Tag
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải có tư duy "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn"

Tin tức 19/03/2025 17:00
aa
TTTĐ - Ngày 19/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để thảo luận và cho ý kiến đối với 4 dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
Đổi mới tư duy, xây dựng pháp luật theo hướng bám sát và tôn trọng thực tiễn Thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng pháp luật Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực
Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy, cách tiếp cận với tinh thần thực tiễn, xây dựng, hoàn thiện pháp luật phù hợp tình hình thực tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy, cách tiếp cận với tinh thần thực tiễn, xây dựng, hoàn thiện pháp luật phù hợp tình hình thực tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tại phiên họp, Chính phủ xem xét, thảo luận về: Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); dự án Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Cùng các thành viên Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về từng nội dung, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các cơ quan chủ trì đã tích cực chuẩn bị, nghiêm túc tiếp thu, giải trình, các ý kiến phát biểu rất tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, chất lượng của các đại biểu; đề nghị các bộ trưởng chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương hoàn thiện, chủ động phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong việc trình, tiếp thu, hoàn thiện, trình các dự án luật.

Theo Thủ tướng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý an toàn, minh bạch, quản lý được nhưng phát triển được, định hướng là kiểm soát đầu ra, tăng cường hậu kiểm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Thủ tướng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý an toàn, minh bạch, quản lý được nhưng phát triển được, định hướng là kiểm soát đầu ra, tăng cường hậu kiểm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật.

Về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, Thủ tướng nêu rõ cần tiếp tục rà soát lại những cơ chế, chính sách tại Nghị quyết 189/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận để luật hóa; cùng với đó, tham khảo, kế thừa các thành tựu của nhân loại; Việt Nam hóa các quy định của quốc tế, của các nước có thể vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội các luật, nghị quyết tại các phiên họp sắp tới bảo đảm tiến độ, chất lượng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội các luật, nghị quyết tại các phiên họp sắp tới bảo đảm tiến độ, chất lượng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về dự án Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát, luật hóa các nội dung của Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, các chính sách tại Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, các nghị quyết khác liên quan khoa học công nghệ.

Nhấn mạnh nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo không có giới hạn, Thủ tướng cho rằng cần mở ra không gian sáng tạo, khuyến khích đổi mới, chấp nhận rủi ro, độ trễ; áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; khuyến khích đổi mới sáng tạo cả trong khu vực công và tư để mọi người đổi mới sáng tạo, nhà nhà đổi mới sáng tạo; chú trọng bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhất là cho các viện, trường, các chủ thể nghiên cứu…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tháo gỡ, cởi trói cho doanh nghiệp, tạo động lực để doanh nghiệp phát triển càng nhiều, càng mạnh càng tốt, trong đó có doanh nghiệp tư nhân, theo tinh thần bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Theo Thủ tướng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý an toàn, minh bạch, quản lý được nhưng phát triển được, định hướng là kiểm soát đầu ra, tăng cường hậu kiểm. Thủ tục hành chính phải đơn giản để doanh nghiệp đăng ký thành lập, gia nhập thị trường nhanh và khi cần rút lui cũng nhanh. Chúng ta cần có cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp nhanh, bền vững, vừa tăng số lượng, vừa nâng cao chất lượng doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn mạnh, tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu, tiên phong trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đóng góp cho đất nước, bảo đảm an sinh xã hội.

Về dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả do Bộ Công thương xây dựng, Thủ tướng đề nghị rà soát để phạm vi, đối tượng điều chỉnh rộng hơn, gồm cả 5 khâu là nguồn điện, tải điện, sử dụng, phân phối và giá điện; gồm các chủ thể sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận chung phiên họp, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển; thể chế là đột phá của đột phá nhưng hiện vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn, nên đầu tư cho thể chế là đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay.

Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy, cách tiếp cận với tinh thần thực tiễn, xây dựng, hoàn thiện pháp luật phù hợp tình hình thực tế diễn biến rất nhanh; bảo đảm quy định có tính khả thi cao, vừa đáp ứng yêu cầu cấp bách, trước mắt nhưng cũng bền vững, ổn định tương đối với tư duy "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn", để người dân, doanh nghiệp yên tâm làm, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, trong Nhân dân, trong xã hội cho sự phát triển.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, dành thời gian, công sức, trí tuệ cho công tác này; ưu tiên nguồn lực, cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, ứng dụng AI, quan tâm bảo đảm chính sách phù hợp với cán bộ làm công tác xây dựng thể chế, pháp luật; đồng thời tham gia góp ý, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ ngành, cơ quan khác chủ trì xây dựng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ Tư pháp chủ trì cùng các cơ quan tiếp tục rà soát và đặc biệt là khuyến khích các địa phương rà soát, tổng hợp, đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp luật hiện hành, trong năm 2025 tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định để huy động tối đa nguồn lực phục vụ tăng trưởng.

Thủ tướng nêu rõ, quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian, bảo đảm tiến độ thì quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm làm rõ: Những nội dung lược bỏ; những nội dung kế thừa; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện; những nội dung mới bổ sung; cắt giảm thủ tục hành chính đã đạt chỉ tiêu ít nhất 30% chưa; những nội dung phân cấp, phân quyền, những vướng mắc cần tháo gỡ; những vấn đề còn ý kiến khác nhau thì hướng xử lý thế nào, thẩm quyền thuộc về ai.

Khẳng định cần dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm, Thủ tướng cũng cho rằng, luật quy định theo hướng khung, mang tính nguyên tắc, tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; còn những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì đề xuất giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm bảo đảm tính ổn định của luật và bảo đảm tính chủ động của Chính phủ trong quản lý, điều hành.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tối đa trong điều kiện có thể, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; quản lý theo đầu ra, phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của các cấp, giảm tập trung công việc lên cấp trên, các cơ quan Trung ương.

Cùng với đó, cơ quan chức năng tổ chức thực hiện, phân công công việc đúng tinh thần 5 rõ: "Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm".

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về một số nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục tổ chức tốt công tác triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Lưu ý đối với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật này.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc xây dựng, triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng phụ trách những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục tổ chức tốt công tác triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã thông qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục tổ chức tốt công tác triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã thông qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội các luật, nghị quyết tại các phiên họp sắp tới bảo đảm tiến độ, chất lượng, trong đó tại phiên họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội khoảng 30 dự án luật, nghị quyết.

Đọc thêm

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Thời sự

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Tin tức

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”...
Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược Tin tức

Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược

TTTĐ - Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược cả về chính trị và pháp lý, nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, sát thực tiễn”.
Xem thêm