Tag
Quảng Bình

Xây dựng Nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Nông thôn mới 22/11/2023 08:00
aa
TTTĐ - Bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới với xuất phát điểm thấp nhưng bắng quyết tâm, nỗ lực và nhiều cách làm sáng tạo, đến nay, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều xã "về đích" đạt chuẩn Nông thôn mới.
Xây dựng Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu Xây dựng Nông thôn mới thông minh gắn với phát triển sản phẩm OCOP Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới Góp sức trẻ xây dựng Nông thôn mới

Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn

Với quan điểm xây dựng Nông thôn mới là không dừng lại, không chạy theo thành tích mà phải đạt mục tiêu bền vững gắn với quá trình đô thị hóa, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Quảng Bình tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi và phát triển, mở rộng nhiều ngành nghề mới.
Quảng Bình tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi và phát triển, mở rộng nhiều ngành nghề mới

Các địa phương tiến hành đồng đều việc chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, mở đường cho sản xuất phát triển. Lực lượng sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh từ lao động thủ công sang cơ giới hóa và điện khí hóa; chỉ số về năng suất lao động nông nghiệp trên một số lĩnh vực sản xuất vốn thấp kém đã có sự tăng trưởng.

Máy móc cơ giới được đưa vào sản xuất đại trà, “khép kín” như: Máy làm đất, máy cấy, máy gặt đập liên hợp, máy sấy lúa, máy xay xát, xe, máy vận tải... đã giải phóng nông dân khỏi cảnh lam lũ, chân lấm tay bùn.

Cơ cấu lao động nông thôn đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển đa dạng ngành nghề dịch vụ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động.

Sự chuyển dịch đó đã đem đến thu nhập ngày càng cao cho người nông dân, không những đủ ăn, đủ mặc mà nhiều hộ đã trở nên khá giả. Quảng Bình đang phấn đấu trở thành nền kinh tế năng động ở khu vực miền Trung, với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật; Công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo; Nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững.

Diện mạo nông thôn được đổi mới, khang trang, sạch đẹp hơn, tạo được không khí xây dựng Nông thôn mới rộng khắp các vùng nông thôn.

Đời sống của người dân được cải thiện; văn hóa xã hội, môi trường khu vực nông thôn có nhiều tiến bộ; dân chủ được mở rộng; hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; an ninh trật tự xã hội được giữ vững.

Những kết quả nêu trên có sự đóng góp không nhỏ của nông dân, những “chủ thể” quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tại Quảng Bình. Việc tạo được sự đồng thuận cao của người dân và cùng với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, mục tiêu xây dựng Nông thôn mới của tỉnh Quảng Bình ngày càng đi vào thực chất, đưa Nông thôn của tình ngày càng phát triển

Tập trung nguồn vốn huy động xây dựng Nông thôn mới

Năm 2023, tổng nguồn vốn huy động cho Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của Quảng Bình là hơn 1.266 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển đạt 91,5% và nguồn vốn sự nghiệp 17,4%.

Theo thống kê của Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh, hiện toàn tỉnh có 85 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, chiếm 66,4% tổng số xã; 36 khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu, tăng 10 khu dân cư so với năm 2021; 44 vườn mẫu, tăng 10 vườn so với năm 2021 và 2 thôn, bản đạt chuẩn Nông thôn mới tại các xã đặc biệt khó khăn. Hiện nay, một số huyện đang tiếp tục thẩm định các vườn, khu dân cư và thôn, bản đăng ký năm 2022.

Năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 12 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 1 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu (xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới); 14 thôn, bản đạt chuẩn Nông thôn mới; 37 khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu; 87 vườn mẫu Nông thôn mới.

Một góc làng của xã Quảng Thạch.
Một góc làng của xã Quảng Thạch, tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Đại Xuân)

Đã hơn 10 năm triển khai xây dựng Nông thôn mới, từ điểm xuất phát thấp xã Quảng Thạch (Quảng Trạch, Quảng Bình) đã có nhiều sáng tạo, nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đời sống văn hóa.

Là một xã thuần nông có địa bàn rộng, có 1.094 hộ dân với hơn 4.200 nhân khẩu, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp. Những năm qua, xã đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi có giá trị thu nhập cao. Đồng thời, xã nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỉ lệ hộ nghèo bền vững, ổn định đời sống nhân dân.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm cho biết, qua hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, Quảng Bình đã đạt được những kết quả nhất định. Cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện, với nhiều cách làm phong phú, sáng tạo, nhiều chính sách sát đúng với thực tiễn đã giúp đời sống người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc…

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương đã có những thay đổi vượt bậc, hiện đại theo hướng đồng bộ. Bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, thương mại nông thôn được tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Gắn kết xây dựng Nông thôn mới với đô thị hóa và tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hướng đi đúng đắn đang được Quảng Bình tập trung thực hiện với nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ. Trong đó, giải pháp tập trung là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Xem thêm