Tag

Xử lý rác thải, ngăn chặn nguồn lây dịch bệnh ra cộng đồng

Môi trường 23/08/2021 19:00
aa
TTTĐ - Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội vẫn có những diễn biến phức tạp và khó lường. Việc thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực bị phong tỏa do có người nhiễm hoặc nghi nhiễm mà không được xử lý đúng quy định, sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ phát tán mầm bệnh rộng ra trong cộng đồng.
Cấp bách xử lý rác thải phát sinh do dịch Covid-19 Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa Sức ép rác thải sinh hoạt đô thị ngày càng tăng Không để rác thải trở thành mầm bệnh

Trong thời gian vừa qua, TP Hà Nội đã đẩy mạnh công tác thu gom và xử lý rác thải phát sinh trong mùa dịch, vừa góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường tại khu cách ly nói riêng và trên địa bàn TP Hà Nội nói chung.

Rác thải nhựa gia tăng trong mùa dịch

Hiện tại, chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng rác thải nhựa sinh hoạt trong thời Covid-19 nhưng nếu quan sát sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng hàng ngày có thể thấy rõ số lượng rác thải nhựa đang có sự gia tăng đáng kể.

Theo thống kê, trong giai đoạn dịch bệnh năm 2020, có đến 75% người dân sống ở Hà Nội sử dụng dịch vụ mua đồ ăn trực tuyến. Việc đặt món và giao đồ ăn tận nơi đã làm cho số lượng rác thải nhựa tăng đáng kể.

Anh Lại Quốc Toản (30 tuổi, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: "Thời điểm dịch bệnh này, nhất là việc Hà Nội thực hiện giãn cách từ ngày 23/7 đến nay đã làm thay đổi rất lớn thói quen tiêu dùng của tôi. Nếu như bình thường, tôi sẽ đến các quán ăn thì giờ hầu hết tất cả đồ ăn đều đặt trên online. Thức ăn, thực phẩm đều được đựng bằng bao bì nhựa. Ban đầu tôi không để ý nhưng đúng là rác thải nhựa trong nhà mình cứ tăng mỗi ngày”.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đang kéo theo sự gia tăng đáng kể rác thải y tế, những sản phẩm làm từ nhựa phục vụ phòng, chống dịch, xét nghiệm và chữa bệnh.

Tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện, cơ sở y tế… khẩu trang, găng tay, tấm che giọt bắn và áo bảo hộ được coi là vật bất ly thân của đội ngũ y, bác sĩ, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Thực tế, không thể phủ nhận đó là cùng với sự gia tăng về khối lượng của các loại rác thải này đã trở thành gánh nặng trong công tác xử lý.

Hà Nội đẩy mạnh công tác xử lý rác thải phát sinh trong mùa dịch
Việc đặt món và giao đồ ăn tận nơi đã làm cho số lượng rác thải nhựa tăng đáng kể

Theo báo của Sở Y tế Hà Nội, tháng 5/2021, tổng khối lượng chất thải y tế phát sinh khoảng 26,531 tấn/ngày (trong đó chất thải nguy hại khoảng 7,457 tấn/ngày, chất thải thông thường khoảng 19,074 tấn/ngày). Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 99%, còn 1% chưa được xử lý hiện đang được lưu giữ tạm thời tại cơ sở, do khối lượng phát sinh ít hoặc chưa tìm được đơn vị thu gom, xử lý thích hợp.

Đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cho biết, trong thời điểm dịch, lượng rác thải sinh hoạt, nhựa từ đồ ăn sẵn và y tế tăng đột biến. Đại diện cho một trong 2 đơn vị được UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ thu gom, xử lý rác thải tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn Thủ đô, Giám đốc Urenco 13 Vũ Vân Hà cho hay, tổng khối lượng rác thải được thu gom, vận chuyển và xử lý tại các khu cách ly do đơn vị đảm trách khoảng 2-3 tấn/ngày. Theo ước tính, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt hiện nay được tiếp nhận, xử lý hằng ngày trên địa bàn TP Hà Nội khoảng 6.500 tấn/ngày đêm, tập trung tại hai khu xử lý chất thải Nam Sơn, Xuân Sơn.

Quyết không để lây nhiễm dịch bệnh từ rác thải

Để góp phần đảm bảo an toàn rác thải trong mùa dịch, theo đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ngay từ năm 2020, khi dịch Covid-19 xảy ra, Bộ đã ban hành các văn bản đề nghị, đôn đốc các địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý rác thải sinh hoạt, nhất là rác thải nhựa, rác thải y tế lây nhiễm.

Để thực hiện yêu cầu về việc tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch bệnh của Bộ, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Sở Xây dựng cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng, xem xét điều chỉnh phương án xử lý chất thải y tế; Đồng thời tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Theo đó, UBND quận Đống Đa đã chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải phát sinh do dịch Covid-19, nhất là rác thải y tế tại các khu vực cách ly, các điểm chốt phòng dịch... Bên cạnh đó, đơn vị cũng áp dụng quy trình vận hành nghiêm ngặt bảo đảm an toàn từ các công đoạn như: Phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải y tế, bố trí thùng đựng rác tại các hành lang, cửa ngõ. Các thùng đựng rác thải y tế có màu vàng, thùng đựng rác thải sinh hoạt có màu xanh... Tất cả đều phun khử khuẩn bằng Chloramin B trước khi được vận chuyển khỏi khu cách ly.

Về vấn đề xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải y tế trong khu cách ly, đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, công ty đã đẩy mạnh tăng cường, thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn, đặc biệt, tại các khu cách ly tập trung. Rác sẽ được thu gom theo quy trình đặc biệt, bên cạnh đó hướng dẫn người dân phân loại rác từ khu cách ly thành 2 loại: Rác thải sinh hoạt thông thường và rác thải có nguy cơ nghi nhiễm. Hiện công ty có 3 đơn vị chuyên về xử lý chất thải y tế và chất thải nguy hại, với tình hình dịch đang diễn ra, các đơn vị vẫn đáp ứng đủ về khối lượng và chất lượng trong việc xử lý rác thải.

Hà Nội đẩy mạnh công tác xử lý rác thải phát sinh trong mùa dịch
Công nhân Công ty Cổ phần Vật tư thiết bị môi trường 13 thực hiện nghiêm quy trình thu gom, vận chuyển rác thải tại các khu cách ly theo quy định của Sở Y tế Hà Nội

Việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trong khu cách ly được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, bảo đảm an toàn theo đúng quy định chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước, hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp. Theo đó, toàn bộ phương tiện, trang thiết bị đều được khử khuẩn nghiêm ngặt, tuân thủ quy tắc “3 không”: Tuyệt đối không để rác thải trở thành nguồn lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng; Không để công nhân thu gom, xử lý trở thành trung gian truyền bệnh; Không để rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Với những nỗ lực của ngành vệ sinh môi trường, thực tế, trải qua 4 đợt bùng phát dịch bệnh, song Hà Nội vẫn luôn bảo đảm an toàn không để rác thải trở thành mầm bệnh, từ đó sớm đẩy lùi dịch Covid-19 để cuộc sống của người dân nhanh chóng trở lại trạng thái "bình thường mới".

Đọc thêm

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt Môi trường

Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai liên tục phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường trong đó nhiều đơn vị được đánh giá là "ông lớn" của tỉnh Đồng Nai như: Công ty Hyosung, Công ty Advanced Multitech, Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành, Công ty Cao su Kenda... Tổng số tiền xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.
Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km Xã hội

Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

TTTĐ - Hồi 13 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông.
Xem thêm