Xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em
Phối hợp bảo vệ phụ nữ và trẻ em tránh bị xâm hại, bạo lực Nhân rộng các mô hình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em |
“Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh cộng đồng quận Hoàn Kiếm” tại 360 phố Phúc Tân (phường Phúc Tân) |
Theo đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị cơ quan, đơn vị tích cực tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng và triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 10/5/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy (khóa XVI) về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của thành phố trong tình hình mới; Chú trọng tuyên truyền các giải pháp phòng ngừa, xử lý nghiêm minh, kịp thời hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em; Phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng của phụ nữ ngay ở cấp cơ sở.
Các đơn vị phối hợp với các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong công tác thông tin, tuyên truyền và tổ chức triển khai các nội dung, như: Việc đổi mới toàn diện, đồng bộ về nội dung, phương thức hoạt động của hội phụ nữ, tham gia giải quyết những vấn đề mới, khó, được xã hội và phụ nữ quan tâm; vận động, tuyên truyền cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước bằng những việc làm cụ thể, theo hướng thiết thực, hiệu quả; phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh…
Liên quan đến vấn đề về phòng ngừa, xử lý hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, mới đây 5/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức tọa đàm khảo sát, đánh giá mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh cộng đồng quận Hoàn Kiếm”.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết, thực hiện Quyết định số 3101/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026”, trong đó, giao Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội chủ trì nghiên cứu, thành lập Mô hình liên ngành một điểm dừng hỗ trợ ban đầu cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Tọa đàm được tổ chức nhằm đánh giá các hoạt động, cơ chế phối hợp trong tổ chức triển khai mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh cộng đồng quận Hoàn Kiếm”, từ đó đề xuất kiến nghị các ý kiến thực tiễn cho việc thành lập thí điểm mô hình cấp thành phố về Mô hình liên ngành một điểm dừng hỗ trợ ban đầu cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Việc nghiên cứu thí điểm xây dựng Mô hình liên ngành một điểm dừng hỗ trợ ban đầu cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại là rất cần thiết; với mong muốn thực hiện hỗ trợ ban đầu, giúp nạn nhân ổn định tâm lý, sức khỏe; tư vấn pháp luật, hướng dẫn thủ tục; hỗ trợ kết nối tới các cơ quan điều tra, bảo đảm an toàn, chỗ ở tạm lánh cho nạn nhân trong một số trường hợp đặc biệt.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thành lập, vận hành mô hình; Công tác phối hợp liên ngành trong thực tiễn vận hành mô hình. Các đại biểu cũng nêu lên những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm; Đồng thời, kiến nghị, đề xuất để xây dựng mô hình bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực, góp phần tham gia giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố.
Thông tin tại tọa đàm, từ năm 2019-2021, thành phố có 387 vụ bạo lực gia đình, trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ; từ năm 2020-2022, Tòa án thụ lý 260 vụ xâm hại trẻ em, trong đó trẻ em nữ chiếm đại đa số. Bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng ngừa bạo lực, việc phát hiện giải quyết kịp thời các vụ việc bạo lực, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em là yêu cầu cấp thiết.
Quận Hoàn Kiếm là địa bàn đã được UBND thành phố thí điểm thành lập mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh cộng đồng quận Hoàn Kiếm” tại 360 phố Phúc Tân (phường Phúc Tân) từ năm 2018 và cũng là mô hình liên ngành hỗ trợ nơi ở an toàn, y tế, pháp lý, tâm lý cho nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới. 5 năm qua, địa chỉ đã tiếp nhận và hỗ trợ 12 trường hợp bị bạo hành, xâm hại vào nhà tạm lánh.