Washington Post: Nhiều nhà báo và chính trị gia bị theo dõi bằng phần mềm gián điệp
Không bao giờ ngừng học: Phần mềm sáng tạo trong mùa dịch Phần mềm Zoom bị cấm ở nhiều nơi vì nguy cơ bảo mật Zilingo mua lại Công ty phần mềm nCinga Innovations với trị giá 15,5 triệu đô la Mỹ |
Theo Washington Post, những số điện thoại này “nằm trong danh sách hơn 50.000 số điện thoại được cho là thuộc diện đối tượng được các khách hàng của NSO quan tâm từ năm 2016.
Theo tờ The Guardian, phần mềm này cho phép bên tấn công lấy được tin nhắn, ảnh, email, ghi âm cuộc gọi và bí mật kích hoạt microphone trên điện thoại của mục tiêu.
Các khách hàng của NSO tập trung ở 10 quốc gia gồm Azerbaijan, Bahrain, Hungary, Ấn Độ, Kazakhstan, Mexico, Maroc, Rwanda, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Nhiều nhà báo và các chính trị gia trên thế giới bị theo dõi bằng phần mềm gián điệp (Ảnh: CNN) |
Theo báo Washington Post, trong danh sách có số điện thoại di động của nhiều nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ, thành viên của các hoàng gia Arab, nhà ngoại giao, chính trị gia cũng như các nhà hoạt động và giám đốc điều hành các công ty.
Trong khi đó, tờ Guardian cho hay trong danh sách cũng có các nhà báo của nhiều tổ chức truyền thông trên thế giới như AFP, Wall Street Journal, CNN, New York Times, Al-Jazeera, France 24, AP, Le Monde, Bloomberg, the Economist, Reuters...
Về phía NSO, công ty này cho rằng các thông tin trên là “vô căn cứ và đã bị thổi phồng”. Công ty phát triển phần mềm gián điệp hàng đầu ở Israel khẳng định Pegasus được sử dụng để phòng ngừa tội phạm và chống khủng bố, đồng thời tuyên bố sẽ không xác nhận danh tính của các khách hàng.
Trước đó, trung tâm nghiên cứu Citizen Lab thuộc Đại học Toronto (Canada) đã từng phanh phui việc phần mềm Pegasus được sử dụng để xâm nhập vào điện thoại di động của các phóng viên Al-Jazeera và một nhà báo Maroc.