hội nghị ngày 03/8/2018, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói trong vòng 60 ngày sẽ có ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính sớm thống nhất ý kiến để Thành phố sớm ban hành phương án đền bù cho người dân", ông Hưng cho biết thêm.

Theo tìm hiểu của PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, liên quan đến việc này, ngày 25/01/2018, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 895 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu giải quyết vụ việc.

Công văn Bộ Tài chính trả lời Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Công văn Bộ Tài chính trả lời Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cụ thể, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trên cơ sở kiến nghị của UBND TP. Hà Nội sẽ hướng dẫn UBND TP. Hà Nội thực hiện đúng quy định và tình hình thực tế tại địa phương. Đồng thời xây dựng phương án xử lý về cơ chế bồi thường cho người dân bị thu hồi đất cùng thời điểm, có tính chất tương tự như trường hợp bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện Dự án Liên doanh xây dựng Nhà máy sản xuất bia mang nhãn hiện Heineken và Tiger.

Sau khi có chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, ngày 06/03/2018, Văn phòng UBND TP. Hà Nội đã có Văn bản số 1621/VP-ĐT truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng giao Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường chủ động liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính để cung cấp thông tin, tài liệu và sớm nhận được văn bản hướng dẫn trong việc giải quyết vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ thực hiện dự án liên doanh xây dựng Nhà máy sản xuất bia Heineken theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ.

Cũng theo tìm hiểu của PV, sau khi nhận được Công văn số 3086/BTTMT-TCQLĐĐ ngày 16/08/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc giải quyết kiến nghị của người dân. Ngày 03/08/2018, Bộ Tài chính đã có Công văn số 9334/BTC-QLCS trả lời Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại văn bản, Bộ Tài chính cho rằng việc thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân giao cho Công ty lương thực Hà Tây thuê đất để liên doanh với Công ty ASIA ACIFIC BREWERIES để xây dựng Nhà máy sản xuất bia mang nhãn hiệu Heineken và Tiger không được nêu cụ thể tại Điều 1, Nghị định số 90-CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ (Quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng). Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát các quy định, trên cơ sở đó có ý kiến với UBND TP. Hà Nội cho phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần căn cứ vào việc xác định đối tượng thu hồi đất (hay không thu hồi đất) theo Điểm 1 của Công văn này, đồng thời rà soát dự án xây dựng Nhà máy sản xuất bia mang nhãn hiệu Heineken và Tiger có thuộc đối tượng quy định tại Điều 62, Luật Đất đai năm 2013 không để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phù hợp.

Ngoài ra, để đảm bảo cơ sở pháp lý trong việc giải quyết kiến nghị của người dân về việc bồi thường, GPMB dự án Nhà máy bia Heineken, xã Vân Tảo, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy thêm ý kiến của Bộ Tư pháp trên cơ sở đó hướng dẫn UBND TP. Hà Nội thực hiện theo thẩm quyền, đảm bảo đúng chế độ quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Bài liên quan

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo vụ dân ''chờ'' bồi thường Dự án Nhà máy bia Heineken

Dân ngóng chờ giải quyết đền bù đất Dự án Nhà máy bia Heineken

Đọc thêm

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh Bạn đọc

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh

TTTĐ – Vụ việc Công ty TNHH MTV 732 cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho hộ ông Ngô Sỹ Ngạn đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan ban ngành xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay hộ ông Ngô Sỹ Ngạn vẫn chưa chấp hành bàn giao đất lại cho Nhà nước quản lý theo quy định.
Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch Bảo vệ người tiêu dùng

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch

TTTĐ - Với lời hứa có khách sẵn mua và chỉ trong vòng nửa tháng là thực hiện xong việc sang nhượng nhưng đã nhiều tháng trôi qua, ông P cùng nhiều khách hàng khác vẫn trông ngóng vô vọng dù tiền đã đóng đủ cho công ty môi giới.
Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Đường dây nóng

Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Đoàn công tác yêu cầu VEC thực hiện ngay việc sửa chữa các biển báo để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận Đường dây nóng

Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận

TTTĐ - Hàng loạt khách hàng đã đồng loạt tố cáo Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận - chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort (phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) với nhiều nội dung liên quan dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, chậm bàn giao căn hộ…
Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT Đường dây nóng

Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT

TTTĐ - Đường ĐH15 đã được sửa chữa, thảm nhựa nhưng các phương tiện ô tô vẫn bị cấm lưu thông để ra vào quốc lộ 1 qua phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn.
Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Bạn đọc

Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Với tốc độ cho phép phương tiện chạy tối đa 120 km/h trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhiều biển báo hiệu đường bộ rách nát “trắng” thông tin, khiến người điều khiển phương tiện không nắm được thông tin phía trước, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động Nhịp sống phương Nam

Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động

TTTĐ - Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam và người lao động đang trong quá trình giải quyết các phản ánh liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng lao động, điều chỉnh chức danh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, về hưu sớm…
Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông" Đường dây nóng

Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông"

TTTĐ - Gần 10.000m2 đất công nằm ở vị trí “vàng” thuộc phường Cổ Nhuế 2 đang được biến thành sân bóng, chỗ trông xe thu lợi bất chính nhưng chính quyền lại nói không hề hay biết.
Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng Đường dây nóng

Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng

TTTĐ - Hệ thống thang máy tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà bị "tê liệt" một phần mặc dù chưa được chủ đầu tư bàn giao chính thức theo quy định.
Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái? Đường dây nóng

Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái?

TTTĐ - Hàng chục vụ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công, trong đó có 2 trưởng thôn nhưng lãnh đạo xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên không chỉ đạo xử lý. Trong khi đó, dòng họ Bùi dựng bia tưởng niệm cụ thủy tổ có công với xã ngay lập tức bị cưỡng chế.
Xem thêm